Thực trạng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại TCB Bạch Đằng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng techcombank chi nhánh bạch đằng (Trang 37 - 48)

2.2.1. Những cơ sở triển khai tín dụng tiêu dùng tại TCB Bạch Đằng 2.2.2. Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng tại TCB Bạch Đằng

2.2.3. Tình hình nguồn vốn để thực hiện tín dụng tiêu dùng

2.2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại TCB Bạch Đằng

2.3. Những thành tựu đạt được và những hạn chế trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại TCB Bạch Đằng

2.3.1. Những điểm mạnh và những kết quả đạt được

2.3.2. Những hạn chế mắc phải trong hoạt động tín dụng tiêu dùng tại TCB BĐ 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động tín dụng tiêu dùng

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM VÀ TECHCOMBANK BẠCH ĐẰNG

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

2.1.1.1. Lịch sử thành lập Techcombank

Theo giấy phép hoạt động số 0040/NH-GP do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 06/08/1993, giấy phép thành lập số 1534/QĐ-UB do UBND thành phố Hà Nội cấp 04/09/1993, ngày 27/09/1993 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank được chính thức thành lập với tên giao dịch quốc tế là Vietnam Technological and Commercial Joint Stock Bank.

Đây là một trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Cổ đông lớn nhất của Techcombank khi thành lập là Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines, với tổng số vốn góp là 6 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp nhà nước như Tổng công ty da giày, Tổng công ty Dệt may... và một số cá nhân. Hội sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Không ngừng lớn mạnh cùng với thời gian, vốn điều lệ và số điểm giao dịch liên tục tăng lên. Techcombank không những vững mạnh về tài chính mà còn luôn bám sát, mở rộng thị trường và tăng cường lực lượng cán bộ công nhân viên. Đặc biệt Techcombank đã thiết lập được quan hệ với những đối tác vững chắc, những tổ chức tài chính – tín dụng lớn trong và ngoài nước như HSBC, Bảo Việt,… Bên cạnh đó, Techcombank là một trong số ít các ngân hàng thương mại cổ phần có kinh nghiệm triển khai các sản phẩm của mình cho các khách hàng lớn như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao,... Liên tục đổi mới, tiên phong trong việc ứng dụng những công nghệ ngân hàng tiên tiến, hiện đại trên thế giới là chìa khóa thành công của Techcombank.

2.1.1.2. Quá trình phát triển và hệ thống mạng lưới của Techcombank

Trải qua 17 năm trưởng thành và phát triển, Techcombank đã không ngừng lớn mạnh và vươn xa, là một hình mẫu ngân hàng thành công. Khởi đầu từ năm 1993, từ một ngân hàng nhỏ, nhờ kiên trì mục tiêu phát triển bền vững tới nay Techcombank đã trở thành ngân hàng hiệu quả nhất về các chỉ số ROA, ROE và đứng thứ hai về lợi nhuận trong số các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, với lợi nhuận năm 2009 là hơn 2.250 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động có trên 200 chi nhánh và phòng giao dịch hiện diện tại hơn 40 tỉnh thành. Techcombank có tổng giá trị tài sản 93.140 tỷ đồng, đội ngũ nhân viên lên tới trên 5.000 người, luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của gần 40.000 khách hàng doanh nghiệp và hơn 1 triệu khách hàng cá nhân.

Với mức vốn điều lệ ban đầu chỉ 20 tỷ đồng. Trong 8 năm liền từ 1993 đến 2000, vốn điều lệ của Techcombank không vượt qua được con số 100 tỷ đồng. Đến năm 2006 Techcombank đã tăng vốn điều lệ lên đến 1.500 tỷ đồng. Và đến 2009 là hơn 5.400 tỷ đồng, trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn và có năng lực tài chính vững mạnh tại Việt Nam.

Bằng thương hiệu của mình, Techcombank đã hội nhập thành công với việc thu hút được đối tác chiến lược là HSBC, một định chế tài chính hàng đầu thế giới. Năm 2005, HSBC mua 10% cổ phần của Techcombank với tổng giá trị 17,3 triệu USD. Năm 2007, ngay khi Ngân hàng nhà nước cho phép nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông nước ngoài, HSBC đã tăng phần vốn góp lên mức tối đa 15% và tích cực hỗ trợ cho hoạt động của Techcombank. Tháng 09 năm 2008, HSBC nâng tỷ lệ sở hữu tại Techcombank lên 20%. Techcombank trở thành ngân hàng Việt Nam duy nhất có cổ đông chiến lược nước ngoài sở hữu tỷ lệ cổ phần tối đa theo quy định của Chính phủ.

Hệ thống mạng lưới của Techcombank cho đến năm 2000 vẫn chưa tới 10 điểm giao dịch, chủ yếu vẫn tập trung tại Hà Nội và một vài chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng nhưng đến thời điểm hiện tại Techcombank đã có mặt hầu

khắp trên cả nước, chia thành 4 vùng theo cách cấu trúc mới. Hội sở chính hiện nay đặt tại 70 – 72 phố Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội cùng với các Techcombank Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Nam Định,… tạo thành vùng 1. Vùng 2 bao gồm Techcombank Vinh, Huế, Đà Nẵng,… cho đến Techcombank Quảng Ngãi. Tại vùng 3, mạng lưới kinh doanh hiện diện tập trung tại các tỉnh thành lớn, khu vực có nhiều tiềm năng từ Techcombank Quy Nhơn đến tất các Techcombank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trừ TCB Chợ Lớn, TCB Phú Mỹ Hưng. Vùng 4 bao gồm Techcombank Chợ Lớn, Techcombank Phú Mỹ Hưng và các Techcombank ở miền Tây Nam Bộ.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Techcombank có gần 70 chi nhánh và phòng giao dịch hiện diện phần lớn các khu vực trọng điểm của thành phố. Ngoài ra, Techcombank cũng đã thiết lập các điểm kinh doanh ở khu vực ngoại vi như Techcombank Nguyễn Thái Sơn, Techcombank Nguyễn Oanh, Techcombank An Lạc,…

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức mới của Techcombank

Cơ cấu tổ chức mới này của Techcombank có sự thay đổi lớn ở 5 điểm chính. Hình thành 4 khối mới gồm khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp lớn (Khối CIB) và khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (Khối SME) tách ra từ khối khách hàng doanh nghiệp trước đây. Hình thành mới khối giao dịch và khối bán hàng & phân phối. Techcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam chú trọng xây dựng khối giao dịch theo mô hình tiên tiến trên thế giới. Cuối cùng là sự xuất hiện mới mẻ của văn phòng quản lý dự án chuyển đổi. Việc hình thành nên mô hình cơ cấu tổ chức mới nhằm phù hợp với việc thực hiện chiến lược 3 phân khúc tiềm năng là ngân hàng giao dịch, ngân hàng SME và ngân hàng CIB. Trong đó, vai trò, trách nhiệm được phân công rõ ràng và tăng cường trao quyền cho cán bộ bên dưới. Từ đó thực nhiệm tốt mục tiêu của dự án chuyển đổi TechcomOne, đưa Techcombank trở thành ngân hàng tốt nhất theo chuẩn mực quốc tế và là tập đoàn hàng đầu Việt Nam.

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

Ban Kiểm Soát

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Văn Phòng Các Ủy Ban

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

Khối Quản Trị Rủi Ro Văn Phòng Quản lý Dự án

Khối Tài Chính – Kế Toán Khối Pháp Chế và Tuân Thủ

Khối CIB Khối SME Khối Bán Lẻ Khối Giao dịch Bán& Phân Phối Khối Trea- sury Khối Vận hành Khối Công nghệ Khối Nhân sự Khối Mar- keting

2.1.2. Đôi nét về Techcombank Bạch Đằng

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank BĐ

Hoạt động trong lĩnh vực mang tính cạnh tranh cao, trong những năm gần đây ngân hàng Techcombank đã không ngừng đổi mới và cung cấp thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Hàng loạt chi nhánh và phòng giao dịch mới được thành lập để đến gần hơn với nhu cầu của mọi người dân và doanh nghiệp. Theo quyết định số 0014/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank, ngày 27/3/2007 phòng giao dịch Bạch Đằng của Techcombank chính thức đi vào hoạt động, trụ sở được đặt ở mặt tiền đường Bạch Đằng – Quận Bình Thạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp tại khu vực và các vùng lân cận. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mặt khác cũng có rất nhiều áp lực cạnh tranh từ các điểm kinh doanh của ACB, ngân hàng Đông Á, HDBank,… hiện diện gần đó.

Là một thành viên của hệ thống Techcombank, Techcombank Bạch Đằng được thừa hưởng toàn bộ công nghệ, thương hiệu và uy tín cũng như trình độ, chất lượng đội ngũ nhân sự của Techcombank như đã đề cập ở phần tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Mặt khác, các nguyên tắc hoạt động và chính sách phát triển của Techcombank Bạch Đằng cũng luôn gắn liền với định hướng hoạt động của Techcombank. Hiện nay, Techcombank Bạch Đằng là một trong những thành viên tích cực trong dự án chuyển đổi “TechcomOne: We change – We lead”, đưa Techcombank trở thành ngân hàng số một Việt Nam và vươn cao, vươn xa tới những đỉnh cao khác trong tương lai.

Cho đến nay, Techcombank Bạch Đằng đã cung cấp đầy đủ tất cả các sản phẩm, dịch vụ tài chính cá nhân và hầu hết các sản phẩm, dịch vụ tài chính doanh nghiệp. Khi khách hàng có nhu cầu về những sản phẩm, dịch vụ ít phát sinh và cần bộ

phận chuyên trách như dịch vụ tư vấn, các sản phẩm phái sinh,… sẽ ñược giới thiệu sang Techcombank Gia Định hoặc bất kỳ chi nhánh lớn nào khác trong toàn hệ thống Techcombank sao cho thuận tiện với khách hàng.

Theo quyết định thành lập và đăng ký với cơ quan Nhà nước thì Techcombank Bạch Đằng trực thuộc Techcombank Gia Định. Tuy nhiên, cùng với 9 phòng giao dịch khác là Nguyễn Thái Sơn, Lê Đức Thọ, Lê Quang Định, Nguyễn Oanh, Phan Xích Long, Tân Định, Thanh Đa, Thủ Đức và Trần Não, thì Techcombank Nguyễn Thái Sơn chịu sự quản lý và liên hệ mật thiết với Techcombank Phan Đăng Lưu. Hiện nay toàn hệ thống Techcombank ñược cấu trúc lại làm thành 4 vùng, trong ñó các chi nhánh và các phòng giao dịch ñều ñược coi là các ñiểm kinh doanh như nhau. Techcombank Bạch Đằng thuộc vùng 3, là vùng từ Techcombank Quy Nhơn đến các Techcombank trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Với cấu trúc mới đã mang lại cho Techcombank Bạch Đằng nhiều thuận lợi và cơ hội mới. Hiện nay, tất cả các hoạt động của Techcombank Bạch Đằng đều chịu sự quản lý và liên hệ trực tiếp với Hội Sở chứ không chờ đến chi nhánh trực thuộc.

Từ khi thành lập đến nay, tuy chỉ khoảng 3 năm nhưng Techcombank Bạch Đằng đã liên tục đạt được những thành tích khá ấn tượng, tạo đà cho định hướng phát triển lâu dài của mình. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2009, 2010, 2011 cũng như những chỉ số tài chính trong năm 2011 vừa qua của Techcombank Bạch Đằng sẽ được đề cập chi tiết trong đề mục 2.1.4. của phần này.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Techcombank Bạch Đằng

Techcombank Bạch Đằng đang chuẩn bị tái cơ cấu tổ chức theo hướng chuyên nghiệp và chuyên môn hóa nhằm đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh ngày càng được mở rộng. Tuy đội ngũ nhân viên đã được phát triển nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Techcombank Bạch Đằng vẫn còn hoạt động theo cơ cấu tổ chức sau:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Techcombank Bạch Đằng

Khi mới thành lập, nhân sự ở Techcombank Bạch Đằng chỉ có 04 cán bộ nhân viên: 01 Giám đốc, 01 Kiểm soát viên kiêm thủ quỹ, 01 kế toán – giao dịch và 01 chuyên viên khách hàng. Cho đến nay, Techcombank Bạch Đằng đã có

một đội ngũ nhân sự gồm 14 cán bộ nhân viên:

Giám đốc kiêm phụ trách phòng kinh doanh: 01

Kiểm soát viên phụ trách phòng kế toán – giao dịch: 01

Chuyên viên khách hàng (CVKH): 05

Chuyên viên hỗ trợ kinh doanh: 02

Kế toán – giao dịch: 04

Thủ quỹ: 01

Mặc dù hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng đòi hỏi khá nhiều thời gian ở các nhân viên, kể cả thời gian ngoài giờ; nhưng lãnh đạo Techcombank Bạch Đằng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân viên tham gia đầy đủ tất cả các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ, triển khai sản phẩm mới,… cũng như tạo mọi điều kiện cho nhân viên thực hiện tốt các buổi phỏng vấn phong hàm để nâng cao về cả kỹ năng và bậc lương cho đội ngũ cán bộ nhân viên tại đây. Từ đó đã tạo nên đội ngũ nhân sự ngày một kinh nghiệm về chuyên môn và đang mở rộng về số lượng nhằm đáp ứng được nhu cầu kinh doanh đang trên đà phát triển. Đồng thời, tạo

bước chuẩn bị cho quá trình hướng tới một cơ cấu hoàn toàn mới đầy đủ và hoàn thiện hơn với sự chia tách chuyên viên khách hàng tài chính cá nhân (CVKH TCCN) và chuyên viên khách hàng tài chính doanh nghiệp (CVKH TCDN), phân chia công việc cụ thể cho từng nhân viên, từng phòng ban chuyên trách sẽ đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh mới của Techcombank Bạch Đằng trong tương lai gần.

2.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Với cơ cấu tổ chức hiện tại, Techcombank Bạch Đằng hiện gồm phòng kinh doanh và phòng kế toán – giao dịch có các chức năng và nhiệm vụ sau:

Phòng kinh doanh

Tổ chức thực hiện, kiểm soát, quản lý việc tiếp thị, giới thiệu, phát triển thị trường, triển khai cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Cung cấp số liệu, báo cáo và tham mưu cho lãnh đạo về các mảng hoạt động kinh doanh có liên quan.

Tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn. Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay phục vụ tiêu dùng, tài trợ sản xuất kinh doanh.

Phối hợp với ban thu hồi nợ và xử lý nợ xấu để thu hồi vốn lãi cho vay, xử lý những khoản nợ khó đòi. Chịu trách nhiệm lưu và bảo quản toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng vay.

Phòng kế toán – giao dịch

Từ khi Techcombank triển khai giao dịch một cửa, tất cả các nhân viên giao dịch đều có thể tự thu chi theo hạn mức và hạch toán trên hệ thống Globus. Do đó nhân viên giao dịch cũng đồng thời là kế toán.

Các nhân viên phòng kế toán – giao dịch thực hiện các chức năng chăm sóc khách hàng theo quy trình chăm sóc khách hàng do Techcombank ban hành.

Kiểm tra, lập phiếu thu, chi; thực hiện thanh toán liên ngân hàng; Theo dõi các khoản thu chi; Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán.

Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, con dấu và toàn bộ hồ sơ chứng từ. Và thực hiện một số nghiệp vụ có liên quan khác.

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Techcombank Bạch Đằng

2.1.3.1. Các sản phẩm dịch vụ tài chính doanh nghiệp

Techcombank Bạch Đằng triển khai hầu hết các sản phẩm dịch vụ tài chính doanh nghiệp phổ biến như huy động và dịch vụ tài khoản, trả lương qua tài khoản, tín dụng, tài trợ thương mại, thanh toán nội địa, bảo lãnh, internet banking.

Trong đó, đơn vị có thế mạnh về sản phẩm trả lương qua tài khoản. Đây là sản phẩm mà Techcombank có kinh nghiệm triển khai cho các khách hàng lớn như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao,... Cán bộ nhân viên doanh nghiệp có cơ hội sử dụng gói tài khoản cá nhân ưu đãi và vượt trội về tiện ích và công nghệ đứng đầu trên thị trường với thẻ thanh toán F @ stA c cess và dịch vụ Homebanking kiểm soát giao dịch tài khoản thông qua 4 phương thức: website, email, điện thoại cố định, điện thoại di động.

F

@ st Invest là sản phẩm tài khoản doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích vượt trội mang tính cạnh tranh như số tiền vượt mức số dư trên tài khoản tiền gửi thanh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng techcombank chi nhánh bạch đằng (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w