Quan điểm và mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 60 - 63)

2.3.1 .Ƣu điểm

3.1. Quan điểm và mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh

3.1.1. Quan điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đối với Hà Tĩnh, để có nguồn nhân lực chất lƣợng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập và phát triển trƣớc hết cần phải đẩy mạnh giáo dục toàn diện, nâng cao chất lƣợng giáo dục của các trƣờng và các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh, coi đào tạo nghề là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm phát triển nhanh nguồn nhân lực đủ số lƣợng, chất lƣợng đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động cũng nhƣ giải quyết việc làm nâng cao đời sống cho ngƣời dân. Trong đó, chú trọng việc đào tạo, bồi dƣỡng, sắp xếp đội ngũ giáo viên đủ năng lực, trình độ thực hiện cải cách giáo dục, đồng đều giữa các trƣờng, đánh giá đúng chất lƣợng giảng dạy và học tập; xây dựng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; khuyến khích các thành phần kinh tế - xã hội phát triển các cơ sở dạy nghề tƣ thục, dân lập, để phát triển nhanh mạng lƣới các cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của ngƣời lao động; phát triển mọi hình thức dạy nghề, đặc biệt

trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chế biến, dịch vụ, thông qua việc xã hội hóa công tác dạy nghề; phát triển đào tạo nghề trên cơ sở liên thông, mềm dẻo và linh hoạt liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo nhằm tạo điều kiện, động lực để ngƣời học nghề có cơ hội vƣơn lên.

Cùng với đó, phát triển dạy nghề phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại và cho khu vực lao động nông nghiệp, nông thôn… Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ đào tạo theo năng lực hiện có của cơ sở đào tạo nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của ngƣời lao động nông thôn và yêu cầu của thị trƣờng lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, theo từng ngành, từng địa phƣơng; có định hƣớng giải quyết việc làm, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời lao động sau khi học nghề. Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

3.1.2. Mục tiêu về đào tạo nghề a. Mục tiêu tổng quát: a. Mục tiêu tổng quát:

Tăng quy mô, mở rộng cơ cấu ngành nghề đào tạo, cơ cấu trình độ đào tạo, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả tạo chuyển biến cơ cấu về dạy nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của thị trƣờng lao động, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh chất lƣợng dạy nghề đạt trình độ tiên tiến của khu vực, có những ngành nghề đạt trình độ tiên tiến của thế giới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của lao động Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng trong quá trình hội nhập quốc tế; đảm bảo công bằng về cơ hội tham gia học nghề của mọi ngƣời trên cơ sở đó

đề xuất định hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề ở Hà Tĩnh trong thời gian tới. Đào tạo nghề cho khoảng 150.000 lao động nông thôn; tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề tối thiếu đạt 80%; chú trọng đào tạo các nghề nông, lâm, thủy hải sản, các nghề thủ công, nghề truyền thống, các nghề có nhu cầu lớn tại các doanh nghiệp, khu kinh tế trọng điểm của tỉnh và xuất khẩu lao động. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của ngƣời lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

b. Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn - Giai đoạn từ nay đến năm 2015:

Đào tạo nghề cho 70.000 ngƣời (khoảng 60% học nghề nông nghiệp và 40 % học nghề phi nông nghiệp):

+ Lao động thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công, hộ nghèo, ngƣời tàn tật, ngƣời bị thu hồi đất canh tác; 12.500 ngƣời.

+ Lao động nông thôn khác có nhu cầu học nghề: 42.500 ngƣời + Lao động thuộc diện hộ cận nghèo: 15.000 ngƣời

Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt 75%.

- Giai đoạn 2016 – 2020:

Đào tạo nghề cho 80.000 ngƣời (khoảng 40% học nghề nông nghiệp và 60% ngƣời học nghề phi nông nghiệp), trong đó:

+ Lao động thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công, hộ nghèo, ngƣời tàn tật, ngƣời bị thu hồi đất canh tác: 12.500 ngƣời.

+ Lao động nông thôn khác có nhu cầu học nghề: 39.500 ngƣời + Lao động thuộc diện hộ cận nghèo: 28.000 ngƣời

Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt 85%.

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)