Cơ chế phân cấp quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Đức Thọ, Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 45 - 47)

2 .Nguồn tư liệu

3.1.3 Cơ chế phân cấp quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Đức Thọ, Hà

Hà Tĩnh

Nguồn thu ngân sách địa phương được phân thành 2 nhóm: Thu cố định và thu điều tiết. Cơ chế điều hành, phân công, phân cấp quản lý ngân sách hiện hành của tỉnh Hà Tĩnh quy định rõ các khoản thu cố định được để lại 100% cho từng cấp ngân sách và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách tỉnh, huyện, xã (gọi là tỷ lệ điều tiết các cấp ngân sách).

Việc xác định tỷ lệ điều tiết các khoản thu được thực hiện trên nguyên tắc cấp nào quản lý thu thì điều tiết tối đa cho cấp đó, nhưng vẫn đảm bảo có bổ sung từ ngân sách cấp trên để ổn định chi khi số thu chưa huy động kịp thời vào ngân sách.

Trên cơ sở các nhiệm vụ chi quan trọng, cần thiết và điều hoà ngân sách cho các địa phương, huyện Đức Thọ được phân chia tỷ lệ % các khoản thu ngân sách như sau:

+ Ngân sách cấp huyện hưởng 100%:

- Thuế môn bài doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

- Các khoản phí và lệ phí (Sau khi được trừ các khoản chi theo quy định của pháp luật của do các cơ quan đơn vị thuộc cấp huyện tổ chức thu);

- Thu sự nghiệp phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị thuộc cấp huyện quản lý;

quốc doanh;

- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách cấp huyện, tiền thu hồi vốn của ngân sách cấp huyện tại các tổ chức kinh tế;

- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp huyện.

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện;

- Thu kết dư ngân sách cấp huyện;

- Thu tiền bán hàng tịch thu sung công quỹ Nhà nước từ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại v.v... của các cơ quan có thẩm quyền cấp huyện quyết định;

- Thu tiền phạt theo pháp lệnh xử phạt hành chính do các đơn vị có thẩm quyền cấp huyện quyết định, thu từ xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn (kể cả do Cục thuế xử phạt trên địa bàn);

- Huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Nhà nước.

- Các khoản thu khác của ngân sách cấp huyện: Thu bán, thanh lý tài sản, thu hồi các khoản chi năm trước (trừ các đơn vị sự nghiệp thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ) do các đơn vị cấp huyện quản lý nộp;

- Thu chuyển nguồn từ ngân sách cấp huyện năm trước sang năm sau; - Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh.

+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách:

*, Thuế GTGT và thuế TNDN thu từ khu vực CTN - DV ngoài quốc doanh:

- Đối với các hộ cá thể sản xuất kinh doanh : + Huyện hưởng: 50% .

+ Xã: 50%

- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: + Ngân sách tỉnh: 20%;

+ Ngân sách huyện: 80%. *, Thu tiền sử dụng đất:

- Đối với thu tiền sử dụng đất khi nhà nước đấu giá QSD đất và giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân:

+ Ngân sách tỉnh: 40%; + Ngân sách huyện: 30%; + Ngân sách xã: 30%. *, Lệ phí trước bạ:

- Đối với lệ phí trước bạ nhà đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: + Ngân sách tỉnh: 70%;

+ Ngân sách huyện: 30%.

- Đối với lệ phí trước bạ (Không kể lệ phí trước bạ nhà đất): Ngân sách tỉnh: 40%, ngân sách huyện: 40%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)