Trách nhiệm của các ngân hàng tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 29)

1.2. Giới thiệu phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ

1.2.2.5. Trách nhiệm của các ngân hàng tham gia

+ Ngân hàng phát hành:Ràng buộc trách nhiệm thanh toán đối với BCT phù hợp (không có bất hợp lệ) và không được hủy ngang L/C kể từ thời điểm phát hành.

+ Ngân hàng thông báo:Chỉ thông báo mà không có trách nhiệm phải thanh toán hoặc chiết khấu.

Phải xác thực được L/C và các sửa đổi L/C và thông báo chính xác mọi điều khoản và điều kiện của L/C cùng các sửa đổi L/C. Nếu không xác thực được phải thông báo ngay cho ngân hàng gửi và có thể thông báo cho người hưởng nhưng phải nói rõ L/C cùng các sửa đổi L/C đó chưa được xác thực.

Được quyền từ chối thực hiện yêu cầu thông báo L/C nhưng phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng gửi yêu cầu.

+ Ngân hàng xác nhận (nếu có): Ràng buộc trách nhiệm thanh toán đối với BCT phù hợp (không có bất hợp lệ) và không được hủy ngang L/C kể từ thời điểm xác nhận L/C.

Có trách nhiệm thông báo không chậm trễ cho NHPH trong trường hợp không đồng ý xác nhận và có thể thông báo L/C không kèm xác nhận.

Các ngân hàng có thể tham gia như NHĐCĐ, ngân hàng chuyển nhượng, ngân hàng hoàn trả chỉ có trách nhiệm thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng mà không chịu trách nhiệm đảm bảo thanh toán.

1.2.2.6. Đặc trƣng của phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ

Như vậy, từ các nội dung đã trình bày ở các mục trên nhận thấy các đặc trưng của phương thức thanh toán TDCT đó là:

+ Phương thức LC nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Trong phương thức này ngân hàng đóng vai trò chủ động trong thanh toán chứ không chỉ làm trung gian đơn thuần như các phương thức khác.

+ Có ba mối quan hệ hợp đồng được hình thành, có liên quan tới nhau (hệ quả) nhưng độc lập về mặt pháp lý. Thứ nhất là quan hệ hợp đồng giữa người mua và người bán qua các điều khoản của hợp đồng ngoại thương. Thứ hai là quan hệ hợp đồng giữa nhà nhập khẩu và NHPH qua đơn yêu cầu mở L/C. Thứ ba là quan hệ hợp đồng giữa NHPH và nhà xuất khẩu qua các điều khoản của L/C.

+ Thanh toán bằng TDCT chỉ căn cứ vào chứng từ được xuất trình. Điều đó có nghĩa là các ngân hàng giao dịch trên cơ sở bề mặt của chứng từ chứ không bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà chứng từ có liên quan. Ngân hàng được miễn trách với mọi gian lận liên quan tới hàng hóa hoặc chứng từ giả mạo.

+ Thanh toán bằng TDCT yêu cầu tuân thủ chặt chẽ về BCT, về các điều khoản đã nêu trong L/C. Dù nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro nhưng LC cũng bị lợi dụng để từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán, gian lận và lừa đảo.

1.3. Rủi ro đối với phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ của NHTM 1.3.1. Các loại rủi ro trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ và các nhân tố 1.3.1. Các loại rủi ro trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ và các nhân tố tác động gây ra rủi ro

Basel II (2004) đưa ra 3 loại rủi ro chính đó là rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Căn cứ vào các yếu tố rủi ro, rất nhiều loại rủi ro các NHTM sẽ gặp phải khi thực hiện dịch vụ thanh toán bằng TDCT, các rủi ro thường được nhắc đến là: Rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động (gồm: rủi ro tác nghiệp, rủi ro hàng hóa, rủi ro pháp lý, rủi ro đạo đức, rủi ro hối đoái, rủi ro công nghệ, rủi ro uy tín), rủi ro quốc gia và rủi ro thị trường.

Rủi ro tín dụng là những rủi ro khi đối tác không thực hiện cam kết theo các điều kiện đã thỏa thuận. (1) Rủi ro xảy ra khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. Khi đó ngân hàng phát hành buộc phải thanh toán cho người bán nhưng không thể thu hồi được tiền từ phía người mua. Nguyên nhân có thể do ngân hàng không đánh giá đúng khách hàng khi thẩm định tình hình tài chính, uy tín thanh toán và không kiểm soát tốt khách hàng trong thời gian quan hệ LC. (2) Trường hợp ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản thì khi đó NHXN phải chịu rủi ro tín dụng. (3) Ngân hàng chiết khấu khi thực hiện chiết khấu cũng gặp phải rủi ro tín dụng nếu ngân hàng phát hành không thanh toán mà họ lại không có quyền truy đòi hoặc có quyền truy đòi nhưng nhà xuất khẩu không có khả năng hoàn trả số tiền.

Rủi ro tác nghiệp xảy ra chủ yếu do trình độ nghiệp vụ, ý thức thực hiện và kinh nghiệm của nhân viên ngân hàng chưa đáp ứng được các quy định của UCP mà LC dẫn chiếu cũng như các nội dung đã quy định trong L/C cần phải được tuân thủ một cách khắt khe. Rủi ro tác nghiệp thường xảy ra nhất là trong quá trình kiểm tra chứng từ, việc không phát hiện ra các lỗi không hợp lệ của BCT hoặc bắt lỗi không chính xác sẽ gây ảnh hưởng đến cam kết có thanh toán hay không, khi đó ngân hàng sẽ chịu thiệt hại nếu bên liên quan từ chối thanh toán.

Rủi ro hàng hóa là những rủi ro về mất mát, hư hỏng, khó tiêu thụ hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ, xảy ra trong các trường hợp như: (1) Hàng hóa là mặt hàng đặc chủng, ít thông dụng, không dễ mua bán/chuyển

nhượng trên thị trường, thời hạn sử dụng của hàng hóa không phù hợp với phương thức thanh toán và vận chuyển; (2) Có sự bất ổn về giá cả của hàng hóa trên thị trường, nếu nhận hàng khách hàng bị lỗ nặng có thể dẫn đến khách hàng không nhận hàng; (3) Chính sách của nhà nước đối với mặt hàng nhập khẩu (thuế quan/hạn ngạch; tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo đó có khả năng xảy ra trường hợp BCT hoàn hảo, ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán nhưng hàng hóa không đủ tiêu chuẩn để được thông quan, ví dụ hàng phế liệu, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, phương tiện vận tải tay lái bên trái…); (4) Hàng hóa mua theo L/C là mặt hàng mà khách hàng mới tham gia, chưa có nhiều kinh nghiệm trường hợp có rủi ro gây thua lỗ sẽ bỏ không nhận hàng, hoặc hàng không bán được ngân hàng phát hành cũng bị liên đới vì đã cam kết thanh toán thay khi BCT phù hợp; (5) Hàng hóa bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển mà trách nhiệm không thuộc về hàng tàu và lô hàng chưa được mua bảo hiểm hoặc mua bảo hiểm chưa phù hợp, ngân hàng phát hành có thể gặp rủi ro.

Rủi ro pháp lý xảy ra khi có sự tranh chấp do bất đồng quan điểm giữa ngân hàng và các bên liên quan dẫn đến phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật, bao gồm các vấn đề sau: (1) Rủi ro tranh chấp pháp lý do sự khác biệt về luật áp dụng; (2) Rủi ro thủ tục pháp lý như liệu ngân hàng có bù đắp được chi phí trong trường hợp thắng kiện hay chi phí pháp lý bị mất là bao nhiêu.

Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi ít nhất một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. (1) Rủi ro xảy ra khi nhà xuất khẩu cố tình lừa đảo giao hàng không phù hợp hoặc không giao hàng, cùng với sự đồng lõa của hãng tàu, tổ chức bảo hiểm, giám định để lập BCT giả phù hợp với L/C trên bề mặt chứng từ (2) Khi nhà nhập khẩu không có uy tín trong kinh doanh, lợi dụng những lỗi sai sót nhỏ trên chứng từ (những lỗi không gây ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà nhập khẩu) để trì hoãn thanh toán, ép người bán giảm giá có thể dẫn tới ảnh hưởng chất lượng hàng hóa hoặc do kéo dài hàng bị giảm giá. Nhà nhập khẩu không nộp tiền để nhận hàng đẩy ngân hàng vào nghĩa vụ phải thanh toán, phải cho vay bắt buộc, rủi ro mất nhiều chi phí trong theo dõi, thu hồi nợ, phát mại tài sản… Với L/C trả chậm nhà nhập khẩu tiêu thụ hết hàng hóa nhưng trì hoãn hoặc không chịu nộp tiền khi đến hạn thanh toán. (3) Một

trường hợp khác đó là có thể bên bán và bên mua thông đồng để lừa ngân hàng chiếm đoạt tiền bằng cách ký hợp đồng khống hoặc ký hợp đồng với giá trị cao cho hàng hóa có giá trị thấp hoặc hàng hóa không có giá trị. (4) Nhiều khi ngân hàng phát hành, NHXN cũng vi phạm những cam kết của mình như: Ngân hàng phát hành nếu không nhận được tiền của nhà nhập khẩu cũng không thanh toán L/C trả chậm khi đến hạn trong khi đó NHXN hoặc ngân hàng chiết khấu đã thanh toán cho nhà xuất khẩu. (5) Người chuyên chở cước phí và chiếm đoạt hàng rồi bỏ trốn (thường không phải chủ tàu mà là người đi thuê tàu để chuyên chở). (6) Nhân viên ngân hàng thông đồng với khách hàng để chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Rủi ro hối đoái xảy ra khi nhà nhập khẩu không lường trước được mức độ trượt giá của đồng nội tệ so với ngoại tệ mạnh được dùng để thanh toán tiền hàng. Với những mặt hàng bán cạnh tranh khó tăng giá nhà nhập khẩu sẽ bị lỗ. Mức độ lỗ phụ thuộc vào việc trước đó nhà nhập khẩu đã mua bao nhiêu ngoại tệ để ký quỹ. Nếu khi mở L/C nhà nhập khẩu ký quỹ bằng nội tệ hoặc ký quỹ không đủ 100% số ngoại tệ thì phải bù thêm nội tệ cho tỷ lệ trượt giá trong khi giá bán hàng hóa không tăng được. Ngân hàng phát hành có thể cũng bị liên đới vì đã cam kết thanh toán thay cho nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà nhập khẩu không đủ tiền thanh toán. Hơn nữa chính những biến động thị trường về tỷ giá dẫn tới trường hợp khi đến hạn thanh toán ngân hàng phát hành gặp khó khăn trong việc thu xếp nguồn ngoại tệ.

Rủi ro công nghệ là những bất trắc xảy ra do công nghệ thấp kém hoặc trục trặc dẫn đến không đáp ứng hoặc đáp ứng không tốt yêu cầu đặt ra của dịch vụ. Bất kỳ một sai sót hoặc chậm trễ liên quan đến bức điện có thể gây thiệt hại về tài chính cho khách hàng và cả ngân hàng. Điều này còn ảnh hưởng lớn tới uy tín của ngân hàng.

Rủi ro uy tín là những bất trắc xảy ra gây ảnh hưởng làm giảm uy tín của ngân hàng. Uy tín rất quan trọng vì phát hành L/C là việc ngân hàng dùng uy tín của mình để cam kết thanh toán. Khi uy tín của ngân hàng không tốt sẽ mất đi khả năng bán dịch vụ thanh toán bằng LC cho khách hàng. Uy tín của ngân hàng phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng, xử lý của ngân hàng trong việc thực hiện các cam kết của mình trong giao dịch, lịch sử cũng như tình hình tài chính, mối quan hệ quốc tế của ngân hàng.

Rủi ro quốc gia là rủi ro khi bên đối tác không thể thực hiện cam kết do các điều kiện bất lợi mà chính phủ nước đó tiền hành, phụ thuộc vào mức độ bất ổn định về chính trị, kinh tế như chiến tranh, tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế/chính trị, cấm vận… của thị trường nước xuất khẩu. Ngoài ra các nước xuất khẩu có thể thay đổi bất thường về chính sách như: áp đặt, gia tăng thuế phí đối với mặt hàng xuất khẩu… và một số thị trường nước xuất khẩu có độ tín nhiệm không cao về đảm bảo chất lượng hàng hóa và tư cách đối tác như Trung đông, Trung Quốc, Ấn Độ đều đặt nhà nhập khẩu và ngân hàng phục vụ họ vào nguy cơ rủi ro cao.

Qua các phân tích kể trên có thể nhận thấy rất nhiều nhân tố tác động dẫn đến các loại rủi ro trong TTQT theo phương thức TDCT, các nhân tố này có thể nhóm lại thành 2 nhóm:

Nhân tố khách quan như: (1) Khủng hoảng kinh tế, lạm phát; (2) Sự biến động thị trường, biến động về giá cả; (3) Cấm vận kinh tế; (4) Thiên tai; (5) Tình hình kinh tế và chính trị của các quốc gia liên quan; (7) Các chính sách và tính đồng bộ của hệ thống pháp luật điều chỉnh.

Nhân tố chủ quan như: (1) Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của các bên tham gia; (2) Đạo đức, ý thức trách nhiệm của các bên tham gia; (3) Sự thiếu hụt thông tin giữa các bên tham gia; (4) Các quy định về nghiệp vụ (yêu cầu mua bảo hiểm, tỷ lệ ký quỹ, hạn mức tín dụng, quy định tuân thủ và kiểm soát…)

1.3.2. Rủi ro trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ đối với các ngân hàng tham gia

Từ các loại rủi ro thường gặp kể trên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ đề cập đến rủi ro có thể trực tiếp xảy ra đối với các vai trò cơ bản của NHTM khi tham gia vào hoạt động thanh toán bằng TDCT bao gồm: NHPH, NHTB, NHXN, NHCK, được thống kê như bảng 1.1.

- Đối với NHPH:

(1) Rủi ro từ phía người mở L/C; (2) Rủi ro từ phía người thụ hưởng; (3) Rủi ro từ NHCK; (4) Rủi ro về điều kiện thị trường hàng hóa nhập khẩu; (5) Rủi ro khi

chứng từ vận tải ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng; (6) Rủi ro khi thực hiện hoàn trả giữ các ngân hàng;

(1) Phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả khi nhà nhập khẩu chủ tâm không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả (rủi ro tín dụng); (2) NHPH có thể được yêu cầu thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy BCT, trường hợp BCT có lỗi bị nhà nhập khẩu từ chối, mặc dù có quyền truy hoàn lại số tiền nhưng NHPH gặp khó khăn, mất thời gian và chịu tốn kém; (3) NHPH không kiểm tra kỹ lưỡng BCT trước khi trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu nếu BCT có sai sót nhà nhập khẩu từ chối thì không thể đòi tiền nhà nhập khẩu; (4) Trong quá trình vận chuyển rủi ro hàng hóa không thuộc trách nhiệm hãng tàu và hàng chưa được mua bảo hiểm, nhà nhập khẩu không sẵn lòng thanh toán, NHPH chịu thiệt hại; (5) Không phát hiện ra BCT giả mạo do nhà xuất khẩu lừa đảo sau đó bỏ trốn hoặc phá sản, NHPH đã thanh toán và không thể đòi lại; (6) Không cẩn trọng trong thanh toán, không tuân thủ UCP…

- Đối với NHTB: Phát sinh rủi ro tác nghiệp, rủi ro công nghệ, rủi ro uy tín khi (1) chịu trách nhiệm xác thực tính chân thực của L/C, xác thực chữ ký, khóa mã, mẫu điện, nội dung đầy đủ của L/C trước khi thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. (2) NHTB chịu trách nhiệm khi không thông báo L/C mà không báo cho NHPH một cách không chậm trễ. (3) NHTB giao L/C không đúng người thụ hưởng có thể gây ra những rủi ro như LC bị lợi dụng, chứng từ giả mạo, người thụ hưởng không thực hiện đúng hợp đồng với nhà nhập khẩu.

- Đối với NHXN: Phải xem xét kỹ lưỡng NHPH cũng như giao dịch L/C trước khi chấp thuận xác nhận bởi khi đã xác nhận L/C, NHXN cũng gặp phải nhiều rủi ro tương tự như những rủi ro NHPH gặp phải.

- NHCK có thể là NHXN nếu là L/C xác nhận, hoặc là NHPH nếu người hưởng không muốn xuất trình qua ngân hàng thứ ba, nhưng thông thường là một NH được chỉ định cụ thể trên L/C hoặc bất cứ NH nào nếu L/C cho phép chiết khấu tự do (any bank negotiation). Trường hợp không được thanh toán từ phía nhà nhập khẩu và NHPH mặc dù điều khoản chiết khấu cho phép NHCK được phép truy đòi

lại nhà xuất khẩu nhưng sẽ là khó khăn nếu nhà xuất khẩu cố tình hoặc không có khả năng hoàn trả.

Bảng 1.1. Các loại rủi ro NHTM gặp phải khi ở vai trò khác nhau Các loại rủi ro NHPH NHTB NHXN, NHCK Rủi ro tín dụng X X Rủi ro tác nghiệp X X X Rủi ro hàng hóa X Rủi ro pháp lý X X Rủi ro đạo đức X X

Rủi ro hối đoái X

Rủi ro công nghệ X X X

Rủi ro uy tín X X X

Rủi ro quốc gia X X

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro trong phƣơng thức thanh toán tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)