Các hoạt động về thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 59)

CHƢƠNG II PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng rủi ro theo phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ tạ

3.2.1.2. Các hoạt động về thanh toán tín dụng chứng từ

Đồng hành cùng xu thế tăng dần về kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Vietinbank, doanh số thanh toán bằng phương thức TDCT cũng tăng dần qua các năm. Từ năm 2012 đến năm 2014 các con số lần lượt là 6,32 – 6,91 – 7,62 tỷ USD. Nếu như biểu đồ 3.4 cho thấy mức tăng đồng loạt về trị giá thanh toán bằng L/C, nhờ thu và chuyển tiền thì các số liệu cụ thể dưới đây lại chỉ ra rằng trong thanh toán xuất nhập khẩu, phương thức thanh toán bằng TDCT lại đang có hướng giảm dần qua các năm. Năm 2012 tỷ trọng thanh toán TDCT đạt 19,57%, năm 2013 còn 18,63% và gần nhất là năm 2014 tiếp tục giảm còn 18,01%. Trong khi đó đối với phương thức nhờ thu và chuyển tiền TTR thì tỉ trọng lại tăng dần với mức tương ứng là 2,45% – 2,59% – 2,84% (nhờ thu) và 77,98% - 78,78% - 79,15% (chuyển tiền TTR).

Mặc dù với cả 3 hình thức thanh toán phổ biến trong TTQT sự thay đổi này không đột ngột song cũng thấy được xu hướng lựa chọn phương thức thanh toán bằng nhờ thu và chuyển tiền để đơn giản hơn và giảm chi phí so với phương thức TDCT. Sự thay đổi này cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và các đối tác nước ngoài đã đạt được sự tin tưởng lẫn nhau.

Biểu đồ 3.4. Doanh số TTQT của Vietinbank theo từng phương thức thanh toán

Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Báo cáo của SGD Vietinbank qua các năm

Nhìn vào số liệu tại bảng 3.3 ta thấy doanh số thanh toán LC nhập khẩu luôn cao hơn rất nhiều so với doanh số thanh toán LC xuất khẩu. Trong khi đó như phân tích ở phần trên, kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của Việt Nam đang chuyển sang tăng dần về xuất khẩu, cán cân thương mại đã dương trong 3 năm gần đây. Xét thêm về tỷ lệ tăng trưởng năm sau so với năm trước, trị giá thanh toán LC nhập tăng qua từng năm, nếu năm 2012 sụt giảm lớn là -25,3% thì hai năm tiếp theo đã về số dương và tăng dần. Trong khi đó thanh toán LC xuất khẩu tăng trưởng khá tốt với 21,64% năm 2013 sau đó chỉ còn tăng rất ít là 1,84% vào năm 2014. Cũng vào năm

2014, sau vài năm giảm sút, đối thủ Vietcombank đang giành lại thị phần, tăng 0,7% so với năm trước.

Bảng 3.3. Hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ qua Vietinbank

Năm

Thanh toán LC nhập khẩu Thanh toán LC xuất khẩu Doanh số thanh toán bằng LC (tỷ USD) Số món Số tiền (tỷ USD) Tăng so năm trước Số món Số tiền (tỷ USD) Tăng so năm trước 2012 13.001 4,98 -25,30% 12.944 1,34 7,58% 6,32 2013 14.377 5,28 6,02% 15.926 1,63 21,64% 6,91 2014 15.717 5,96 12,87% 15.924 1,66 1,84% 7,62

Như vậy, có thể thấy thị trường thanh toán xuất khẩu vẫn còn nhiều tiềm năng để Vietinbank nỗ lực chiếm lĩnh.

Mặt khác, doanh số thanh toán LC xuất khẩu thấp, phải chăng các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu đang lựa chọn thanh toán bằng phương thức khác nhiều hơn sử dụng LC so với khi họ nhập khẩu hàng về? Số liệu về số lượng giao dịch lại đưa ra một thông tin ngược lại, số món thanh toán LC xuất khẩu nhiều tương đương, thậm chí năm 2013 và 2014 còn cao hơn số món thanh toán LC nhập khẩu, điều này khớp với bối cảnh xuất nhập khẩu của Việt Nam. Như vậy, số liệu trên mới chỉ phản ánh được tính trung bình trị giá của một LC xuất tại Vietinbank đang nhỏ hơn rất nhiều so với trị giá của một LC nhập.

3.2.2. Giới thiệu quy trình xử lý nghiệp vụ thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank

Theo mô hình xử lý tập trung nghiệp vụ tại Vietinbank, quy trình thanh toán bằng TDCT được phối hợp thực hiện giữa các chi nhánh và SGD.

Trách nhiệm của chi nhánh:

- Tiếp nhận, kiểm tra các hồ sơ do khách hàng xuất trình, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trên bề mặt hồ sơ gốc của giao dịch, đảm bảo phù hợp với luật pháp Việt Nam và quy tắc tập quán quốc tế và quy định của Vietinbank

- Chi nhánh tuân thủ quy định, quy trình, chịu trách nhiệm trong quyết định cấp tín dụng, cấp dịch vụ, chịu trách nhiệm thu nợ, trả thay khách hàng, chịu trách nhiệm với yêu cầu của chi nhánh

- Tư vấn cho khách hàng về điều kiện, điều khoản, thủ tục thực hiện giao dịch

- Chuyển các hồ sơ, chứng từ theo quy định về SGD để xử lý

- In chứng từ từ hệ thống (Kiểm tra đối chiếu sự khớp đúng với hồ sơ gốc, ký và đóng dấu theo quy định để giao khách hàng)

Trách nhiệm của SGD

- Tiếp nhận hồ sơ từ các chi nhánh và/hoặc khách hàng

- Trực tiếp xử lý tác nghiệp trên bề mặt chứng từ theo yêu cầu của chi nhánh và/hoặc khách hàng đảm bảo tuân thủ quy tắc, tập quán quốc tế và pháp luật Việt Nam, hạn chế rủi ro cho Vietinbank

- Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ cho các chi nhánh, phối hợp với chi nhánh giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ LC

- Chịu trách nhiệm về các sai sót (nếu có) do SGD gây ra trong quá trình xử lý tác nghiệp cho các chi nhánh.

Quy trình xử lý LC nhập khẩu

Đối với LC nhập khẩu Vietinbank đóng vai trò là NHPH do đó có trách nhiệm trong cả quy trình mở và quy trình thanh toán tức là từ khi Vietinbank phát hành LC cho tới khi LC được đóng do hết hạn, do không được sử dụng hoặc đã hoàn thành thanh toán

- Bước 1: Phát hành LC/sửa đổi LC (nếu có)

Chi nhánh tiếp nhận hồ sơ khách hàng, thẩm định mở LC/sửa đổi LC và đưa đề xuất mở LC, lập hồ sơ đề nghị SGD phát hành LC, scan hồ sơ gửi SGD

SGD thực hiện phát hành LC gửi qua NHTB

- Bước 2: Ký hậu vận đơn/ủy quyền nhận hàng/bảo lãnh nhận hàng trong trường hợp chưa có chứng từ gốc xuất trình qua ngân hàng (nếu có)

Lưu ý: Chi nhánh thu đủ tiền hoặc cam kết chuyển đủ tiền thanh toán (với LC trả chậm thanh toán bằng vốn tự có) hoặc giấy nhận nợ (với LC thanh toán bằng vốn vay) của khách hàng và yêu cầu xuất trình bản copy vận đơn, hóa đơn, yêu cầu xuất trình giấy thông báo hàng đến của đại lý giao nhận hàng hóa

- Bước 3: Nhận và xử lý điện đòi tiền hoặc BCT đòi tiền

SGD nhận được BCT kiểm tra, lập thông báo trên hệ thống, gửi chứng từ về chi nhánh

Hàng ngày chi nhánh rà soát trên hệ thống TF để in các thông báo chứng từ đến/điện đòi tiền kiêm phiếu kiểm tra chứng từ theo LC nhập khẩu và điện từ chối (nếu có). Tiếp nhận BCT do SGD chuyển về, thông báo tình trạng BCT cho khách hàng và yêu cầu khách hàng thanh toán hoặc có ý kiến trong trường hợp BCT có lỗi. Giữ nguyên trạng BCT có sai sót khi khách hàng chưa chấp nhận/chưa có chỉ thị từ ngân hàng nước ngoài.

- Bước 4: Thanh toán LC/chấp nhận thanh toán LC

Chi nhánh chuyển các chứng từ đề nghị thanh toán/chấp nhận thanh toán qua scan về SGD

SGD thanh toán/gửi điện cho ngân hàng nước ngoài - Bước 5: Lưu trữ chứng từ và đóng hồ sơ

Quy trình thông báo LC Tại SGD:

- Bước 1: Nhận và xác thực LC/sửa đổi LC

- Bước 2: Tạo thông báo trên hệ thống. Thu phí thông báo và trả phí thông báo cho NHTB thứ nhất (nếu có). Gửi LC/sửa đổi LC về chi nhánh

- Bước 3: Xác nhận LC (nếu được yêu cầu)

- Bước 4: Lưu trữ hồ sơ thông báo LC

Lưu ý: Từ chối thông báo LC/sửa đổi LC trong các trường hợp: (1) Không xác thực được tính chân thật bề ngoài, không xác định được tên, địa chỉ của người hưởng; (2) Các LC bị lỗi đường truyền, thư bị mờ, rách; (3) Từ chối thông báo sửa đổi LC khi LC gốc không do Vietinbank thông báo; (4) LC liên quan đến các nước cấm vận cấp độ 1 theo quy định hiện hành của Vietinbank

Tại Chi nhánh:

- Bước 1: In thông báo LC và LC gốc

- Bước 2: Thông báo LC/sửa đổi LC cho người hưởng lợi (Kiểm tra sự khớp đúng giữa LC/sửa đổi LC gốc và thông báo do SGD lập; Ký đóng dấu theo quy định và thông báo cho người hưởng lợi; Scan “Giấy đề nghị thanh toán” về SGD để thu các loại phí thông báo)

- Bước 3: Lưu trữ hồ sơ thông báo LC và chứng từ kế toán

Quy trình xử lý chứng từ và đòi tiền theo LC xuất khẩu Tại Chi nhánh

- Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ BCT

- Bước 2: Gửi chứng từ gốc về SGD để gửi đi đòi tiền và hoặc Scan BCT về SGD trường hợp CN tự gửi BCT gốc đi đòi tiền

- Bước 3: Nhận kết quả xử lý chứng từ do SGD thực hiện (Nếu chứng từ có lỗi liên hệ với người hưởng yêu cầu sửa chữa hoặc ủy quyền cho SGD gửi chứng từ nếu không sửa)

Trước khi gửi chứng từ đi nước ngoài đòi tiền cần kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp trước khi lưu hồ sơ

- Bước 4: Thanh toán/chấp nhận thanh toán (in các chứng từ kế toán và các điện chấp nhận, điện báo có, điện khác từ ngân hàng nước ngoài gửi về)

- Bước 5: Lưu hồ sơ

Tại SGD

- Bước 1: Tiếp nhận chứng từ chi nhánh gửi

- Bước 2: Kiểm tra và nhập hồ sơ chứng từ

- Bước 3: Theo dõi và tra soát chứng từ

- Bước 4: Thanh toán/chấp nhận thanh toán

- Bước 5: Lưu chứng từ

- Bước 6: Đóng hồ sơ

3.2.3. Nhận diện rủi ro trong thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank

Trong các vai trò khi tham gia vào thanh toán bằng phương thức TDCT, NHPH gặp nhiều rủi ro nhất, trách nhiệm cao do đứng ra bảo đảm thanh toán không hủy ngang khi BCT hoàn hảo. Do đó, trong chương này khi nhận diện rủi ro từ việc phân tích thực tế phát sinh tại Vietinbank dưới đây sẽ tập trung chủ yếu vào các tình huống LC nhập khẩu, Vietinbank đóng vai trò NHPH.

(Các tình huống được tham khảo trích nguồn từ cẩm nang sản phẩm, các văn bản cảnh báo rủi ro TTTM và tài liệu đào tạo nội bộ của Vietinbank)

3.2.3.1. Rủi ro khi Vietinbank là ngân hàng phát hành

Tình huống 3.1. Mất hàng

Chi nhánh ngân hàng Vietinbank mở LC trả ngay trị giá 966.000 USD (+/- 10%), người bán: Ấn Độ, giá CFR Haiphong, Vietnam, Incoterms 2000.

Ngày 23/08 chứng từ về trị giá 1.046.000 USD, có sai sót, Vietinbank từ chối thanh toán

Người mua nhận được thông báo tàu đến của Đại lý hãng tàu. Ngày 02/09, khách hàng nhập khẩu chấp nhận sai sót và làm thủ tục thanh toán nhận hàng. Vietinbank tiến hành thanh toán cho ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, do có mâu thuẫn giữa thủy thủ tàu và thuyền trưởng, thủy thủ đã tự ý di chuyển tàu đi nơi khác mà không có thông tin liên lạc nào thêm. Người mua đã thanh toán mà hàng bị mất.

Bình luận cách giải quyết: Người mua tuân thủ đúng yêu cầu của Vietinbank về rủi ro trong vận chuyển hàng hóa, mua bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm đầy đủ, người mua khởi kiện để đòi bồi thường và thắng kiện. Như vậy, nguy cơ mất hàng có thể đến rất bất ngờ cả NHPH và người mua tùy loại giá theo điều kiện giao hàng để mua bảo hiểm hoặc yêu cầu bảo hiểm tránh tình trạng vừa mất hàng, vừa mất tiền.

Tình huống 3.2. Gian lận về hàng hóa

Chi nhánh ngân hàng Vietinbank mở LC trả ngay nhập khẩu hóa chất Soda từ Trung Quốc. BCT phù hợp và đã xác định ngày thanh toán, tuy nhiên khi hàng về đến cảng (trước ngày thanh toán) người mua kiểm tra và yêu cầu cơ quan kiểm định giám định lại hàng hóa thì phát hiện hàng không đảm bảo chất lượng, chỉ đạt 30%.

Bình luận cách giải quyết: Trước khi mở LC, ngân hàng hỗ trợ khách hàng xem xét lại các điều khoản hợp đồng ngoại, tư vấn điều khoản có lợi cho khách hàng nhập khẩu. Khi phát hiện có gian lận hàng hóa, Vietinbank tư vấn cho khách hàng xin lệnh dừng thanh toán của tòa án. Người mua gấp rút xin lệnh và Vietinbank đã thông báo cho ngân hàng thương lượng về việc không thực hiện thanh toán do phải tuân thủ luật pháp quốc gia. Với những LC có giá trị lớn, đặc

biệt là từ các thị trường kém tin cậy, Vietinbank nâng cao cảnh báo khách hàng và tư vấn các cách giải quyết bảo vệ quyền lợi của khách hàng, tránh rủi ro cho Vietinbank cả về thiệt hại tài chính và uy tín.

Tình huống 3.3. Gian lận chứng từ

Chi nhánh ngân hàng Vietinbank phát hành LC cho người hưởng tại Hàn Quốc (người bán này đã giao dịch khá nhiều với các doanh nghiệp Việt Nam và trước đó được đánh giá là làm ăn sòng phẳng và có uy tín)

SGD nhận được BCT trị giá 200.000USD từ một ngân hàng thương lượng tại Hàn Quốc, BCT có sai sót và Vietinbank từ chối thanh toán

Ngay sau đó, SGD lại nhận được 1 BCT trị giá 200.000USD từ một ngân hàng khác tại Hàn Quốc. Chi nhánh đã liên hệ ngay với khách hàng mua để xác nhận vụ việc và người mua phản hồi là không có hàng hóa và từ chối thanh toán. Vietinbank đã gửi trả lại 2 BCT cho ngân hàng thương lượng.

Tuy nhiên, 2 tuần sau SGD lại tiếp tục nhận được 2 BCT khác từ 2 ngân hàng khác nhau ở Hàn Quốc, tổng cộng có 4 BCT giá trị như nhau có đầy đủ chứng từ vận tải và bảo hiểm gốc, xuất trình theo 1 LC từ 4 ngân hàng thương lượng khác nhau.

Bình luận về cách giải quyết: Thấy có sự lừa đảo rõ ràng của giao dịch, Vietinbank đã gửi điện cho các ngân hàng thương lượng thông báo toàn bộ sự việc và đề nghị họ xác minh lại tư cách, uy tín của người bán và cũng thông báo cho họ là sẽ đưa vụ việc ra tòa. Sau đó, ngân hàng thương lượng đã yêu cầu trả lại chứng từ cho họ. Các ngân hàng chỉ làm việc trên bề mặt chứng từ, do đó cần vô cùng cẩn trọng, lưu ý các dấu hiệu có gian lận, tình huống trên cho thấy việc làm giả chứng từ để lừa đảo khá dễ dàng, ngay cả khi lịch sử giao dịch uy tín và thành công.

Tình huống 3.4. Phát hành bảo lãnh nhận hàng, hàng giao không đúng

Khách hàng của chi nhánh ngân hàng Vietinbank đề nghị phát hành LC nhập khẩu gỗ Lim trị giá 273.000 EUR, người hưởng tại Mỹ, giao hàng tại Cameroon.

Ngày 03/10, khách hàng đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng trị giá 254.555 EUR khi chưa nhận được BCT gốc. Sau khi nhận hàng, khách hàng phát hiện ra hàng hóa giao không đúng chủng loại (gỗ tạp thay vì gỗ lim). Ngày 13/10, SGD nhận được BCT đòi tiền, BCT có sai sót, Vietinbank đã gửi điện từ chối đến ngân hàng gửi chứng từ. Ngày 17/10, khách hàng xin được quyết định của tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vietinbank thông báo cho ngân hàng thương lượng về việc chấp hành pháp luật quốc gia. Sau một thời gian thông báo người hưởng đồng ý giảm giá và khách hàng đồng ý nhận hàng, Vietinbank tiến hành thanh toán LC.

Bình luận về cách giải quyết: Khi phát hành bảo lãnh nhận hàng, Vietinbank đã tự ràng buộc trách nhiệm thanh toán mặc dù chưa biết tình trạng BCT. Nhờ sớm phát hiện ra hàng hóa giao không đúng, SGD đã tư vấn kịp thời các thủ tục pháp lý cần thiết (lấy các biên bản kiểm định của SGS, biên bản kiểm định chất lượng gỗ của trường đại học Lâm nghiệp…) để khách hàng có thể nhanh chóng xin lệnh tòa án trong thời gian chứng từ gốc chưa về tới ngân hàng. Phản ứng kịp thời của ngân hàng đã hỗ trợ khách hàng tránh được tổn thất, ngân hàng đã làm việc hết trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)