Các mô hình tổ chức kinh doanh, quản trị rủi ro và xử lý nghiệp vụ đang áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 51 - 53)

CHƢƠNG II PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu chung về Vietinbank

3.1.2. Các mô hình tổ chức kinh doanh, quản trị rủi ro và xử lý nghiệp vụ đang áp

áp dụng tại Vietinbank

Sau khi được cổ phần hóa và có sự góp mặt của các cổ đông chiến lược là các định chế tài chính hàng đầu trên thế giới, Vietinbank thực hiện việc tái cơ cấu theo hướng tiếp cận với chuẩn mực quốc tế, chuyển đổi hình thức quản lý từ chiều ngang sang quản trị tập trung theo chiều dọc, hướng đến phục vụ khách hàng chuyên sâu, chuyên nghiệp nhưng vẫn bảo đảm kiểm soát rủi ro. Cơ cấu bộ máy tổ chức hiện nay được phân chia theo các Khối/Phòng nghiệp vụ trực thuộc Trụ sở chính. Đến nay, tại Trụ sở chính đã tổ chức được các Khối hoạt động thống nhất, bao gồm: Khối Quản lý rủi ro; Khối Kinh doanh vốn và thị trường; Khối Công nghệ thông tin; Khối Khách hàng doanh nghiệp; Khối Bán lẻ; Khối vận hành-Trung tâm

thanh toán; Khối nhân sự. Mô hình mới này giúp Vietinbank tiếp cận chuẩn mực quốc tế và phát huy được những ưu điểm phù hợp tình hình thực tế đó là:

- Phân chia theo các khối nghiệp vụ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành toàn diện, tập trung, thống nhất từ cấp trụ sở chính đến các chi nhánh;

- Tổ chức kinh doanh phân tách Khối khách hàng doanh nghiệp và Khối bán lẻ giúp ngân hàng chăm sóc, phục vụ chuyên sâu theo đối tượng khách hàng, từng phân khúc khách hàng được tốt hơn, đẩy mạnh được triển khai sản phẩm dịch vụ đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ;

- Khối quản lý rủi ro thực hiện quản lý tập trung, toàn diện các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Trong đó, bộ phận Kiểm tra kiểm soát nội bộ được tổ chức theo các khu vực độc lập và 01 bộ phận trực tiếp tại mỗi chi nhánh, hoạt động độc lập với các chi nhánh giúp tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro cho hoạt động ngân hàng

- Mô hình mới có sự tách bạch giữa khâu thẩm định, quyết định tín dụng với khâu quan hệ khách hàng đã góp phần nâng cao chất lượng thẩm định, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, tăng cường công tác bán hàng của đội ngũ quan hệ khách hàng. Tách bạch hoạt động bán hàng (front) với hoạt động vận hành, hỗ trợ (back), tăng tính chuyên môn hóa, phục vụ khách hàng hiệu quả, tăng cường kiểm soát rủi ro.

Đối với các hoạt động TTTM&TTQT, Vietinbank đã triển khai mô hình xử lý tập trung nghiệp vụ từ năm 2008. Sở giao dịch được thành lập trên cơ sở sáp nhập các phòng Thanh toán xuất nhập khẩu; Chuyển tiền ngoại tệ; Swift&Test Key và nâng cấp thành một trung tâm xử lý nghiệp vụ TTTM&TTQT của cả hệ thống. Vietinbank là NHTM đầu tiên tại Việt Nam có hệ thống xử lý tập trung TTTM&TTQT theo đúng chuẩn mực quốc tế, mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác, nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Theo mô hình xử lý tập trung nghiệp vụ hiện tại của Vietinbank, các chi nhánh trực tiếp xử lý nghiệp vụ chuyển tiền ngoại tệ đi và đến; Trực tiếp xử lý nghiệp vụ bảo lãnh trong nước; Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng/thẩm định/cấp hạn

mức tín dụng (nếu có) đối với các nghiệp vụ nhờ thu, L/C, bảo lãnh nước ngoài và chuyển hồ sơ về xử lý tại Sở giao dịch.

Khi xử lý tập trung nghiệp vụ, việc xử lý các giao dịch thuộc về trách nhiệm của Sở giao dịch, các chi nhánh trở thành các vệ tinh, là các kênh phân phối sản phẩm. Trung tâm xử lý thực hiện việc phát hành L/C, thanh toán, kiểm tra chứng từ, hạch toán. Chi nhánh và Sở giao dịch kiểm soát chéo lẫn nhau, qua đó hạn chế rủi ro, nâng cao tính chuyên nghiệp, năng suất lao động. Xử lý tập trung giúp tiết kiệm lao động, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm tài nguyên mạng, nhờ đó tốc độ xử lý của hệ thống kỹ thuật nhanh hơn, dễ dàng nâng cấp hơn. Hơn nữa, các chi nhánh sẽ được Sở giao dịch hỗ trợ tích cực trong việc triển khai phát triển các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng hiện đại phù hợp với đối tượng khách hàng tại chi nhánh. Qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)