Tác động tới cán cân thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000 2016 kinh nghiệm trung quốc và một số hàm ý cho việt nam (Trang 63 - 69)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.4 Tác động tới cán cân thanh toán

Trung Quốc đã và đang đạt thặng dư kép trong nhiều năm, trong đó liên tục đạt thặng dư CCTM trong giai đoạn 2000-2013.

Thặng dư lớn đạt được trong giai đoạn năm 2007-2008, ngay sau đó do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới, thặng dư cán cân thanh toán Trung Quốc giảm xuống mạnh.

Trung Quốc đã có thặng dư tài khoản vãng lai cao trong nhiều năm, chủ yếu là do tăng trưởng xuất khẩu cao. Ngoài ra, Việc đồng nội tệ được định giá thấp hơn giá trị thực trong thời gian dài của Trung Quốc là một trong những yếu tố quan trọng giúp cán cân thương mại của Trung Quốc thặng dư lớn.

Hình 3.5 Cán cân thanh toán Trung Quốc 2000-2016

Nguồn: http://www.tradingeconomics.com

Trên cơ sở các thông tin thu thập, nghiên cứu này tập trung hai tác động chính của tỷ giá lên cán cân thanh toán là hoạt động thương mại và hoạt động đầu tư.

3.4.4.1. Tác động tới hoạt động thương mại

Cán cân thương mại Trung Quốc hầu như đều ở mức thặng dư. Việc duy trì giá đồng NDT ở mức thấp đã giúp cho hàng hóa Trung Quốc có được lợi thế rất lớn ở các thị trường thế giới nhất là ở Mỹ và EU, hai thị trường có sự ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế Trung Quốc.

Tỷ lệ tiết kiệm cao và không ngừng gia tăng đồng nghĩa với việc người dân Trung Quốc ngày càng tiêu dùng ít hơn, và do vậy, Trung Quốc buộc phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài. Trong giai đoạn 2000-2013 tốc độ tăng khối lượng xuất khẩu trung bình của Trung Quốc là 18,1%/năm, còn tốc độ tăng giá trị xuất khẩu trung bình của Trung Quốc là 19,8%/năm.

Năm 2010, khoảng 130 nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã cùng ký tên và đệ trình Quốc hội Mỹ một đề án, trong đó phản hối Trung Quốc thao túng tỷ giá. Sau một cuộc điều tra phát hiện sản phẩm ống thép của Trung Quốc đang được bán thấp hơn từ ~30%-99% so với giá trị giao dịch thị trường Mỹ, Bộ trưởng

thương mại Mỹ đã quyết định đánh thuế chống bán phá giá từ 30%-99% đối với ống thép nhập khẩu từ Trung Quốc, và sau đó là các mặt hàng như lốp xe cỡ nhỏ, xe tải hạng nhẹ nhập khẩu cũng bị áp thuế cao. Một đề án được lập ra, Đề án Schummer yêu cầu Bộ tài chính Mỹ cần phân biệt rõ “Quốc gia tỷ giá hối đoái không tương xứng mang tính căn bản” và thực hiện một loạt chế tài đối với những quốc gia này, trong đó bao gồm cả khả năng thay đổi sự thừa nhận nền kinh tế thị trường đối với Trung Quốc.

Quan điểm của các nước EU giai đoạn này cũng trở lên tương đồng với Mỹ.Tại hội nghị thương đỉnh G20 diễn ra vào trung tuần tháng 11 năm 2010 diễn ra tại Hàn Quốc các nhà lãnh đạo các nước hàng đầu châu Âu như: Anh, Pháp, Đức… đã lên tiếng cáo buộc về việc Trung Quốc định giá thấp đồng nhân dân tệ tạo ra sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại quốc tế. Cuối năm 2010, Quỹ tiền tệ Châu Âu (AMF) đã công bố kết qủa thống kê về tình hình thương mại giữa EU và Trung Quốc trong vòng 10 năm qua, càng khiến cho làn sóng phản đối của các nước EU về việc Trung Quốc cố tình định giá thấp đồng NDT nhằm kiếm lợi không chính đáng trở lên mạnh mẽ.Tuy nhiên so với Mỹ thì phản ứng của EU đối với vấn đề thâm hụt thương mại với Trung Quốc là không đáng kể lắm chủ yếu chỉ dừng lại ở việc kêu gọi Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ,mang tính chất ngoại giao là chính

Đến ngày 13/03/2012, Tổng thống Obama đã ký ban hành đạo luật cho phép bộ Thương mại Mỹ áp đặt thuế chống các mặt hàng nhập khẩu từ các nền kinh tế phi thị trường bị cho là đã được chính quyền sở tại trợ cấp, trong đó có 23 mặt hàng của Trung Quốc. Đây là một chuỗi các biện pháp phản đối Bắc Kinh mạnh mẽ nhất của chính quyền Washington trong nhiều năm qua, nó cho thấy vấn đề không chỉ là các tranh cãi thương mại đơn thuần liên quan đến vấn đề tỷ giá mà mức độ của nó đang và ngày càng được nâng lên khi làm cho nền kinh tế số một như Mỹ cũng bị chao đảo. Những động thái hết sức

gay gắt và quyết liệt của Chính phủ Mỹ đã phần nào nói lên được tầm quan trọng của các chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc.

Hình 3.6 Xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2000-2016

Nguồn: http://www.tradingeconomics.com

Xuất siêu tháng 11/2015 chỉ đạt 54,1 tỷ USD, thấp hơn mức 61,6 tỷ USD của tháng trước và mức 54,47 tỷ cùng kỳ năm trước

Xuất khẩu trong tháng 11/2015 cũng giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước xuống 197,24 tỷ USD và là tháng giảm thứ 5 liên tiếp. Nhập khẩu của nước này cũng bị ảnh hưởng khi giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 11/2015 xuống 143,14 tỷ USD. Như vậy, nếu so với cùng kỳ năm trước đó, CCTM của Trung Quốc đã suy giảm tháng thứ 13 liên tiếp. Trong lĩnh vực sản xuất, chỉ số PMI ngành sản xuất của Trung Quốc có tăng lên so với tháng 8/2015 nhưng vẫn thấp hơn so với mức tiêu chuẩn tăng trưởng 50 điểm. Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc bất ngờ lên mức cao nhất 2 năm trong tháng 11/2016. Nguyên nhân chính là nhu cầu nhiều loại hàng hóa của nước này tăng mạnh, từ than đá tới quặng sắt. Số liệu của chính phủ nước này cũng cho biết xuất khẩu tăng 0,1% so với cùng kỳ 2015.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu năm 2016, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 49,8 tỷ USD, tăng 0,5% so với năm 2015.

Hình 3.7 Nhập khẩu Trung Quốc giai đoạn 2000-2016

Nguồn: http://www.tradingeconomics.com

Thặng dư thương mại Trung Quốc 11/2016 ở mức 44,61 tỷ USD. Đến 01/2017, thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt 51,35 tỷ USD, thấp hơn mức 56,67 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016, chủ yếu là do sự gia tăng 7,9% trong xuất khẩu, trong khi nhập khẩu tăng 16,7%.Tỷ giá đóng vai trò rất quan trọng trong CCTM Trung Quốc.

3.4.4.2. Tác động hoạt động đầu tư

Đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài đã và đang tăng trưởng nhanh chóng trong những năm qua và đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc với các nước trên thế giới cũng như thúc đẩy công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế trong nước. Có quan điểm cho rằng, Trung Quốc buộc phải phá giá đồng NDT để kích thích xuất khẩu và ngăn chặn các dòng vốn đầu tư đang tháo chạy khỏi nước này.

Năm 2002, đến năm 2009, Ủy ban Quản lý Ngoại hối đã có những chính sách, yêu cầu để tạo điều kiện cho đầu tư. Đáng chú ý là đã xóa bỏ hạn ngạch mua ngoại hối để phục vụ đầu tư ra nước ngoài vào năm 2006. Theo đó, nếu như tỷ lệ đầu tư/GDP của Trung Quốc năm 2000 chỉ ở mức 34,9%, thì đến năm 2013 con số này đã là 47,7%. Sự gia tăng của tỷ lệ đầu tư/GDP được hậu thuẫn bởi tỷ lệ tiết kiệm cũng cao kỷ lục và có xu hướng gia tăng từ mức 36,2% GDP lên mức 49,9% GDP trong giai đoạn này.

Các doanh nghiệp và hộ gia đình giàu có ở Trung Quốc đã tìm mọi cách chuyển tài sản ra nước ngoài, do kinh tế tăng trưởng chậm, NDT mất giá và nhiều yếu tố khác. Việc chuyển vốn với quy mô lớn đã buộc PBoC trong 2014-2015 phải bán ra hơn 1.000 tỉ đô la Mỹ từ quỹ dự trữ ngoại hối để giữ giá trị đồng nội tệ không bị giảm sâu hơn nữa.

Năm 2016, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc nhìn chung tăng trưởng khá nhanh, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài không bao gồm lĩnh vực tài chính - ngân hàng của cả năm đa ̣t hơn 170 tỷ đô la Mỹ, tăng 40% so với cùng kỳ. Bô ̣ trưởng Cao Hổ Thành cho biết , đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc vẫn sẽ duy trì tăng nhanh chóng, Trung Quốc sẽ không ngừng nâng cao mức đô ̣ tiê ̣n lợi hóa đầu tư ra nước ngoài. Theo ước tính của Viện Tài chính Quốc tế (IIF), hơn 450 tỷ USD đã chảy khỏi Trung Quốc, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2015. Ở chiều người lại, sự thoái vốn khỏi Trung Quốc gia tăng áp lực mất giá đối với đồng Nhân dân tệ.

Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân sâu xa là do Trung Quốc muốn ngăn chặn dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài, núp bóng các dự án đầu tư. Hiện nay, quyết định “siết lại” đầu tư nước ngoài của Bắc Kinh là do sức ép từ các chính phủ bên ngoài. Ngăn chặn dòng tiền chảy ra nước ngoài không chỉ tác động đến các doanh nghiệp Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng đến việc rút vốn hoặc chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư ngoại quốc. Công ty Tư vấn

Dealogic - theo dõi và phân tích dữ liệu về mua bán sáp nhập (M&A) trên toàn cầu dự tính hiện các doanh nghiệp TQ có khoảng 500 tỉ đô la Mỹ ở nước ngoài trong các tài khoản đầu tư tài chính dài hạn; cộng với dòng vốn từ nội địa TQ chuyển ra khoảng 50 tỉ đô la mỗi tháng, hoạt động thâu tóm của doanh nghiệp TQ ở nước ngoài có thể vẫn sẽ diễn ra mạnh mẽ, bất chấp chủ trương hạn chế của chính phủ.

Những quan ngại do việc thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc gây ra sẽ khuyến khích dòng tiền đầu tư trên thị trường vốn tìm nơi "trú ẩn an toàn", chẳng hạn như quay lại thị trường Mỹ. Điều này đã tạo ra một môi trường phi rủi ro, khiến giá CDS tại các thị trường mới nối tăng lên và làm tăng chi phí vay vốn bằng USD cho các chính phủ và doanh nghiệp các nước thị trường mới nổi.

Trong bối cảnh hợp tác đầu tư với nước ngoài, đẩy nhanh quá trình doanh nghiệp tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế là cơ hội tốt để nền kinh tế Trung Quốc hội nhập sâu rộng với thế giới, tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố tác động lớn đến đầu tư quốc gia rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2000 2016 kinh nghiệm trung quốc và một số hàm ý cho việt nam (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)