CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.5 Tác động tới cung cầu ngoại hối
Gần đây, khi nền kinh tế Trung Quốc đã lớn mạnh, dự trữ ngoại hối lớn dần, chính sách tỷ giá của Trung Quốc làm cho các nước Mỹ, phương Tây đau đầu.
Từ năm 1994 đến 2011, sau khi điều chỉnh tỷ giá, Trung Quốc vẫn giữ được thị trường ngoại tệ ổn định, dựa trên cơ sở cân đối được cung cầu ngoại tệ. Với chính sách Nhà nước quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngoại tệ sau khi điều chỉnh tỷ giá, đã góp phần tăng quyền sở hữu ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, đó chính là chìa khóa thành công giúp cho các ngân hàng có đủ ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế và cá nhân có nhu cầu.
Ngày 5/8/2008, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mới ký Sắc lệnh sửa đổi Điều lệ quản lý ngoại hối cho phép tự do hóa các giao dịch vãng lai và nới lỏng quản lý với giao dịch vốn. Nhờ thực hiện một loạt các biện pháp quản lý chặt chẽ về ngoại hối, Trung Quốc đã thành công trong việc điều hành cơ chế tỷ giá, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát
triển vững chắc.
Hình 3.8 Dự trữ ngoại hối Trung Quốc 2000-2016
Nguồn: Thomson Reuters Datastrweam
Ngày 12/11/2008, Trung Quốc đã đưa ra gói kịch thích tài chính 4.000 tỷ CNY để kích cầu trong nước thông qua cơ sở hạ tầng và đầu tư, để giữ tốc độ tăng trưởng, có vai trò quan trọng giúp sự phục hồi kinh tế theo hình chữ V của Trung Quốc. Hành động này thực sự là một cú hích kích thích tăng trưởng cho Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo số liệu của Cục Thống kê Trung Quốc, năm 2010 Ngân hàng Trung ương đã 6 lần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc (TLDTBB ) đối với các ngân hàng lớn, cụ thể:
+ Ngày 18/1/2010: Điều chỉnh TLDTBB từ 15,5% lên 16%. + Ngày 25/2/2010: Điều chỉnh TLDTBB từ 16% lên 16,5%.
+ Ngày 10/5/2010: Điều chỉnh TLDTBB từ 16,5% lên 17%. + Ngày 16/11/2010: Điều chỉnh TLDTBB từ 17% lên 17,5%. + Ngày 29/11/2010: Điều chỉnh TLDTBB từ 17,5% lên 18%. + Ngày 20/12/2010: Điều chỉnh TLDTBB từ 18% lên 18,5%.
Đầu năm 2014, NHTW Trung Quốc đã bơm 120 tỷ CNY để giảm tình trạng khan tiền mặt, giúp thị trường ổn định. Trong tháng 9 và tháng 10/2014, PBoC tiếp tục bơm vào hệ thống ngân hàng 769,5 tỷ CNY thông qua công cụ cho vay trung hạn, buộc các ngân hàng phải hạ lãi suất cho vay cũng như chi phí huy động vốn.
Trong những năm tiếp theo, tháng 07/2015, dự trữ ngoại hối đã giảm trong liên tiếp 43 tỷ USD so với 06/2015, xuống 3,65 nghìn tỷ USD. Dự trữ hiện nay ở, thấp hơn mức kỷ lục được ghi nhận năm 2014 là 343 tỷ USD, mặc dù vẫn ở mức cao nhất trên thế giới. Quý 2/2015 là quý thứ tư liên tiếp ghi nhận sự suy giảm dự trữ ngoại hối kể từ mức đỉnh vào năm ngoái.
Ba yếu tố góp phần gây nên tình trạng suy giảm dự trữ ngoại hối bao gồm: (1) khi đồng USD mạnh lên, Trung Quốc sử dụng dự trữ ngoại hối để duy trì giá trị của NDT. (2) Dòng vốn ngoại rời khỏi nước này trong thời gian gần đây do chính sách kiểm soát vốn được nới lỏng. (3) PBoC đã dùng dự trữ ngoại hối để hỗ trợ thị trường chứng khoán đang suy giảm. PBoC đã buộc phải bán ngoại tệ dự trữ và mua NDT để giữ cho đồng tiền này ổn định so với đồng USD. Phá giá đồng NDT sẽ cho phép Trung Quốc tăng lượng ngoại tệ dự trữ của mình.