Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 56 - 60)

2.3.1 .Ƣu điểm

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Mặc dù nhận thức của các cấp, các ngành về dạy nghề đã có bƣớc chuyển biến tích cực, nhƣng còn không ít các ban, ngành, các địa phƣơng vẫn chƣa nhận thức đúng mức về vai trò của dạy nghề trong việc đào tạo nhân lực kỹ thuật là một trong những nhân tố quyết định thành công và phát triển bền vững kinh tế - xã hội: khi xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và ngành chƣa đề cập đến vấn đề phát triển nhân lực nói chung và đào tạo nghề nói riêng; các địa phƣơng chƣa điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của địa phƣơng, ƣu tiên dành quỹ đất cho các cơ sở dạy nghề tƣ thực.

Cơ chế, chính sách về dạy nghề chƣa theo kịp thị trƣờng, chƣa có chính sách đãi ngộ thoả đáng cho giáo viên dạy nghề, chƣa có cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia dạy nghề; một số chính sách còn thiếu và chƣa đồng bộ.

Các cơ sở dạy nghề còn hạn chế, thiếu đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên. Việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn dàn trải, hiệu quả thấp.

Một số nơi dạy nghề còn coi trọng số lƣợng, chƣa quan tâm đến chất lƣợng, đào tạo chƣa phù hợp với nhu cầu của ngƣời học và ngƣời sử dụng lao động cả về chất lƣợng và cơ cấu ngành nghề. Mặt khác bản thân nhiều ngƣời học cũng chƣa nhận thức đúng quyền lợi và trách nhiệm của mình.

Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của ngƣời lao động trên địa bàn triển khai chƣa thƣờng xuyên, do đó việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề ở một số huyện, thị xã, thành phố còn thụ động, chƣa gắn học nghề với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nên khi tuyển sinh mở lớp phải thay đổi học viên, thay đổi nghề đào tạo gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.

Các cơ sở dạy nghề chƣa thay đổi kịp theo cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động dạy nghề. Chƣa chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Công tác phối kết hợp giữa các cơ sở đào tạo với địa phƣơng trong việc tổ chức việc làm cho ngƣời lao động sau học nghề còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên, bền vững chƣa cao.

Việc chỉ đạo, công tác quản lý Nhà nƣớc về dạy nghề ở các địa phƣơng (cấp huyện, xã) còn nhiều lúng túng, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động dạy nghề trên địa bàn còn hạn chế.

Công tác hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông chƣa thiết lập, chƣa giúp cho học sinh lựa chọn đƣợc con đƣờng học tập tiếp theo sau trung học phổ thông phù hợp với khả năng học tập của mình. Công tác thông tin, tuyên truyền, tƣ vấn về dạy nghề, việc làm còn yếu chƣa làm cho thanh niên hiểu đúng và coi học nghề là một trong những con đƣờng lập nghiệp.

b. Nguyên nhân

Các cấp, các ngành và xã hội nhận thức chƣa đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề trong giải quyết việc làm nâng cao đời sống cho ngƣời dân và góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là những nghề kỹ thuật cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Việc phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc triển khai thực hiện các chính sách dạy nghề chƣa thƣờng xuyên, rõ nét. Một bộ phận ngƣời lao động chƣa xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân trong học nghề, tìm kiếm việc làm.

Hệ thống cơ chế chính sách chƣa đồng bộ, chƣa đủ mạnh để tạo động lực cho đào tạo nghề phát triển. Cơ chế tài chính, cơ chế phân bổ chỉ tiêu kế hoạch còn nhiều bất hợp lý, hiệu quả thấp. Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách đối với ngƣời dạy, ngƣời học, cán bộ quản lý, chính sách đãi ngộ giáo viên, thợ bậc cao chậm đƣợc ban hành.

Do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, một số ít doanh nghiệp điều chỉnh giảm tiến độ đầu tƣ, một số khác đang trong giai đoạn xây dựng, vì vậy nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động còn hạn chế nên một lƣợng lớn học viên sau đào tạo không có việc làm, qua đó tác động đến tâm lý ngƣời lao động làm họ không mặn mà và còn ngại đến tham gia học nghề.

Công tác quản lý nhà nƣớc về dạy nghề ở cấp huyện chƣa có đủ đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác dạy nghề, công tác tƣ vấn, hƣớng dẫn, việc kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề chƣa đáp ứng đƣợc so với nhiệm vụ.

Đa số lao động thanh niên muốn vào các trƣờng cao đẳng, đại học chuyên nghiệp ngoài tỉnh; một bộ phận lao động nông thôn học nghề chƣa xuất phát từ nhu cầu việc làm, dịch chuyển ngành nghề hoặc phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thực trạng đào tạo nghề cho thấy mặc dù trong những năm qua công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng ở Hà Tĩnh đã có bƣớc phát triển, đổi mới và đạt đƣợc một số kết quả, nhƣng vẫn còn nhiều yếu kém, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất về số lƣợng, chất lƣợng cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Vì vậy, công tác đào tạo nghề phải đƣợc đổi mới và phát triển nhằm khắc phục các yếu kém và đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trƣờng trong tỉnh, trong nƣớc và xuất khẩu lao động.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HÀ TĨNH THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)