Mục tiêu của cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 của Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 73 - 74)

2 .Nguồn tư liệu

4.1 Mục tiêu của cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 của Chính phủ

4.1.1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện cho người nộp thuế tăng tích tụ, tăng khả năng cạnh tranh, thực sự là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước; xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế và phí, lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học theo thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết tích hợp, tự động hóa cao. 4.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống chính sách thuế được hoàn hiện và có cơ cấu hợp lý, với những định hướng chủ yếu như sau:

+ Giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước 23-24% GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế và phí, lệ phí khoảng 22-23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế và phí, lệ phí quân hàng năm đạt khoảng 16-18% năm.

+ Giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước và tỷ lệ động viên từ thuế và phí, lệ phí trên GDP ở mức hợp lý theo định hướng mức thuế được nghiên cứu điều chỉnh giảm mứcđộng viên trên một đơn vị hàng hóa, doanh thu dịch vụ để khuyến khích cạnh tranh, khuyến kích tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)