Một số hàm ý cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000 2016 kinh nghiệm trung quốc và một số hàm ý cho việt nam (Trang 75 - 79)

CHƢƠNG 4 : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

4.2 Một số hàm ý cho Việt Nam

Có nhiều ý kiến rằng, chuyển sang cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý là lựa chọn khôn ngoan cho Việt Nam. Việc điều hành chính sách của NHNN cũng cần có những biện pháp nhằm giảm bớt những hạn chế của cơ chế điều hành tỷ giá và xem xét chiều hướng dịch chuyển cơ chế quản lý phù hợp với thực tế. Trên cơ sở xem xét tình hình biến động và chính sách tỷ giá Trung Quốc cũng như chính sách tỷ giá của Việt Nam gần đây, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, có thể so sánh và rút ra được một số hàm ý cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, về việc lựa chọn chính sách quản lý tỷ giá. Theo lý thuyết về

soát dòng vốn trong những năm tới, việc quản lý tỷ giá theo cơ chế neo tỷ giá hay neo tỷ giá có điều chỉnh có thể khiến cung tiền của Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào việc chu chuyến vốn ra vào Việt Nam. Do đó, để tỷ giá biến động linh hoạt sẽ giúp Việt Nam kiểm soát cung tiền chủ động hơn nhằm đạt các mục tiêu của chính sách tiền tệ như lạm phát. Hành động vô hiệu hóa của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn đã làm tăng đáng kể cung VND, và điều này đã dẫn đến lạm phát tăng lên ở Việt Nam. Điều khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc là cầu trong nước tăng lên mạnh nhưng không được đáp ứng bởi các nhà sản xuất trong nước. Vì vậy chính phủ Việt Nam nên cân nhắc kĩ khi sử dụng chính sách vô hiệu hóa sao cho hiệu quả nhất. Đồng thời, không nên neo tỷ giá vào một loại ngoại tệ duy nhất là USD, tỷ giá nên điều chỉnh linh hoạt hơn và tránh không để quá lâu không điều chỉnh tỷ giá, mỗi lần với biên độ điều chỉnh nhỏ để tránh gây sốc thị trường. Nên thiết lập công thức neo tỷ giá dựa trên rổ ngoại tệ chủ chốt như USD, Euro, Yên Nhật hay Nhân dân Tệ, và có tính đến quyền số của mỗi ngoại tệ trong tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu và tổng vay nợ của nước ta. Và điều quan trọng, mục tiêu của chính sách tỷ giá phải luôn hướng tới mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho chính sách xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững

Thứ hai, về việc hạn chế lạm phát, chúng ta có thể nhận thấy vấn đề

hấp thụ dòng vốn đổ vào Việt Nam ồ ạt đã đưa đến cung tiền mở rộng tăng, lạm phát là tất yếu. Tuy nhiên việc khơi thông dòng vốn đang chưa được chú trọng. Nếu như Trung Quốc cho phép doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài thì Việt Nam lại rất hạn chế, nhất là đầu tư gián tiếp, nhu cầu ngoại tệ cũng chỉ đơn thuần cho hoạt động nhập khẩu và các khoản chuyển tiền đơn phương. Do đó lạm phát sẽ xảy ra, đồng nội tệ xu hướng tăng giá gây bất lợi cho xuất khẩu. Hơn nữa, Việt Nam đang chấp nhận độc lập tiền tệ ở mức trung bình để

duy trì một chế độ tỷ giá ổn định ở mức cao (neo tỷ giá) và kiểm soát dòng vốn, nhưng trước thực trạng lạm phát ngày càng cao và xu hướng hội nhập toàn cầu thì buộc chúng ta phải chuyển đổi sang một hướng đi mới, hướng các chính sách nhằm giảm tốc lạm phát. Nó đồng nghĩa với việc chúng ta phải thay đổi mục tiêu trong bộ ba bất khả thi, kiểm soát vốn trong một chừng mực nào đó, tỷ giá phải linh hoạt hơn để đổi lại có thể thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập hơn nhằm kiềm chế lạm phát. Một số biện pháp nên thực hiện như sau:

+ Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: Bằng các biện pháp như kiểm

soát mức tăng trưởng tín dụng và lượng tiền trong lưu thông, giữ ổn định lãi suất và tiến tới giảm mặt bằng lãi suất, Việt Nam có thể can thiệp vào chính sách tiền tệ, đây là biện pháp thường dùng của các nước trên thế giới. Tuy nhiên khi mặt bằng lãi suất ở Việt Nam khá cao ở mức 12-14%/năm, nhưng chủ yếu là tín dụng doanh nghiệp, việc thắt chặt tiền tệ có thể gây phản ứng ngược làm cho vấn nạn lạm phát ngày càng trầm trọng hơn. Điều này được lý giải là khi chính phủ thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như nâng lãi suất, tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, hạ mức tăng trưởng tín dụng thì các doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đồng thời chi phí vay vốn cũng cao hơn và dẫn đến giá cả hàng hóa cao hơn hoặc cung hàng hóa giảm hoặc cả hai. Lạm phát là một vấn đề lâu dài, không phải ngày một ngày hai là có thể giải quyết được, do đó mà ở đây cần có một sự nhất quán trong chính sách dài hạn và một mục tiêu đặt ra cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

+ Thắt chặt chính sách tài khóa: Chính sách tiền tệ cần sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa. Chính sách kiểm soát lạm phát ở Việt Nam không thể thành công nếu không có sự cam kết chi tiêu từ chính sách tài khóa, mức cầu từ chi tiêu của Chính phủ phải hợp lý và rõ ràng. Tuy nhiên chính sách tiền tệ

có thể sẽ bị động do chính sách tài khóa mở rộng và việc này làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ. Do vậy, cần phải cắt giảm chi tiêu công và tập trung chi tiêu vào các hạng mục đầu tư có hiệu quả và các hạng mục mang lại lợi ích xã hội cao hơn.

+ Thực hiện các biện pháp vô hiệu hóa khi cần thiết: Mặc dù trong điều kiện ngày nay, chính sách vô hiệu hóa đang gặp phải nhiều khó khăn và ngày càng trở nên không hiệu quả và tốn kém, tuy nhiên nếu sử dụng tốt thì chính sách vô hiệu hóa vẫn là một công cụ hỗ trợ tích cực trong ngắn hạn.

+ Thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý: Chính sách tỷ giá chỉ

có tác động cộng hưởng cho các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế chứ không có tác động mạnh mẽ trực tiếp đến lạm phát. Điều này lí giải tại sao trong giai đoạn 1992-1996 khi toàn bộ nền kinh tế đang được kiểm soát tốt, chính sách tỷ giá ổn định góp phần vào việc ổn định và giảm lạm phát. Đồng thời nó cũng lí giải tại sao từ năm 2004 đến 2008, lạm phát lại tăng trở lại mặc dù tỷ giá được giữ ổn định. Nguyên nhân chính của điều này chính là sự gia tăng mạnh mẽ của cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế.

Thứ ba, cần kiểm soát giá trị đồng nội tệ một cách chặt chẽ và có tính

toán kỹ lưỡng kèm theo các chính sách hợp lý.

Cần tránh việc giảm giá đồng nội tệ bằng một số biện pháp như tập trung các giải pháp chống đầu cơ ngoại tệ gắn với các giải pháp chồng Đô-la hóa, hạn chế các tác động của Ngân sách nhà nước. Với tỷ giá hiện nay theo cơ chế mới, việc kiểm soát không còn đầu cơ hay làm giá VND cũng sẽ có rủi ro, trong khi VND đã có lịch sử mất giá do đầu cơ của thị trường thì việc tái diễn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. NHNN nên tiếp tục kiên định với giải pháp chống đô la hóa bằng giải pháp kinh tế như đưa lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ xuống mức 0% hay kể cả áp dụng lãi suất thấp hơn nữa để ngăn chặn các NHTM găm giữ ngoại tệ. Ngoài ra cũng cần kiểm soát chặt việc nhập

khẩu vàng vì có thể dẫn đến giảm dự trữ ngoại hối gây hiệu ứng mất giá VND và có thể làm tăng thêm danh mục tài sản lựa chọn đầu tư hoặc nắm giữ cho dân chúng, gây áp lực biến động đồng nội tệ.

Ngoài ra, NHNN cần phải lựa chọn thời điểm phá giá nội tệ phù hợp. Trung Quốc là một ví dụ, với việc theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, họ chấp nhận một sự tăng giá trong đồng NDT, và đã thực hiện rất tốt chính sách phá giá. Thành công này một phần do lựa chọn thời điểm phá giá hợp lý. Tại thời điểm phá giá, Trung Quốc đang có mức tăng trưởng kinh tế cao, đầu tư nước ngoài tăng mạnh, nền kinh tế không có nhiều biến động, dự trữ ngoại hối cao, việc phá giá làm cho lượng xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh. Chọn lựa của Trung Quốc lúc này là cho phép tỷ giá biến động trong một khung rộng hơn nhằm giảm bớt áp lực lạm phát. Việt Nam có thể sử dụng cách hành xử như Trung Quốc để cho phép VND tăng giá, tuy nhiên cần cân nhắc tăng giá ở mức bao nhiêu và giải quyết những khó khăn cho xuất khẩu và thị trường chứng khoán.

Việt Nam nên thực hiện song song các biện pháp can thiệp khác đến thị trường ngoại hối như hàng rào thuế quan, hàng rào kĩ thuật, kiểm soát các dòng ngoại tệ, sử dụng hiệu quả quỹ dự trữ ngoại hối ở mức độ hợp lí để giảm bớt sức ép phá giá đồng nội tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000 2016 kinh nghiệm trung quốc và một số hàm ý cho việt nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)