Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các nguồn thu trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 78 - 82)

2 .Nguồn tư liệu

4.3.2 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các nguồn thu trên địa

địa bàn đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời, đặc biệt tập trung cho các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn như:

4.3.2.1 Đối với nguồn thu từ thuế NQD

Để thực hiện việc quản lý thu thuế được tốt thì trước hết cần phải có những biện pháp quản lý thích hợp đối với đối tượng nộp thuế. Cần phải đưa tất cả mọi đối tượng kinh doanh trên địa bàn quản lý vào diện quản lý và thu.

Cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành có liên quan điều tra, thống kê cấp giấy phép kinh doanh, cấp mã số thuế và thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể ngoài quốc doanh để đưa các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh vào quản lý và thực hiện khai thuế, nộp thuế đúng, đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Công khai thuế của các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế trên các kênh thông tin, như: Trang thông tin điện tử của ngành, của tỉnh và các địa phương để góp phần thực hiện minh bạch, công bằng trong việc thực hiện

nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

- Thường xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Phân loại đối tượng nộp thuế theo loại hình, lĩnh vực, quy mô, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức quản lý thuế để chống thất thu về đối tượng và tiền thuế.

- Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế mới ra kinh doanh, các tổ chức, cá nhân chuyển đi, chuyển đến, nghỉ bỏ kinh doanh. Kiểm tra thực tế các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng không hoạt động, hoặc có hoạt động nhưng không kê khai thuế. Thực hiện thu hồi Giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hoá đơn đối với tổ chức, cá nhân không hoạt động sản xuất kinh doanh; xử lý nghiêm túc các trường hợp sản xuất kinh doanh nhưng không đăng ký thuế, nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

- Trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế, cần đặc biệt chú ý đến những đối tượng lợi dụng danh nghĩa cơ quan, đoàn thể để kinh doanh trái phép, gây thất thu Ngân sách nhà nước, làm ảnh hưởng đến công bằng xã hội... Tất cả các trường hợp này đều được coi là vi phạm luật pháp về thuế, cần phải được xử lý nghiêm minh theo đúng luật và các qui định xử lý về thuế.

- Trong việc quản lý đối tượng nộp thuế, cần phải chấm dứt ngay tình trạng một số địa phương giữ hộ kinh doanh để thu phí, lệ phí dưới dạng “lệ làng” để xây dựng ngân sách riêng không cho thu thuế, cơ quan thuế các cấp phải điều tra, nắm lại và tổng hợp báo cáo với UBND huyện để chỉ đạo chấm dứt.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn, phát hiện và xử lý những đối tượng ra kinh doanh không kê khai đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. Truy thu đầy đủ số thuế kể từ khi ra kinh doanh đến khi được phát hiện và phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm một cách nghiêm minh, qua đó để làm gương cho các đối tượng khác.

- Trong quá trình kê khai nộp thuế, các đối tượng nộp thuế thường tìm cách hạ thấp doanh thu và tăng chi phí trong lúc kê khai so với doanh thu và chi phí thực tế để giảm số thuế phải nộp.

- Nhiệm vụ của cơ quan thuế là phải tìm cách đưa doanh thu tính thuế và chi phí được trừ đúng với doanh thu và chi phí thực tế phát sinh trong kỳ.

- Triển khai thực hiện việc thu thuế xây dựng cơ bản đối với khu vực tư nhân:Cơ quan thuế cần sớm đề xuất với UBND huyện để có phương án triển khai, tổ chức phối hợp giữa cơ quan cấp phép xây dựng nhà ở tư nhân (Phòng Công Thương) và chính quyền các xã, thị trấn, trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc cấp phép xây dựng để tổ chức triển khai thu thuế xây dựng đối với việc xây dựng cơ bản khu vực tư nhân.

4.3.2.2. Đối với các khoản thu từ đất đai

- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 để có căn cứ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo đúng luật định, tránh tình trạng đầu cơ chờ quy hoạch để trục lợi.

- Công bố công khai các thông tin liên quan đến các dự án đầu tư, quy hoạch và các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng.

- Thay đổi phương thức đấu giá cấp quyền sử dụng đất, các cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá phải xác định rõ vị trí lô đất được đấu giá, có thể tham gia đấu giá nhiều lô nhưng phải nộp lệ phí và tiền cọc cho từng lô tham gia đấu giá. Việc đấu giá được tổ chức bằng cách hô giá trực tiếp bằng lời (không ghi phiếu).

- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với những khu đất có khả năng sinh lợi cao để tổ chức đấu giá cấp quyền sử dụng đất.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công. Tập trung vào việc tiếp tục rà soát, khai thác các nguồn thu trên địa bàn, áp dụng đúng mức thu và tỷ lệ điều tiết các khoản thu phí và lệ phí theo Nghị quyết của HĐND tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thu nộp phí và lệ phí vào Ngân sách nhà nước của các đơn vị, địa phương và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm quy trình quản lý thu phí và lệ phí trong việc sử dụng chứng từ, mức thu và chế độ thu nộp không đúng quy định. Chi cục Thuế đôn đốc các đơn vị ủy nhiệm thu kê khai, thu nộp phí và lệ phí theo quy định hiện hành. Tập trung quản lý, khai thác những nguồn thu mới phát sinh như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt...Cùng với các biện pháp trên, các địa phương, đơn vị cần phối hợp chặt chẽ hơn với ngành chức năng, niêm yết công khai các loại phí và lệ phí, mức thu để người dân thực hiện và giám sát hoạt động này của chính quyền, ngành chức năng. Đối với các loại phí mới, nguồn thu lớn cần xây dựng đề án chống thất thu riêng. Cơ quan thuế kiểm tra việc sử dụng ấn chỉ, chứng từ thu tại các đơn vị từ đó có biện pháp chấn chỉnh những sai phạm kịp thời. Các tổ chức cá nhân tham gia thu phí và lệ phí thường xuyên cập nhật chính sách mới và thực hiện nghiêm quy trình thu, nộp phí và lệ phí theo quy định của Nhà nước.

4.3.2.4. Tiếp tục phát triển, khai thác và nuôi dưỡng các nguồn thu mới

Khác với việc kiểm soát nguồn thu, việc khai thác nguồn thu tốn nhiều công sức hơn, đòi hỏi cán bộ quản lý am hiểu, sáng tạo trong các nguồn thu.

Trước hết, cần khắc phục tình trạng thất thu, nợ đọng thuế bằng cách tăng cường kiểm tra chống thất thu, chống nợ đọng thuế của NSNN. Cơ quan thuế cần chủ động đề xuất, kiến nghị với UBND huyện và sự hỗ trợ của các ngành liên quan trong việc thực hiện thu thuế tại địa phương, kể cả việc kiểm tra chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Thực hiện các biện pháp bồi dưỡng các nguồn thu để bù đắp các khoản thu thiếu hụt, như tăng cường kiểm tra chống thất thu; tiếp tục thực hiện tốt các chính sách vềtháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất - kinh doanh, phát triển tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ở huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)