CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.3 Tác động tới lạm phát
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phá giá nội tệ và tăng trưởng kinh tế đều chỉ ra một hiệu ứng khác làm giảm hiệu quả của việc giảm giá đồng nội tệ tới tăng trưởng kinh tế, đó là hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá sang lạm phát. Với các nước có nền kinh tế nhỏ, phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng nhập khẩu thì việc tăng tỷ giá sẽ làm tăng mức giá trong nước.
Mức giá trong nước tăng sẽ làm giảm tính cạnh tranh của hàng nội địa dẫn đến xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng và tính hiệu quả của việc tăng tỷ giá
bị suy giảm. Trường hợp toàn bộ mức tăng tỷ giá được truyền dẫn hoàn toàn sang mức giá trong nước thì việc tăng tỷ giá gần như bị vô hiệu hoá hoàn toàn. Trường hợp này được biết đến với tên gọi hiệu ứng “truyền dẫn toàn bộ sang lạm phát”. (nguồn: http://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh/vang- tien-te/tac-dong-cua-sai-lech-ty-gia-den-tang-truong-kinh-te-9545)
Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến diễn biến lạm phát ở các quốc gia theo những biến động khác nhau. Lạm phát có xu hướng giảm ở các nước công nghiệp phát triển, thu nhập cao. Trong khi đó, lạm phát lại ổn định hoặc có xu hướng tăng ở nước đang phát triển như Trung Quốc.
Hình 3.4 Lạm phát Trung Quốc 2000-2016
Nguồn: http://www.tradingeconomics.com
Trong 2003-2006, cho thấy xu hướng lạm phát ở Trung Quốc gia tăng và sự tương quan dương giữa cung tiền và lạm phát thể hiện qua việc chỉ số chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng lên 6,6%. Sự gia tăng trong lạm phát của Trung Quốc đã trở thành vấn đề trong năm 2007 và 2008 và mức đỉnh đạt 6,5% hồi 7/2011, sau đó CPI được khống chế thành công xuống mức 3,2% đầu năm 2012.
Những lo ngại về nguy cơ giảm phát tại nước này cũng ngày càng hiện rõ khi tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng trong tháng 04/2015 tăng thấp hơn dự báo,
chỉ đạt mức 1,5%. Ngoài ra, tổng giá trị xuất khẩu trong tháng Tư cũng sụt giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước đó, đạt hơn 176 tỷ USD.
Theo Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, lạm phát giá tiêu dùng hàng năm nhích lên mức 2,3% trong tháng 2, tăng mạnh so với mức 1,8% trong tháng 1/2016 và cao hơn mức dự báo 1,8% của các nhà phân tích. Đây là mức tăng lạm phát lớn nhất của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới kể từ tháng 7/2014.
Trong ngắn hạn, chi phí vay thấp hơn so với dự kiến sẽ có lợi cho người tiêu dùng đang đi vay nhiều ở phương Tây. Nhưng một số nhà phân tích cho rằng quyết định vay vốn của Trung Quốc là bằng chứng mới nhất cho thấy nhu cầu trong nền kinh tế toàn cầu đang yếu. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng giảm phát. Nếu giảm phát diễn ra trong thời gian ngắn, đặc biệt là nếu tập trung vào số một mặt hàng, thì đó có thể là tin tốt. Nhưng các nhà kinh tế lo ngại giá cả có thể liên tục giảm, theo đó làm suy giảm chi tiêu, đầu tư và tiền lương, khiến người tiêu dùng và các doanh nghiệp trì hoãn chi tiêu vì dự đoán giá hàng hóa sẽ còn rẻ hơn trong tương lai.