2 .Nguồn tư liệu
4.3.8. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
Luật ngân sách Nhà nước đã quy định cụ thể các khoản thu từng cấp ngân sách được hưởng 100%, các khoản được phân chia giữa các cấp ngân sách. Tuy nhiên, các khoản thu phân chia giữa ngân sách địa phương như hiện nay chưa khuyến khích các địa phương có nguồn thu phát sinh từ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Vì vậy, tác giả luận văn xin đề xuất phương án phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách như sau:
Giảm dần phạm vi các khoản thu thuộc diện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách; đồng thời tăng số lượng các khoản thu 100% cho ngân sách địa phương.
Tiếp tục thực hiện phân quyền cho Hội đồng nhân dân các cấp quy định một số mức thu phí và lệ phí theo đặc điểm của địa phương.
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
1. Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về Ngân sách nhà nước và quản lý thu Ngân sách trên địa bàn huyện làm cơ sở khoa học cho đề tài.
2. Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện so với dự toán được giao kết luận được số thu ngân sách nhà nước đạt được hàng năm đều vượt cao so dự toán, tỷ lệ thực hiện có xu hướng tăng dần qua từng năm, bình quân thực hiện vượt dự toán trên 20%. Qua đó để có những điều chỉnh hợp lý, chính xác trong việc lập và giao dự toán cho thời kỳ tiếp theo.
3. Đánh giá thực trạng từng khoản thu ngân sách trên địa bàn, xác định nguồn thu chủ yếu là từ cấp quyền sử dụng đất, nguồn thu tiềm năng là thu NQD. Trên cơ sở xu hướng biến động qua từng năm để đánh giá những kết quả đạt được, rút ra những tồn tại và chỉ rõ nguyên nhân để có cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
4. Tiến hành điều tra khảo sát một lượng mẫu theo các nội dung của bảng câu hỏi soạn sẳn; kết quả phân tích thống kê cho thấy chất lượng công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn trong thời gian qua chỉ mới đạt trên mức trung bình và một số vấn đề chưa tốt như: công tác tuyền truyền, sự phối hợp của các đơn vị trong công tác quản lý thu; có sự khác biệt trong đánh giá chất lượng công tác quản lý thu giữa đối tượng quản lý thu ngân sách và đối tượng nộp ngân sách.
5. Qua phân tích và đánh giá biến động của nguồn thu trong cân đối ngân sách, luận văn làm rõ tác động của việc tăng thu trong cân đối ngân sách đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo 3 nội dung chính, đó là: góp phần cân đối thu-chi ngân sách địa phương; thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế; đảm bảo các nguồn lực cho việc giải quyết những yêu cầu về an sinh xã hội trên địa bàn.
6. Trên cơ sởlý thuyết về thu và tăng NSNN, đồng thời chỉ ra được những mặt đựt được, những mặt hạn chế và nguyện nhân, lucưN, đ những yêu cầu về an sinh xã nhằm mụcđích tăng thu NSNN trên địa bàn huyện Đức Thọ trong thời gian tới; trong mNN trng yêu cầu về an sinh xã hội trên địa bàn.ng cân đối ngân sách, luận văn làm rõ tác động của việc tăng thu trong cân đối ngân sách đối với phát t Thọ, là vấn đề cấp bách trong toàn tỉnh thời gian này. 2. KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu lý luận, trên cơ sở thực trạng thu ngân sách cấp huyện và những kinh nghiệm làm việc đã thu nhận được trong thời gian qua tại Chi cục thuế huyện Đức Thọ, tôi xin mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị về những vấn đề liên quan nhằm tăng cường công tác thungân sách ở huyện Đức Thọ với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách huyện.
Từ kết quả nghiên cứu, tôi kiến nghị: 2.1. Các kiến nghị với Trung ương
Cần sớm tiếp tục cải tiến hệ thống chính sách thuế, xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân của Đảng và Nhà nước, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội.
2.2. Đối với các đơn vị cấp tỉnh
- Kiến nghị Chính phủ sớm giao dự toán thu chi NSNN cho địa phương trước ngày 10 tháng 11 hàng năm. Đồng thời, giao cho các cơ quan có liên quan nghiên cứu cải tiến qui trình lập dự toán phù hợp với qui định của Luật NSNN và tình hình thực tế của địa phương theo hướng HĐND tỉnh quyết định phân bổ NSNN trước ngày 20 tháng 11 hàng năm (sớm hơn 20 ngày) để tạo điều kiện cho HĐND, UBND các huyện, xã, các đơn vị dự toán cấp 1 có nhiều thời gian hơn nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự toán NSNN.
- Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách cho cấp huyện, trong đó tăng số lượng các khoản thu huyện hưởng 100% để huyện có điều kiện điều tiết cho ngân sách cấp xã.
- UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các ban, ngành có liên quan như sở Kế hoạch đầu tư, Cục thống kê, Sở Công Thương, Công an…phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong việc xây dựng kế hoạch thu thuế, quản lý thuế và xử lý những vi phạm về thuế.
- Trong việc quản lý chỉ đạo thực hiện các dự án để phát triển sản xuất trên địa bàn, đề nghị UBND tỉnh xem xét cải tiến cơ chế quản lý tạo điều kiện cho huyện được quyền chủ động hơn, rộng rãi hơn trong quản lý sử dụng ngân sách cũng như trong quản lý khai thác, sử dụng các nguồn lực (trước hết là đất đai) trên địa bàn nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
2.2.2. Đối với Cục thuế Hà Tĩnh
- Tổ chức công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến chính sách thuế khi có thay đổi nhằm giúp cho các chi cục tiếp cận được các chủ trương, chính sách mới để thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của mình.
- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, cung cấp dịch vụ thuế cho DN một cách tốt nhất, bố trí đủ kinh phí hàng năm để cấp cho các Chi cục thực hiên công tác tuyên truyền.
2.3. Kiến nghị với chính quyền cấp huyện
- HĐND huyện cần nâng cao hơn nữa chức năng giám sát công tác ngân sách, đặc biệt phải chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát thu ngân sách.
- HĐND, UBND Huyện và chính quyền các cấp phải thực sự quan tâm đến sự chỉ đạo, điều hành công tác thuế trên địa bàn, cần phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý và thu thuế trên địa bàn.
2.4 Kiến nghị với Chi cục thuế Huyện Đức Thọ
- Đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền. Tuyên truyền giáo dục, thuyết phục để người nộp thuế ý thức đầy đủ, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Tiếp tục thực hiện tốt Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản thuế các thủ tục hành chính thuế trong việc đăng ký thuế, kê khai thuế, quyết toán thuế, miễn giảm, hoàn thuế. Gắn việc rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính với công tác giám sát thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Tạo niềm tin với người nộp thuế và cơ quan thuế thực sự là “người bạn đồng hành của người nộp thuế”.
- Thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng nộp, đưa hết đối tượng nộp thuế vào diện quản lý của cơ quan thuế. Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế mới ra kinh doanh, các tổ chức, cá nhân chuyển đi, chuyển đến, nghỉ bỏ kinh doanh. Kiểm tra thực tế các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng không hoạt động, hoặc có hoạt động nhưng không kê khai thuế. Thực hiện thu hồi Giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hoá đơn đối với tổ chức, cá nhân không hoạt động sản xuất kinh doanh; xử lý nghiêm túc các trường hợp sản xuất kinh doanh nhưng không đăng ký thuế, nộp thuế vào ngân sách nhà nước
thuế của người nộp thuế.
- Tăng cường công tác quản lý nợ, xử lý nhanh gọn nợ thuế, giảm thiểu nợ đọng thuế góp phần tăng thu cho ngân sách.
- Tăng cường công tác quản lý nội bộ ngành thuế, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2003), Quyết định số 130/2003/QĐ-BTC ngày 18/8/2003 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 80/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN. 3. Bộ Tài chính (2004), Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của TrungQuốc về quản lý tài chính - ngân sách.
4. Bộ Tài chính (2007), Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Hàn Quốc về quản lý tài chính- Ngân sách.
5. Bộ Tài chính (2007), Báo cáo kết quả khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý tài chính - ngân sách của cộng hoà liên bang Đức và Thuỵ sĩ.
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. 7. Chính phủ (2004), Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/1/2004 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
8. Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ về Quy chế xem xét, thảo luận quyết định dự toán, phân bổ dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
9. Chi cục thuế Huyện Đức Thọ (2010 - 2013): Báo cáo tổng kết công tác thu ngân sách và phương hướng nhiệm vụ thu ngân sách các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 3014
10. Đinh Tích Linh (2003), Những điều cần biết về ngân sách nhà nước để thực hiện Luật ngân sách nhà nước mới, Nxb Thống kê, HN.Luận án tiến sĩ “Về việc quản lý thu thuế trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung” của tác giả Nguyễn Thế Tràm, Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh, năm
1996.
11. Huyện ủy Đức Thọ (2010): Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ huyện khoá XXVII tại Đại hội Đảng bộ huyện khoá XXVIII (nhiệm kỳ 2010 – 2015) 12. Học viện Tài chính (2003), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, HN. 13. Lê Văn Ái (2000), Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế trong nền kinh tế. NXB Tài chính, Hà Nội.
14. Luận án tiến sĩ kinh tế “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước” của tác giả Nguyễn Việt Cường, trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 2001
15. Luận án thạc sĩ “Các biện pháp tăng cường quản lý thu, chi ngân sách các tỉnh duyên hải miền Trung” của tác giả Phan Văn Dũng, năm 2001.
16. Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” năm 2001 của Nguyễn Hoài Phương. 17. MoF Dự án hỗ trợ cải cách ngân sách (2003), 100 câu hỏi và giải đáp 18. Nguyễn Cúc (chủ biên): Tập bài giảng về Quản lý nhà nước về kinh tế 19. Nguyễn Đẩu. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế. 20. Phòng Thống Kê - UBND Huyện Đức Thọ: Các báo cáo thống kê năm 2010 - 2013
21. Quốc hội nước CHXHCNVN (2002) Luật Ngân sách nhà nước thông qua ngày 16/12/2002.
22. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2003) Luật tổ chứcHội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân.
23. Sở Tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh: Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2011 -2020;
24. Thủ tướng chính phủ (2011) Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ “Về việc phê duyệt chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2010 - 2020”
25. Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 về quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
26. Tào Hữu Phùng (2004), An ninh tài chính quốc gia lý luận-cảnh báo- đối sách, Nxb Tài chính 2004.
27. Tạp chí Thuế Nhà nước số 12 (130) kỳ 4.3/2007.
28. UBND Tỉnh Hà Tĩnh (2012) Quyết định số 30/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý, chống thất thu ngân sách từ thuế, phí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và các năm tiếp theo;
29. UBND Tỉnh Hà Tĩnh (2012): Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý, chống thất thu ngân sách từ thuế, phí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và các năm tiếp theo (Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 4 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh)
30. UBND huyện Đức Thọ (2010), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
31. UBND Huyện Đức Thọ (2010 - 2013): Báo cáo nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội các năm 2010, 2911, 2012, 2013;