2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp và xử lý số liệu mang tính chất định tính, định lượng
2.1.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê số liệu, tình hình thu NSNN qua các năm, các nguồn thu ngân sách để phục vụ cho phương pháp so sánh, phân tích được chính xác. Các số liệu được xử lý, tính toán trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng. Tổng hợp, kế thừa số liệu các nghiên cứu khác để đưa ra các ý kiến, nhận định cho nghiên cứu này.
2.1.2. Phương pháp phân tích
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được làm sạch, loại bỏ những thông tin sai lệch, thiếu chính xác rồi tiến hành tổng hợp theo các phương pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, thiết kế thành hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khoa học nhất.
- Dùng phương pháp thống kê mô tả để xác định xu hướng biến động của từng nguồn thu trong cân đối ngân sách nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá công tác thu ngân sách;
- Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế và thống kê toán để phân tích, đánh giá và kiểm định thực trạng thu trong cân đối ngân sách trên cơ sở các số liệu thứ cấp và sơ cấp đã được tổng hợp.
2.1.3. Phương pháp phân tích so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, so sánh sự khác nhau về tình hình thu ngân sách nhà nước. Sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian. Phân tích so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và
được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, trong cùng một vấn đề… ) 2.1.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Dùng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng thu ngân sách trên địa bàn nghiên cứu theo các tiêu thức (góc độ) khác nhau.
2.1.5. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo
Ngoài những phương pháp kể trên, Luận văn còn thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý có liên quan đến công tác thu ngân sách như: Các cán bộ lãnh đạo cấp huyện và cấp xã, các cán bộ làm công tác tài chính lâu năm, Chi cục trưởng và các Đội trưởng thuộc Chi cục thuế Đức Thọ, Giám đốc các doanh nghiệp… để có căn cứ khoa học cho việc rút ra các kết luận một cách xác đáng và đề ra các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn trong thời gian tới.
2.1.6. Phương pháp khảo sát điều tra
Qua công tác điều tra cán bộ giữ chức vụ chủ chốt tại 28/28 UBND xã, thị trấn là các phó chủ tịch phụ trách mảngkinh tếvà các đơn vị cấp huyện có liên quan đến công tác thu ngân sách gồm 03 lãnhđạo Chi cục thuế; Phó và Trưởng phòng tài chính UBND Huyện Đức Thọ.
Khảo sát các công ty cổ phần, công ty TNHH và các doanh nghiệp tư nhân thuộc Chi cục thuế quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Đức Thọ nhằm so sánh sự khác biệt giữa đối tượng quản lý thu ngân sách Nhà nước và đối tượng nộp NSNN trong việc đánh giá chất lượng công tác quản lý thu ngân sách.
Qua điều tra 56 người (Chủ tịch và phó chủ tịch) của 28 xã thị trấncho thấy phần lớn các ý kiến đều đồng tình với quy trình lập và giao dự toán thu hàng năm.
Tuy vậy, vẫn còn một số ý kiến chưa đồng tình với quy trình lập và giao dự toán thu như hiện nay, bởi vì việc tổ chức quản lý ngân sách theo mô hình “lồng ghép” nên việc quyết định dự toán ngân sách của địa phương chỉ mang tính hình thức và quyết định những chỉ tiêu mà cấp trên đã quyết định rồi, không phát huy được vai trò của HĐND ở địa phương. Kéo theo nó là làm cho chu trình ngân sách kéo dài, thời gian dành cho mỗi khâu ngắn, không đủ để chắc chắn các khoản thu được giao là chính xác.