Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ của Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm đến năm 2020 (Trang 47 - 65)

2.2. Đánh giá các yếu tố cần thiết trong xây dựng chiến lược của trường

2.2.2. Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ của Trường

2.2.2.1. Công tác đào tạo, quản lý đào tạo, quản lý học sinh và sinh viên bồi dưỡng cán bộ - giáo viên nhà trường.

a. Công tác đào tạo.

Số lượng thống kê về quy mô đào tạo trong từ năm 2009 đến năm 2013 được trình bày trong 2 bảng như sau:

Bảng 2.5: Quy mô đào tạo của trường từ năm 2009 đến năm 2013

Bậc đào tạo Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Cao đẳng 1256 1234 1252 1262 Trung cấp 847 603 633 615 Tổng 2203 1837 1885 1877

( Nguồn: phòng đào tạo trường CĐCN Thực phẩm )

Bảng 2.6: Quy mô liên thông, liên kết của trường từ năm 2009 đến năm 2013

(Nguồn: Trung tâm hợp tác đào tạo và giới thiệu việc làm)

Bậc liên kết, liên thông Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Cao học 163 192 234 255 Đại học 2502 2714 2847 2878 Cao đẳng 412 396 351 345 Tổng 3077 3302 3432 3478

Quy mô đào tạo của nhà trường trong các năm qua có sự gia tăng. Chất lượng đào tạo ngày càng tăng, trong đó tỷ lệ sinh viên khá giỏi hàng năm chiếm khoảng 30%, Số sinh viên tốt nghiệp hàng năm khoảng 95 %. Tỷ lệ tốt nghiệp khá giỏi ngày càng cao. Trường thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho sinh viên, trên 90% số sinh viên ra trường có việc làm ngay trong năm đầu như ngành thực phẩm, kế toán, ngành tài chính ngân hàng.

b. công tác quản lý đào tạo.

Công tác quản lý hoạt động đào tạo được giao cho phòng đào tạo phụ trách chính và các khoa chuyên môn phối hợp thực hiện. Phòng Đào tạo phối hợp cùng các phòng, khoa liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo theo từng kỳ và cả năm học. Kế hoạch đào tạo quy định các môn học từng kỳ và cả năm, phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với trình độ chuyên môn, đảm bảo tính hợp lý về tỷ lệ giữa giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giỏi với giáo viên trẻ mới vào nghề cho từng lớp học.

c. Công tác quản lý học sinh và sinh viên.

Công tác quản lý học sinh - sinh viên có kết quả đáng kể. Trường đã giao cho các khoa quản lý học sinh, sinh viên của mình. Các khoa phân công giáo viên chủ nhiệm để quản lý lớp học hiệu quả nhất. Kết hợp với phòng công tác học sinh quản lý giờ học một cách chặt chẽ giờ ra vào lớp. Tổ chức quản lý ăn ở sinh viên thực hiện nếp sống văn minh tại khu ký túc xá nhà trường. Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính quyền địa phương, công an phường Tân Dân quản lý tốt học sinh, sinh viên ở ngoại trú. Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, hạn chế các tệ nạn xâm nhập vào trường. Phục vụ tốt công tác đào tạo, rèn luyện về giáo dục học sinh, sinh viên trong trường.

d. Công tác bồi dưỡng cán bộ - giáo viên nhà trường.

Trường đã từng bước xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tạo điều kiện cho các giáo viên học nâng cao, học thạc sỹ, tiến sỹ. Trường quan tâm bồi dưỡng thông qua các hoạt động thực tiễn như: Duy trì nghiêm túc các hoạt động chuyên môn của giáo viên, trong các năm học trường tổ chức phát động phong trào thi đua dạy tốt và

học tốt. Cụ thể đã triển khai hội giảng cấp trường và cho giáo viên đi dự hội giảng cấp tỉnh và đã đạt được các kết quả cao. Phân công giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học, viết và chỉnh lý nhiều bộ giáo trình môn học. Thông qua đó, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên cùng trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau để nâng cao trình độ. Trình độ giáo viên ngày càng được nâng cao, được cụ thể qua kết quả báo cáo tổng hợp về đội ngũ giáo viên nhà trường:

Bảng 2.7: Trình độ chuyên môn của giáo viên từ năm học 2009 - 2013

Năm học

Số lượng

giáo viên

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2009-2010 294 1 0,34 135 45,91 137 46,59 21 7,16 2010-2011 307 2 0,65 163 53,09 123 40,06 18 5,88 2011-2012 310 3 0,97 205 66,13 99 31,94 3 0,96 2012-2013 316 4 1,26 214 67,72 95 30,06 3 0,96 ( Nguồn: phòng Tổ chức – Hành chính)

Nhìn vào kết quả đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của trường có thể thấy số lượng giáo viên của trường đã tăng cả về chất và lượng. Đặc biệt số lượng giáo viên có trình độ thạc sỹ tăng nhanh. Năm học 2009-2010 tỷ lệ thạc sỹ/ tổng giáo viên là 45,91%, tỷ lệ này tăng lên 67,72% trong năm học 2012-2013.

Đánh giá chung:

+ Đánh giá điểm mạnh: Nội dung, chương trình bám sát khung chương trình

do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển giáo dục các cấp. Sinh viên tốt nghiệp ra trường đảm bảo về trình độ kiến thức cơ bản, kĩ năng nghiệp vụ, có khả năng thích ứng nhanh với thị trường lao động. Trình độ giáo viên ngày càng được nâng lên rõ rệt, thể hiện ở số giáo viên có trình độ trên đại học công tác tại trường ngày càng tăng lên.

+ Đánh giá điểm yếu: Phương pháp đào tạo chậm đổi mới, nội dung, chương

trình nặng về lý thuyết, nội dung thực hành, tự nghiên cứu còn hạn chế chưa phát huy tính tích cực tự học của người học. Chưa có hệ thống giám định về chất lượng đào tạo. Quản lý tiến độ, chất lượng đào tạo còn lỏng lẻo.

+ Nhu cầu đổi mới: Đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý, tổ

chức quá trình đào tạo là trọng tâm và cấp thiết. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hoá - hiện đại hoá.

2.2.2.2 Thực trạng về đội ngũ cán bộ, công tác quản lý nhân sự.

Tổng số cán bộ giảng viên, công nhân viên:

Đến năm 2013 số lượng cán bộ, giáo viên có tổng là 413 người trong đó: + Cán bộ quản lý, các phòng ban, các trung tâm: 97 người

+ Giảng viên : 316 người

Đội ngũ giáo viên luôn là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đối với chất lượng đào tạo, ý thức được vấn đề này nên hàng năm Nhà trường rất chú trong đến công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên cả về chất và về lượng.

Bảng 2.8: Cơ cấu giáo viên theo khoa chuyên môn

TT Đơn vị Số lượng

Giới tính Nam Nữ 1 Khoa Thực phẩm 42 9 33 2 Khoa Công nghệ hóa học 36 11 25 3 Khoa Cơ bản 44 12 32 4 Khoa Kế toán 41 5 36 5 Khoa Công nghệ thông tin 38 17 21 6 Khoa Công nghệ kỹ thuật điện 36 13 23 7 Khoa Tài chính – Quản trị 40 6 34 8 Khoa Mác Lê 39 6 33

Bảng 2.9. Bảng cơ cấu đội ngũ giảng viên theo ngạch chức danh STT Cơ cấu Trình độ chuyên môn Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Khác Tổng số 04 214 95 03 0 1 - Giảng viên cao cấp

2 - Giảng viên chính 04 05

3 - Giảng viên cơ hữu 209 70 03 0 4 - Giảng viên kiêm nhiệm 25 0

( Nguồn: phòng Tổ chức – Hành chính)

Bảng 2.10: Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi và thâm niên công tác

Tổng số Giáo viên

Tuổi đời Thâm niên công tác <30 31-40 41-50 51-60 <5 5-10 10-20 >20 316 213 72 19 12 197 82 25 12 100% 67,40 22,78 6,01 3,81 62,34 25,94 7,91 3,81 ( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính - trường CĐCN Thực phẩm ) Đánh giá về thực trạng đội ngũ cán bộ: + Đánh giá điểm mạnh:

Đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường đã được rèn luyện, trưởng thành trong quá trình xây dựng trường, có phẩm chất lao động tốt, trình độ chuyên môn vững vàng. Duy trì lớp học nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên mới. Theo thống kê của phòng Tổ chức – Hành chính của Nhà trường, có khoảng 100% giáo viên có trình độ sư phạm bậc 1, trong đó có 80% giáo viên đã bồi dưỡng lên trình độ sư phạm bậc 2, hầu hết các giáo viên đã học chứng chỉ giáo dục đại học. Các giáo viên dạy nghề thì số đã qua trình độ giáo dục nghề chiếm 22,78% tổng số giáo viên.

Số giáo viên của Nhà trường đều có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, số giáo viên dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 67,4% và có số năm công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 62,34%. Số giáo viên trên 50 tuổi và có số năm công tác trên 20 năm chỉ có 12

người, chiếm tỷ lệ 3,81%. Với cơ cấu giáo viên như vậy là chưa hợp lý. Đội ngũ giáo viên trẻ tuổi có ưu điểm là nhanh nhẹn, năng động, ham học hỏi, kiến thức đa dạng và cập thời hơn, tuy nhiên do kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên việc truyền tải những kiến thức đó đến với người học bị hạn chế. Ngược lại, số giáo viên có số năm công tác trên 10 năm chiếm tỷ lệ 11,72%, đội ngũ giáo viên này là điểm tựa cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm nghề nghiệp cho toàn thể giáo viên trong nhà trường, nhưng tỷ lệ hiện có của trường là thấp.

+ Đánh giá điểm yếu: Tỷ lệ giáo viên có thâm niên công tác lâu năm có kinh

nghiệm giảng dạy thấp, việc trẻ hoá đội ngũ gặp nhiều khó khăn về nguồn tuyển và biên chế ngân sách. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ còn hạn chế. Cán bộ quản lý phần lớn là giảng viên kiêm nhiệm, chưa được đào tạo cơ bản về khoa học quản lý. Công tác quản lý còn lỏng lẻo, chưa đồng bộ và chưa phát huy được hiệu quả. Tiền lương chưa phù hợp với một số đối tượng giữa cống hiến và hưởng thụ.

+ Nhu cầu đổi mới: Đẩy mạnh việc tạo nguồn và tuyển chọn cán bộ, giảng viên

mới có chất lượng ổn định lâu dài, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ hiện có, phấn đấu đạt 90 % giảng viên có trình độ trên đại học, trong đó 50 % có trình độ tiến sĩ.

2.2.2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học

Cụ thể về cơ sở vật chất hiện có của nhà trường như sau:

(1). Diện tích đất: 62.694 m2. (2). Diện tích xây dựng: 8.000 m2.

Trong đó: Giảng đường: (Tổng số phòng học: 38 - diện tích 6.768 m2). Phòng máy

tính: (Số lượng: 5 phòng - Diện tích 286 m2). Thư viện: (01- Diện tích: 300 m2). Phòng thí nghiệm: (8 phòng - 422 m2). Thực hành: 6 phòng - 288 m2.

Các công trình xây dựng khác: (Nhà ăn N: 1080 m2. Ký túc xá: 2400 m2. Sân thể thao: 2500 m2. Hội trường: 450 m2 . Câu lạc bộ: 150 m2). Trường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học:

- Triển khai xây mới và đưa và sử dụng hệ thống phòng học lý thuyết, học thí nghiệm, xưởng thực hành, trung tâm chuyển giao công nghệ, phòng học ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin, trung tâm thông tin thư viện điện tử… và sử dụng có

hiệu quả ký túc xá học sinh, sinh viên. Bổ xung mua sắm thêm thiêt bị, dụng cụ phòng thí nghiệm, phòng học thực hành và các trang bị phục vụ cho giảng dạy, học tập, sinh hoạt của giáo viên và học sinh sinh viên.

- Khai thác và sử dụng 54 phòng học lý thuyết, 6 phòng máy vi tính, 16 phòng thực hành hiện có, nhà trường hoàn thiện đưa vào sử dụng 06 xưởng thực hành, đưa vào sử dụng hội trường 400 chỗ ngồi, trung tâm thông tin thư viện 350m2, 12000 đầu sách và 100 máy vi tính.

- Nâng cấp thư viện hiện tại có trung tâm quản lý thông tin với nhiều sách, tạp chí tài liệu, giáo trình cho giáo viên, sinh viên của Trường. Phòng đọc có sức chứa 200 chỗ ngồi, in ấn đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Bổ xung máy vi tính từ 100 máy, đưa tổng số máy lên 500 máy, hoàn chỉnh hệ thống nối mạng LAN và nối mạng Internet. Về marketing, Trường có đưa thông tin tuyển sinh trên các thông tin đại chúng và trực tiếp đến các doanh nghiệp nhưng hiệu quả chưa cao, chưa gây được ấn tượng nổi bật cho khách hàng về các ưu điểm và dịch vụ của Trường. Việc triển khai công tác PR- truyền thông, đặc biệt là thông tin báo chí, quan hệ công luận còn thiếu chủ động, mang tính đối phó. Công tác tiếp thị quảng bá hình ảnh thương hiệu còn thiếu chiến lược dài hạn và kế hoạch tổng thể cũng như chưa thể hiện vai trò của mình cho chiến lược chung của trường.

Đánh giá về thực trạng cơ sở vật chất của Trường :

+ Đánh giá điểm mạnh: Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất của Trường

đã được đầu tư đáng kể, cơ bản đã được kiên cố hoá, đặc biệt là hệ thống giảng đường nhà làm việc.

+ Đánh giá điểm yếu: Đầu tư trang thiết bị chưa đồng bộ, đầu tư còn dàn trải chưa

trọng tâm. Hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm cần được hiện đại hoá, nhiều trang thiết bị thí nghiệm đã lạc hậu. Thư viện của Trường chưa tương xứng và chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên.

+ Nhu cầu đổi mới: Tăng cường cơ sở vật chất cho thư viện. Tiếp tục đầu tư

nâng cấp ký túc xá, nhà thi đấu, hệ thống các phòng thí nghiệm. Đầu tư để đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý và công tác giảng dạy, học tập của Trường.

2.2.2.4. Về tài chính-kế toán.. + Đánh giá điểm mạnh: a, Quản lý tài chính:

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chứ bộ máy, biên chế và tài chính. Thực hiện thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ tài chính và Thông tư sửa đổi thông tư 81 thông tư 172/2009/TT-BTC, ngày 26/08 của Bộ tài chính. Trên cơ sở các thông tư, Nghị định này. Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Thực Phẩm đã ra quy chế chi tiêu nội bộ,sử dụng nguồn tài chính của Nhà nước cho phép. Thực hiện đúng chế độ chính sách, luật ngân sách Nhà nước ban hành. Chấp hành các chế độ thanh, quyết toán, thống kê kế toán 6 tháng và cuối năm tài chính. Hàng năm dưới sự giám sát sử dụng nguồn tài chính của Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, công tác quản lý tài chính được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ.

b, Nguồn lực tài chính.

Hiện nay nguồn vốn chủ yếu của Trường là do ngân sách nhà nước cấp. Tuy nhiên, với chủ trương tự chủ hạch toán và minh bạch các nguồn thu chi thì trường đang đa dạng hóa các nguồn thu. Trong đó, tăng các nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước như: Phát triển các hoạt động dịch vụ đặc biệt là liên kết với các trường để đào tạo, liên kết với các doanh nghiệp, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Đánh giá điểm yếu: Công tác quản lý tài chính trong giai đoạn hiện nay hết

sức khó khăn bởi vì luật ngân sách hết sức chặt chẽ, có sự giám sát của đơn vị chủ quản và các Bộ có liên quan. Chủ trương tạo vốn kém năm động, phát huy hiệu quả của nguồn vốn kém hạn chế nên chưa huy động được nguồn vốn từ các thành phần

2.2.2.5. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ của nhà trường bao gồm các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm các nội dung: Xây dựng phương hướng, mục tiêu, kế hoạch nghiên cứu khoa học ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ thuật; Đề xuất sáng kiến và giải pháp thực hiện; Tham gia hội nghị, hội thảo khoa học.

+ Đánh giá các điểm mạnh:

Mở rộng quan hệ hợp tác với các trường trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo

viên, liên kết đào tạo, viện trợ các trang thiết bị dạy học. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giúp đỡ về chương trình, tài liệu giảng dạy, thiết bị đào tạo và phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm đến năm 2020 (Trang 47 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)