CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Lựa chọn tỷ giá hối đoái của Trung Quốc
Theo xu hướng của nền kinh tế thế giới, từ một quốc gia đóng cửa với chính sách tỷ giá cố định và độc lập tiền tệ hoàn toàn Trung Quốc đã dần mở đường cho dòng vốn chảy vào trong khi vẫn duy trì các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Về ổn định tỷ giá, chính sách tỷ giá gần như cố định với giá trị đồng NDT được cho là định giá thấp vấp phải nhiều sự phản đối, đồng thời cũng làm cho chính phủ mất đi một công cụ kiềm chế lạm phát cho nên tỷ giá cũng đã dần được linh hoạt hơn với các hành động nâng giá đồng NDT của NHTW Trung Quốctrong thời gian gần đây.
Trong tình hình nền kinh tế tăng trưởng nóng, sức ép lạm phát ngày càng gia tăng bắt buộc Trung Quốc đã phải gia tăng lãi suất cơ bản. Đồng thời, một điểm cũng không kém phần quan trọng là chi phí dự trữ ngoại hối và can thiệp vô hiệu hóa ngày càng gia tăng nên mẫu hình trung gian của bộ
ba bất khả thi được duy trì bằng dự trữ ngoại hối và can thiệp vô hiệu hóa có thể nói chỉ là ngắn hạn.
Lựa chọn tỷ giá của Trung Quốc trong những năm 1979 – 1996:
Các chính sách tự do hóa tài chính của Trung Quốc bắt đầu vào năm 1979 là một phần của quyết định chính trị lớn để biến đổi Trung Quốc thành một nền kinh tế hiện đại theo định hướng thị trường hơn. Trong giai đoạn đầu tiên của tự do hóa, những năm 1980 và 1990, chủ yếu tập trung vào việc thúc đẩy các dòng vốn đầu tư trực tiếp vào trong nước, các lợi ích của FDI như việc góp phần thực hiện chuyển giao công nghệ, xúc tiến xuất khẩu và sự ổn định. Dòng vốn FDI gia tăng nhanh chóng trong các năm khiến cho Trung Quốc phải đưa ra các biện pháp cải cách mạnh tay nhằm xây dựng lại hệ thống kiểm soát ngoại hối.
Giai đoạn này, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng duy trì tỷ giá cố định và thực hiện các biện pháp như:
+ Hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường tài chính nội địa và đồng thời hạn chế nhà đầu tư nội địa tiếp cận thị trường nước ngoài.
+ Hạn chế đối với nợ vay nước ngoài. + Hạn chế đối với đầu tư trực tiếp.
+ Kiểm soát chặt chẽ hơn đối với thủ tục phê chuẩn FDI.
Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng tương đối ổn định làm cho lạm phát tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế. Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chấp nhận một cơ chế thả nổi có quản lý đối với tỷ giá đồng NDT.
Lựa chọn tỷ giá của Trung Quốc từ năm 1997 đến nay:
Theo lý thuyết “bộ ba bất khả thi” của Krugman (2000), có ba yếu tố không thể đạt cùng một lúc: tỉ giá hối đoái cố định, tự do hóa tài khoản vốn và sự độc lập của chính sách tiền tệ. Nhưng tại Trung Quốc, khi cán cân tài
khoản vốn và tài khoản thanh toán đều tạo ra thặng dư tạo nên nguồn cung ngoại tệ lớn hơn so với cầu ngoại tệ, đã làm sức ép đối với sự lên giá của đồng NDT, họ đã bắt đầu đồng thời thực hiện cả ba chính sách này.
Thứ nhất, để giữ ổn định, Trung Quốc lựa chọn duy trì một tỷ giá hối
đoái cố định có thể được bảo vệ dựa trên một số nền tảng, và đã thực hiện nó bằng cách dự trữ một lượng ngoại hối khổng lồ. Việc tăng cung tiền như vậy đồng nghĩa đe dọa ảnh hưởng đến lạm phát và lãi suất trong nước. Để giữ ổn định lạm phát và lãi suất, Trung Quốc thực hiện chính sách vô hiệu hóa nhằm đảm bảo ổn định tỷ giá, lạm phát và lãi suất trong nước trong bối cảnh có sự biến động trong cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế.
Trung Quốc đã chấm dứt hành động can thiệp tỷ giá của ngân hàng trung ương nhằm vô hiệu hóa ảnh hưởng của sự can thiệp tỷ giá bằng cách tung ra các loại trái phiếu chính phủ để ngăn cung tiền tăng quá nhanh. Bởi vậy, đồng nhân dân tệ đã bị đặt dưới áp lực tăng giá và quá trình này có tính tự duy trì, đặc biệt kể từ khi cơ chế cố định tỷ giá NDT/USD được chuyển sang cơ chế cho phép tăng giá đồng nhân dân tệ từ từ so với đồng đôla từ năm 2005. Nắm giữ đồng nhân dân tệ đang có chiều hướng lên giá cũng chính là một cách đầu tư sinh lãi hiệu quả, thặng dư cán cân thanh toán của Trung Quốc là sự phản ánh cầu lớn hơn cung. Với hành động can thiệp tỷ giá, Ngân hàng trung ương đã ngăn không cho cung tiền tăng lên mạnh để thỏa mãn nhu cầu về tiền của dân chúng, làm tiếp diễn tình trạng bất cân bằng. Giá cả nhiều loại hàng hóa đã giảm đi ở Trung Quốc vì các doanh nghiệp đã tăng quy mô sản xuất đón đầu lượng cầu hàng hóa mới tăng lên này mà không phải tăng giá bán do đã hạ được giá thành sản xuất nhờ đạt được kinh tế quy mô. Mặc dù ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã thực hiện can thiệp tỷ giá nhưng lượng cung tiền vẫn tăng 17% so với mức tăng GDP 11%, nhưng lạm phát ở Trung Quốc vẫn ở mức thấp. Hơn nữa, trong những thời điểm suy thoái nhẹ,
áp lực giảm phát đã tăng lên ở Trung Quốc. Thêm một khác biệt là tình trạng quá “nóng” của kinh tế Trung Quốc không dẫn đến cầu tăng quá mạnh như với trường hợp của các nền kinh tế khác. Nói chính xác hơn thì nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với vấn đề là nhu cầu trong nước ở mức yếu. Bởi vậy, khi cầu nội địa tăng lên thì họ dư sức tăng mạnh sản lượng và tức là tăng cung để làm bão hòa toàn bộ lượng cầu mới tăng lên này.
Thứ hai, Trung Quốc tăng trưởng với tốt độ nhanh, và việc thặng dư
thương mại với Mỹ trở thành vấn đề gây sức ép buộc Trung Quốc tăng giá đồng NDT; cùng với việc thực hiện kiểm soát vốn, Trung Quốc đang có xu hướng ủng hộ tự do hóa dòng vốn, và có những bước đi rõ ràng nhằm thưc hiện xu hướng tự do hóa này.
Đầu tiên là việc đưa ra QFII (Nhà đầu tư tổ chức ngoại đủ tiêu chuẩn) vào tháng 12/2002, đây là quyết định chugn của Ủy ban luật chứng khoản Trung Quốc (CSRC) và Ủy ban quản lý hành chính nhà nước về ngoại hối (SAFE) sau hai năm nghiên cứu. Theo QFII, các nhà đầu tư đủ tiêu chuẩn được phép đầu tư vào các chứng khoán định danh bằng nội tệ và niêm yết trên thị trường Trung Quốc, gồm cổ phần A, trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp bằng nội nội tệ, các nguồn vốn được giao dịch ngoại hối (ETFs) và các chứng khoán khác. Các quy định của QFII yêu cầu các thành viên thực hiện hoạt động đầu tư của họ tối thiểu 12 tháng trước khi họ có thể thực hiện chuyển lãi vốn và vốn về nước, mỗi QFII được cấp hạn ngạch để đầu tư.
Tiếp theo, sự phát triển của thị trường cổ phiếu B dành riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài đã góp phần vào việc tự do hóa dòng vốn. Chính sách được thay đổi vào tháng 2/2001, theo đó cho phép nhà đầu tư cá nhân nội địa được quyền mua và bán cổ phần loại B. Tuy nhiên, cổ phần loại B vẫn được mua bằng đồng ngoại tệ và như vậy, nhà đầu tư Trung Quốc có thể sử dụng tiền nước ngoài trong tài khoản của họ để mua các cổ phần.
Hơn nữa, để tạo thuận lợi cho việc thu hút dòng vốn FPI, các biện pháp kiểm soát dần được nới lỏng hơn. Tháng 11/2007, Trung Quốc nâng hạn ngạch của các nhà đầu tư QFII từ 10 tỷ USD lên 30 tỷ USD. Nhà đầu tư nội địa được phép tiếp cận nhiều hơn với thị trường cổ phiếu B. Các biện pháp kiếm soát ngoại hối giảm dần. Điểm nổi bật nhất là Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ việc đầu tư tài chính của các doanh nghiệp niêm yết. Trung Quốc nghiêm cấm các công ty sử dụng nguồn tiền thặng dư từ phát hành cổ phiếu để mua lại các công ty khác nhằm làm giảm bớt ảnh hưởng của dòng tiền nóng.
Thứ ba, với việc theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt, Trung Quốc
đang chấp nhận một sự tăng giá trong đồng NDT. Ngày 3/12/2010, Trung Quốc đưa ra quyết định thay đổi chính sách nới lỏng tiền tệ, chuyển sang chính sách tiền tệ thận trọng. Việc chuyển hướng chính sách tiền tệ cho thấy Trung Quốc đã đặt vấn đề kiềm chế lạm phát lên vị trí hàng đầu, có thể sẽ sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Thực hiện một chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ giúp duy trì được tính tự chủ của chính sách tiền tệ trong xu hướng hội nhập tài chính, do vậy, chọn lựa của Trung Quốc lúc này là cho phép tỷ giá biến động trong một khung rộng hơn nhằm giảm bớt áp lực lạm phát.
Nền kinh tế Trung Quốc là một minh họa rõ nét cho hiện tượng “bộ ba bất khả thi” hoàn toàn có thể xảy ra. Mặc dù, chưa phải là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển hoàn thiện, nhưng thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm qua đã thể hiện sự phân tích sâu sắc những bài học của nền kinh tế thị trường từ các nước phát triển và vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế.
3.4 Các tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới nền kinh tế của Trung Quốc
3.4.1 Tác động tới tăng trƣởng kinh tế
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang nỗ lực duy trì tăng trưởng bền vững dựa vào chi tiêu tiêu dùng, thay vì phụ thuộc vào thương mại và đầu tư. Tuy nhiên Bắc Kinh liên tục “bơm” tín dụng vào nền kinh tế nhằm tránh để GDP suy giảm đột ngột và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Tổng nợ của Trung Quốc đã tăng lên mức tương đương 250% GDP trong năm 2016, dẫn đến các cảnh báo về khả năng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ rơi vào cơn khủng hoảng tài chính hoặc giảm tốc mạnh.
Hình 3.2: GDP Trung Quốc giai đoạn 2000- 2016
Nguồn: IFS,http://data.imf.org
Năm 2000 GDP Trung Quốc đạt 8.49%, năm 2001 giảm không đáng kể xuống còn 8.34%. Liên tục các năm sau đó, GDP Trung Quốc tăng dần đều, đỉnh điểm là năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng 14.23%, tổng sản phẩm quốc nội đạt 31,120 tỷ NDT.
Chính sự ổn định tỷ giá và gói kích thích kinh tế khổng lồ chính phủ Trung Quốc tung ra đã giúp cho kinh tế nước này vẫn giữ được đà tăng trưởng. Nhờ đó, GDP năm 2009 của Trung Quốc đã vượt qua cả con số mục tiêu 8% mà Trung Quốc đặt ra đầu năm. Sau khủng hoảng châu Á, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trở lại, đạt đỉnh năm 2010 với tỷ lệ tăng trưởng cao. Tuy nhiên kể từ đó, kinh tế Trung Quốc đã có xu hướng đi xuống rõ rệt.
Năm 2012 GDP Trung Quốc đạt 7,8%, năm 2013 tăng trưởng 7,7% đạt hơn 56 nghìn tỷ NDT, con số này được điều chỉnh tăng sau cuộc điều tra kinh tế quốc gia lần thứ ba, tập trung vào công nghiệp và dịch vụ, nhằm cung cấp số liệu cập nhật phục vụ việc hoạch định chính sách của chính phủ.
Kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm với mức kỷ lục 93,9 tỷ USD trong 8/2015 do ngân hàng trung ương nước này bán đồng USD để hỗ trợ đồng Nhân dân tệ sau đợt phá giá mạnh nhất trong 2 thập kỷ. Việc dự trữ ngoại hối giảm cho thấy Trung Quốc đang phải nỗ lực ngăn chặn dòng vốn nước ngoài tháo chạy, đe dọa làm trầm trọng thêm tình trạng kinh tế giảm tốc của nước này. GDP cả năm 2015 của Trung Quốc là 6,9%, mức thấp nhất trong 25 năm qua và thua xa con số 7,3% của năm 2014,
tương đương tăng 439 tỷ USD, vượt ngưỡng 10 nghìn tỷ USD. Đồng NDT mất giá mạnh so với USD đã khiến giá trị GDP của Trung Quốc giảm theo khi quy đổi sang USD.
Kinh tế Trung Quốc hiện nay đã duy trì nhịp độ tăng trưởng 6,7%, chủ yếu nhờ chi tiêu của chính phủ gia tăng, thị trường bất động sản nóng lên và các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay. GDP năm 2016 Trung Quốc đạt 12.000 tỷ USD. Các số liệu thống kê cho thấy sản lượng công nghiệp tăng 6% trong năm 2016, chủ yếu nhờ thành quả trong ngành công nghệ cao. Doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng tăng 9,6%, đầu tư vào tài sản cố định cũng tăng 8,1%, thấp hơn dự báo và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 1999. Sau nhiều năm
phát triển nhanh, nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại. Một phần nguyên nhân là do những nỗ lực của chính phủ trong việc chuyển hướng cơ cấu phát triển từ sản xuất sang dịch vụ. Biến động kinh tế trong 2016-2017, do ngày càng nhiều khoản nợ đến hạn phải trả, đồng NDT đối mặt với sức ép mất giá ở bên ngoài, áp lực đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc cũng tiếp tục gia tăng
Trung Quốc sẽ phải mất nhiều thời gian hơn nữa mới có thể trở thành nền kinh tế số một thế giới. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) từng nhận định Trung Quốc ra báo cáo nhận định Trung Quốc đang tiến tới thập kỷ tăng trưởng nhanh thứ tư và sẽ vượt Mỹ.
3.4.2 Tác động tới lãi suất
Nếu việc phá giá đồng Nhân dân tệ làm giảm giá hàng nhập khẩu, điều này sẽ kìm hãm lạm phát và có thể làm trì hoãn việc tăng lãi suất. Khi thực hiện tăng lãi suất, các dòng vốn nóng từ nước ngoài sẽ đổ vào, làm cho thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản nóng lên, hình thành bong bóng tài sản, đe dọa sự ổn định của nền kinh tế, cho nên Trung Quốc rất coi trọng việc lựa chọn chính sách tiền tệ để đối phó.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng đã nâng lãi suất tổng cộng 5 lần trong năm 2011. Đây là chính sách quan trọng trong bối cảnh lạm phát không bao gồm giá thực phẩm, đã tăng tới mức cao kỷ lục trong suốt 10 năm ở mức 3%.
Từ năm 2013, ngân hàng Trung ương Trung Quốc liên tục quyết định hạ lãi suất. Thậm chí xu hướng sẽ thực hiện bãi bỏ trần lãi huy động và cho vay, mở đường cho việc thực thi chính sách tự do hóa lãi suất.
Hình 3.3 Biến động lãi suất Trung Quốc giai đoạn 2000-2016
Nguồn: IFS, http://data.imf.org
Trung Quốc năm 2015 đã điều chỉnh giảm 0,25 điểm phần trăm lãi suất cơ bản đối với các khoản tiền gửi và cho vay bằng đồng nhân dân tệ của các tổ chức tài chính nước này. Lãi suất cho vay kỳ hạn một năm của các tổ chức tài chính giảm xuống 5,1%, trong khi lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn giảm xuống còn 2,25%. Ngoài ra, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng giảm 0,5% đối với hệ thống ngân hàng lớn, xuống còn 17,5%. Riêng các tổ chức cho vay với doanh nghiệp nhỏ và vừa, mức cắt giảm là 1%.
Để đối phó với sức ép tăng giá đồng nội tệ, Trung Quốc cần tăng lãi suất để duy trì sự cân bằng trong nền kinh tế, kiềm hãm lạm phát.
3.4.3 Tác động tới lạm phát
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phá giá nội tệ và tăng trưởng kinh tế đều chỉ ra một hiệu ứng khác làm giảm hiệu quả của việc giảm giá đồng nội tệ tới tăng trưởng kinh tế, đó là hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá sang lạm phát. Với các nước có nền kinh tế nhỏ, phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng nhập khẩu thì việc tăng tỷ giá sẽ làm tăng mức giá trong nước.
Mức giá trong nước tăng sẽ làm giảm tính cạnh tranh của hàng nội địa dẫn đến xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng và tính hiệu quả của việc tăng tỷ giá