Trung Quốctrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000 2016 kinh nghiệm trung quốc và một số hàm ý cho việt nam (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Trung Quốctrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000-

3.1 Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000-2016 2016

Trung Quốc là một đất nước có diện tích 9,597,000 km2, đứng thứ 4 sau Liên Bang Nga, Canada và Mỹ, gấp 30 lần so với Việt Nam.

Dân số tại thời điểm giữa năm 2000 đạt 1,263 triệu người, đông nhất thế giới, chiếm 20,8% dân số toàn cầu; cho đến nay, năm 2016 dân số tăng đều và đạt 1,383 triệu người.

Để trở thành thành viên của WTO, Chính phủ Trung Quốc đã cam kết tham gia vào 700 lĩnh vực, tập trung vào 7 nhóm ngành cụ thể là: Nông nghiệp, công nghiệp ô tô, năng lượng – dầu mỏ, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, các dịch vụ Internet và truyền thông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phải cam kết bãi bỏ hệ thống quản lý bằng hạn ngạch, thực hiện các thỏa thuận về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngay sau khi gia nhập WTO.

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (11/12/2001), Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ ba, là cường quốc thương mại thứ tư thế giới. Việc gia nhập WTO của Trung Quốc là một cuộc "cải cách mở cửa lần thứ hai" và gia nhập WTO đã mang lại cho quốc gia những lợi ích lớn như giúp hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới; tạo cơ hội nâng cao uy tín và vai trò của Trung Quốc trong việc tạo lập các quyết định cũng như định ra các luật lệ về thương mại quốc tế; tạo môi trường kinh tế và chính trị thuận lợi hơn cho Trung Quốc, nhất là tăng cường đầu tư, viện trợ ODA; giúp Trung Quốc mở rộng thị phần trên thương trường quốc tế. Đây còn là một yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình cải cách ở trong nước.

Vượt qua Nhật, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ lớn về kinh tế- xã hội và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới và có nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu chỉ sau Mỹ. Hơn hai thập kỷ tăng trưởng thần kì đã biến Trung Quốc từ một nước lạc hậu thành một cường quốc kinh tế có ảnh hưởng về thương mại lớn nhất thế giới.

Các đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đức, Singapore, Malaysia, Nga và Hà Lan. Các quốc gia mạnh về kinh tế đang dần phụ thuộc khá nhiều đối với sự phát triển của thương mại Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, hàng hóa của các nước đã thâm nhập dễ dàng hơn vào Trung Quốc và ngược lại, hàng công nghiệp của Trung Quốc cũng đã thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường nước ngoài vì các nước không còn đối xử phân biệt giữa hàng Trung Quốc với hàng nhập khẩu từ nước khác. Trung Quốc cũng đã dễ dàng tiếp cận các thị trường EU và Nhật Bản. Kim ngạch thương mại trên GDP - tiêu chuẩn đánh giá sự mở cửa của một nền kinh tế đối với thế giới bên ngoài - của Trung Quốc đã tăng từ 44% năm 2001 lên khoảng 70% trong những năm từ 2010 trở lại đây. Trong khi đó, giá trị thương mại của Mỹ với các nước còn lại của thế giới chỉ đạt khoảng hơn 20%. Còn riêng đối với khối các nước ASEAN, quan hệ kinh tế thương mại với đã phát triển nhanh chóng và được đẩy mạnh. Nổi bật lên là xu thế thặng dư thương mại với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu song Trung Quốc cũng đối mặt với không ít thách thức, đó là môi trường bị ô nhiễm, thiếu năng lượng, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền ngày càng gia tăng… những vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào Trung Quốc đã tăng vọt kể từ khi nước này gia nhập WTO, và hiện chiếm tới 1/3 tổng số vụ kiện chống bán phá giá trên toàn cầu. vấn nạn về gian lận thương mại như hàng lậu,tiền giả, hàng giả cùng những sản phẩm kém chất lượng bắt nguồn từ Trung Quốc có ảnh

hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng đang ngập tràn ở nhiều quốc gia có lượng tiêu thụ hàng hóa mạnh cũng đang được xã hội toàn cầu quan tâm và đây là điều lo ngại đối với giới chức trách.

Việc phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình mâu thuẫn chính trị của nước này với các nước lớn trên thế giới, đặc biệt như Canada, Mỹ và EU, đồng thời ảnh hưởng đến toàn cục chính trị, kinh tế, xã hội của các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000 2016 kinh nghiệm trung quốc và một số hàm ý cho việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)