Hình thành các chiến lược phát triển cho Trường Cao Đẳng Công Nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm đến năm 2020 (Trang 67 - 72)

3.1. Xây dựng mục tiêu của trường Cao Đẳng Công Nghiệp Thực Phẩm.

3.1.1. Quan điểm phát triển.

Quan điểm phát triển Trường CĐCN Thực Phẩm là “Nỗ lực phát triển Trường thành một trung tâm đào tạo lớn đa ngành với mũi nhọn là công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho vùng Tây Bắc”.

3.1.2. Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Thực Phẩm. Nghiệp Thực Phẩm.

Đổi mới và phát triển nhà trường từ nay đến năm 2020 cần đạt mục tiêu cơ bản: - Tăng quy mô và mở rộng ngành nghề đào tạo để đáp ứng nhu cầu cán bộ cho ngành và xã hội.

- Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học để xây dựng trường thành cơ sở đào tạo có chất lượng cao, uy tín trong ngành, trong xã hội và khu vực.

- Năm 2020 nâng cấp trường lên đại học để thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại học và sau đại học.

3.2. Hình thành các chiến lược phát triển cho Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Thực Phẩm đến năm 2020. Thực Phẩm đến năm 2020.

Trường cao đẳng công nghiệp Thực Phẩm cam kết đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, đặc biệt chuyên sâu về công nghệ thực phẩm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao trước mắt và lâu dài đáp ứng cho sự công nghiệp hóa - hiện đại hóa của khu vực phía Bắc và của cả nước. Mở rộng quy mô đi đôi coi trọng chất lượng giáo dục và đào tạo.

Trường phấn đấu năm 2020 trở thành trường đại học có các trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ.

Trường hát huy nội lực, tự chủ và đoàn kết, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo, tranh thủ sức mạnh tập thể, xã hội để xây dựng trường ngày càng phát triển bền vững.

Cơ sở vật chất của trường từng bước mở rộng, hiện đại, chương trình đào tạo cập nhật, phương tiên dạy và học tiên tiến, đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý, chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

3.2.1. Xây dựng ma trận SWOT để hoạch định chiến lược phát triển cho Trường.

Từ kết quả phân tích về môi trường vĩ mô, môi trường ngành, môi trường nội bộ của trường Cao Đẳng Công Nghiệp Thực phẩm ở trên, chúng ta có thể xây dựng ma trận SWOT để hoạch định chiến lược phát triển cho Trường như bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Mô hình ma trận SWOT của Trường CĐCN Thực Phẩm.

O: Những cơ hội 1-Thương hiệu, uy tín của Nhà trường đang được nâng cao.

2-Được sự ủng hộ giúp đỡ của Bộ Công thương, Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân thành phố Việt trì.

3-Chủ trương xã hội hóa giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4-Tình hình đất nước đang trên đà hội nhập, kinh tế, chính trị ổn định.

5-Cơ chế chính sách, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp

T: Những nguy cơ 1- Các trường trong khu vực đầu tư phát triển mạnh đang trở thành cạnh tranh khốc liệt, tiềm lực đối thủ cạnh tranh ngày càng manh.

2-Cơ chế chính sách của Nhà nước đang dần dần chuyển sang cơ chế tự hạch toán và tự chủ. 3-Nguy cơ tụt hậu về chất lượng đào tạo. 4- Nguy cơ chảy máu chất xám.

5- Sự bùng nổ phong trào du học tự túc

6-Số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều nên nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật ngày càng cao. S:Những điểm mạnh

1-Trường có bề dày kinh nghiệm truyền thống dạy và học hơn 40 năm. 2-Thực hiện chủ trương đa dạng hóa loại hình đào tạo.

3-Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng cơ bản mở rộng Trường. Vị trí của Trường ở trung tâm thành phố.

4-Tăng cường đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ giáo viên.

5-Thực hiện liên kết đào tạo với các trường, tổ chức nghiên cứu khoa học và quan hệ hợp tác quốc tế.

6-Nâng cao chất lượng đào tạo, sản phẩm đào tạo có uy tín với các doanh nghiệp.

Các chiến lược SO: SO1: Mở rộng và đa dạng hóa ngành nghề các cấp bậc đào tạo

Các chiến lược ST ST1: Đầu tư cơ sở vật chất.

ST2: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên.

W: Những điểm yếu 1- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp với sự phát triển chung của ngành 2- Đội ngũ giáo viên chưa được chuẩn hóa đồng bộ.

3- Chưa chú trọng công tác nghiên cứu khoa học kết hợp nâng cao chất lượng đào tạo.

4- Thực hiện các quy chế nội bộ chưa đồng bộ. 5- Chưa có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho giáo viên, tài chính có hạn, khó khăn cho việc tuyển dụng và giữ người tài. 6- Công tác giáo dục quản lý học sinh, sinh viên còn hạn chế. Chưa tạo được phong trào tự học trong HS-SV

7- Ngân sách Nhà nước cấp ngày càng hạn hẹp. 8- Thiết bị phục vụ đào tạo chưa theo kịp với sự phát triển chung của nhiệm vụ.

Các chiến lược WO WO1: Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy đến năm 2020.

WO2: Nâng cao công tác quản lý đào tạo

Các chiến lược WT WT1: Hợp tác với trường mở các lớp liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Từ mô hình ma trận SWOT nêu trên, trường có các chiến lược có thể lựa chọn để thực hiện như sau:

Chiến lược 1: Chiến lược mở rộng và đa dạng hóa ngành nghề các cấp bậc đào tạo. Chiến lược 2: Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy đến năm 2020

Chiến lược 3: Nâng cao công tác quản lý đào tạo Chiến lược 4: Đầu tư cơ sở vật chất.

Chiến lược 5: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân

viên.

Chiến lược 6: Chiến lược hợp tác với các trường mở các lớp liên kết đào tạo và hợp

tác quốc tế.

3.2.2. Các chiến lược được lựa chọn để Trường thực hiện đến năm 2020.

Các chiến lược trên đều rất quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường đến năm 2020. Tuy nhiên, căn cứ thực tế phát triển trường thực hiện 5 chiến lược theo thứ tự:

Chiến lược 1: Chiến lược mở rộng và đa dạng hóa ngành nghề đào tạo.

Tận dụng các nguồn lực về cơ sở vật chất, giáo viên và nhu cầu xã hội để mở thêm các nghành nghề theo nhu cầu của xã hội.

Chiến lược 2: Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy đến năm 2020.

Với mô hình của một trường Đại học, mở rộng về quy mô và hình thức đào tạo thì phải có một bộ máy quản lý phù hợp.

Chiến lược 3: Đầu tư cơ sở vật chất.

Phải có một cơ sở vật chất đáp ứng được tầm vóc của một trường Đại học: Phòng học lý thuyết, phòng thực hành, thư viện….

Chiến lược 4: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên.

Đây là một trong những điều kiện đủ để trở thành một trường Đại học.

Chiến lược 5: Chiến lược hợp tác với các trường mở các lớp liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế.

Nhằm tạo thêm những nguồn lực khác tăng nguồn thu về tài chính và tạo điều kiện nâng cao chất lượng chuyên môn của giảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm đến năm 2020 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)