2 .Nguồn tư liệu
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Đức Thọ là một vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Được thiên nhiên ban tặng cho thế núi hình sông khoáng đãng hữu tình, đồng ruộng phì nhiêu và có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với các di tích lịch sử văn hóa. Đức Thọ có 28 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 27 xã ), tổng diện tích đất tự nhiên 20243,34 ha.
Đức Thọ nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài theo đường Quốc lộ 8A là 16km với đầy đủ các dạng địa hình, có đồi núi, gò đồi, ven trà sơn, thung lũng, đồng bằng, sông, với không gian hẹp, trong đó đất núi đồi và đất rừng chiếm 20,5% diện tích đất tự nhiên
Nhìn chung, huyện Đức Thọ có vị trí khá quan trọng đối với vùng kinh tế phía bắc của tỉnh, với những lợi thế cơ bản là nằm trên trục đường Quốc lộ 8A nối QL 1A với cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và có đường sắt Bắc Nam chạy qua.
3.1.1.2 Tài nguyên đất
Theo số liệu hiện trạng kiểm kê đất đai năm 2010 (01/01/2010) huyện có tổng diện tích tự nhiên : 20.243,34 ha chiếm ,097% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó:
- Đất nông nghiệp : 12.754,33 ha - Đất phi nông nghiệp : 5.249,50 ha - Đất chưa sử dụng : 2.1239,51 ha.
Bảng 3.1: Diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2010 của Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh
TT và loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Ghi chú 1. Đất Nông nghiệp 12.754,33 100
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9.696,48 76,03 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8.042,53 63.06 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.653.95 12,96 1.2 Đất sản xuất lâm nghiệp 2.884,70 22,62 1.2.1 Đất rừng sản xuất 2.764.17 21,67 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 120.53 0,95 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 150,47 1,20 1.4 Đất Nông nghiệp khác 19,68 0,15 2. Đất Phi nông nghiệp 5.249,50 100,00
2.1 Đất ở 703,11 13,39
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 666.00 12,69 2.1.2 Đất ở tại đô thị 37.11 0,71 2.2 Đất chuyên dung 2.557,80 48,72 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp 28,07 0,53 2.2.2 Đất quốc phòng 1.31 0,03 2.2.3 Đất an ninh 1.01 0,02 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN 143.98 2,74 2.2.5 Đất có mục đich công cộng 2.383.43 45,40 2.3 Đất tôn giáo,tín ngưỡng 30,14 0,58 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 233.49 4,45 2.5 Đất sông suối và mặt nước 1.723,92 32,84 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 1,04 0,02 3.Đất chưa sử dụng 2.181,26 10,78 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 1.120,22
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1.119,29
Nguồn: Quy hoạch - kế hoạch sử dụngđất đai Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh thời kì 2011 - 2020
3.1.1.3. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng
- Nhóm kim loại có Măngan được hình thành nằm chủ yếu trên địa phận củacác xã là Đức Dũng, Đức An và Đức Lập, trữ lượng ước tính không phân cấp là50.000 tấn ( theo số liệu khảo sát, thăm dò quy hoạch khoáng sản ).
- Nhóm phi kim loại có Caolanh để làm đồ gốm và vật liệu xây dựng. - Nhóm nguyên vật liệu xây dựng có đất làm vật liệu chịu lửa ở xã Đức Hoàvới trữ lượng hàng triệu tấn, ngoài ra còn có các mỏ đất sét, cát, đá....làm vật liệuxây dựng.
3.1.1.4. Tài nguyên nhân văn
Đức Thọ là vùng đất có truyền thống yêu nước với những bậc cách mạngtiền bối như Đồng Chí Trần Phú - Nguyên Tổng Bí Thư đầu tiên của Đảng CộngSản Việt Nam. Đức Thọ còn là nơi có bề dày lịch sử văn hoá với lòng hiếu học,nhân dân cần cù thông minh sáng tạo nên đã cống hiến cho quê hương và đất nướcnhững nhà trí thức và khoa học lớn. Đức Thọ cũng là nơi có nhiều đền chùa, miếu mạo thể hiện truyền thống tập tục của quê hương và những nơi ghi công những người con của quê hương hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc để thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn với những di tích lịch sử được xếp hạng như nhà lưu niệm đồng chí Trần Phú và các đền thờ Lê Bôi, Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng, Đinh Lễ, Bùi Dương Lịch... Đức Thọ có những nghề truyền thống được phát triển sớm, có những nghề nổi tiếng với những sản phẩm truyền thống như nghề mộc ở Thái Yên và nghề dệt ở Yên Hồ, Thọ Ninh, Đông Thái và nghề Bánh Gai Đức Yên và nghề làm Bún...