Kinh nghiệm công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 27 - 33)

Quảng Trị là một tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tƣơng đối tƣơng đồng với Hà Tĩnh. Quy mô dân số trung bình, nhƣng sức ép về việc làm rất lớn. Ƣớc tính bình quân mỗi năm toàn tỉnh có khoảng từ 3.000-4.000 ngƣời bƣớc vào độ tuổi lao động, trong khi đó lao động qua đào tạo chỉ đạt 36,4% trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 27,3%. Chất lƣợng lao động thấp, phần lớn là lao động phổ thông, nên công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động đang là một thách thức lớn đối với Quảng Trị. Theo số liệu thống kê, năm 2012 tỉnh Quảng Trị đã có 22 đơn vị dạy nghề bao gồm 2 trƣờng trung cấp dạy nghề, 9 trung tâm dạy nghề, 11 cơ sở khác thuộc các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp có tham gia dạy nghề đã đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề. Nhờ vậy đã tổ chức đào tạo cho 6.659 ngƣời lao động trong đó trung cấp nghề: 167 ngƣời, sơ cấp nghề 2.299 ngƣời, dạy nghề dƣới 3 tháng: 4.193 ngƣời, trong đó có 4.838 ngƣời là lao động nông thôn, ngƣời tàn tật và dân tộc thiểu số. Tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt trên 70%, đã góp phần hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 16,41% năm 2011 xuống còn 13,52% năm 2012, giảm 2,89% tƣơng đƣơng giảm 4.005 hộ nghèo. Ngành nghề đào tạo khá phong phú và phát triển theo nhu cầu thị trƣờng lao động. Các cơ sở dạy nghề đã tổ chức đào tạo trên 40 nghề cho lao động nông thôn trong tổng số 52 nghề đƣợc

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, trong đó nghề nông nghiệp là 19 nghề và nghề phi nông nghiệp là 21 nghề. Phƣơng thức đào tạo đa dạng từ chính quy đến dạy nghề lƣu động ở vùng sâu vùng xa, giúp ngƣời học giảm chi phí đi lại cũng nhƣ ăn ở trong quá trình học tập. Chƣơng trình phối hợp công tác về lĩnh vực dạy nghề giữa Sở Lao động-Thƣơng binh và Xã hội tỉnh với các Hội, đoàn thể đƣợc duy trì. Thông qua chƣơng trình này đã tổ chức mở đƣợc 20 lớp nghề cho 675 học viên là phụ nữ học nghề, trong đó có 84,58% học viên tạo đƣợc việc làm ổn định. Phối hợp với Hội nông dân tổ chức 20 lớp sơ cấp nghề cho 587 học viên, tỷ lệ học viên sau khi học nghề có việc làm đạt 82%.

Nhằm đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề hiện có tại các trung tâm dạy nghề tổng hợp cấp huyện và các cơ sở dạy nghề khác trên địa bàn, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh đã phối hợp với các trƣờng đại học, cao đẳng nghề có khoa sƣ phạm dạy nghề tổ chức 06 lớp với 150 ngƣời đƣợc đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề, bồi dƣỡng kỹ năng dạy học cho ngƣời dạy nghề đạt chuẩn theo quy định. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề tiếp tục đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách trung ƣơng và nguồn tự đầu tƣ. Nhiều cơ sở dạy nghề đã tiến hành xây mới, sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc, phòng học lý thuyết, xƣởng thực hành; mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng dạy học đáp ứng ngày một tốt hơn nhiệm vụ dạy nghề.

Nhìn chung, công tác dạy nghề trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực trong việc cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cung cấp cho các doanh nghiệp và thị trƣờng lao động. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại nhƣ hệ thống mạng lƣới cơ sở dạy nghề đã đáp ứng đƣợc về số lƣợng nhƣng năng lực thực hiện nhiệm vụ đào tạo của các cơ sở dạy nghề không đồng đều, nhiều cơ sở thiếu hoặc không có giáo viên cơ hữu đã làm ảnh hƣởng đến công tác đào

tạo nghề. Cơ cấu đào tạo theo trình độ và nghề đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc cơ cấu sử dụng lao động của các ngành kinh tế và thị trƣờng lao động. Việc thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu dạy nghề đều phụ thuộc vào nguồn kinh phí Trung ƣơng, tuy nhiên việc phân bổ kinh phí chƣa kịp thời nên làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện. Mặt khác việc mua sắm thiết bị dạy nghề của một số cơ sở dạy nghề chƣa dự báo đƣợc nhu cầu của ngƣời học và tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng, đồng thời việc mua sắm thiết bị chƣa phù hợp, chƣa đồng bộ, lạc hậu, ít sử dụng nên lãng phí, chƣa hiệu quả. Ý thức của ngƣời lao động trong việc xác định nghề để học chƣa cao nên tạo việc làm sau học nghề còn hạn chế, tỷ lệ có việc làm của một số nghề sau đào tạo còn thấp, nhất là các nghề phi nông nghiệp. Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho học viện còn thấp, chƣa có chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại trong quá trình học nghề cho lao động nông thôn thuộc diện hộ cận nghèo… Để từng bƣớc khắc phục những khó khăn của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị đã đặt mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện.

Những mục tiêu đƣợc đặt ra đó là:

- Giai đoạn 2013 - 2020: Mỗi năm đào tạo từ 4.300 - 4.500 ngƣời, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 33% vào năm 2015 và đạt khoảng 44% vào năm 2020.

- Tăng dần tỷ lệ đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp, phấn đấu đến hết năm 2015 tỷ lệ đào tạo các nghề phi nông nghiệp chiếm khoảng 60% so với tổng số tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đến năm 2020 đạt tỷ lệ trên 75%.

- Tỷ lệ lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có hiệu quả cao hơn đạt ít nhất 70% trong giai đoạn 2013 – 2015 và đạt 80% trong giai đoạn 2016-2020.

Từ đó đề ra giải pháp chủ yếu:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa phƣơng: thông qua các văn bản chỉ đạo, các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các bài viết, phóng sự, chuyên trang, chuyên mục trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; lồng ghép vào các buổi sinh hoạt định kỳ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng; lồng ghép vào các hội thảo của các ngành, các cấp để phổ biến chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, của tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nâng cao chất lƣợng đội ngũ quản lý, giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn

Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở phải thực sự coi công tác dạy nghề cho lao động là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới; tiến hành phân công cán bộ phụ trách và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc nhằm thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về dạy nghề cho lao động nông thôn, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

Đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề theo hƣớng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác đào tạo nghề. Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về dạy nghề; tổ chức lồng ghép dạy nghề cho lao động nông thôn với chƣơng trình xây dựng nông thôn mới và các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác có liên

quan; kiện toàn lại bộ máy ban chỉ đạo, tổ chỉ đạo 1956 (theo Quyết định 1956/QĐ-TTg) các cấp, phân công, phân nhiệm cụ thể cho các thành viên và cơ quan, đơn vị tham gia ban chỉ đạo; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, phòng ban, đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện; tập trung ƣu tiên bố trí đủ về số lƣợng biên chế và tổ chức bồi dƣỡng về nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về dạy nghề. Kiện toàn, sắp xếp, bố trí giáo viên dạy nghề cho các trƣờng nghề, trung tâm dạy nghề trên địa bàn.

Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm định chất lƣợng dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề, việc tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, nêu lên những bất cập, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp thực hiện có hiệu quả gắn với biểu dƣơng, khen thƣởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Huy động nguồn lực đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

Tiếp tục thực hiện chính sách đầu tƣ theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg; ƣu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phƣơng để cùng với nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn huy động xã hội hóa khác tập trung đầu tƣ cho các trƣờng nghề, trung tâm dạy nghề.

Tổ chức rà soát, xác định lại ngành nghề đào tạo cần đầu tƣ tại các trƣờng nghề, trung tâm dạy nghề. Việc đầu tƣ phải đảm bảo tính đồng bộ và hợp lý, đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phải đi đôi với việc bố trí, đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên dạy nghề và xây dựng chƣơng trình, giáo trình để bảo đảm đầu tƣ đến đâu có thể đƣa vào khai thác sử dụng đến đó, tránh sự gián đoạn và không hiệu quả trong đầu tƣ.

Triển khai thực hiện có hiệu quả chƣơng trình đầu tƣ nghề trọng điểm và trƣờng trọng điểm theo quyết định của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội.

- Nâng cao chất lƣợng công tác dự báo, đổi mới chƣơng trình, giáo trình và phƣơng pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tổ chức điều tra, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nguồn lao động nông thôn; xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn bao gồm nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, của thị trƣờng lao động trên địa bàn; nghiên cứu, khảo sát các ngành nghề đào tạo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đặc biệt là ở vùng nông thôn, trên cơ sở đó xác định danh mục nghề đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp.

Lấy cấp xã làm cấp cơ sở để xây dựng kế hoạch và xác định ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn. Kế hoạch và ngành nghề đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của ngƣời lao động và đảm bảo tình phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Tuyển sinh dạy nghề cho lao động nông thôn phải có khảo sát xác định đúng đối tƣợng phù hợp với ngành nghề, khả năng hành nghề, tìm việc làm sau khi học nghề của ngƣời lao động. Không tổ chức dạy nghề khi chƣa dự báo đƣợc nơi làm việc, mức thu nhập của ngƣời lao động sau khi học nghề.

Nghiên cứu xây dựng nội dung, chƣơng trình, giáo trình, tài liệu học tập và phƣơng pháp đào tạo nghề theo hƣớng phù hợp với đối tƣợng ngƣời học là lao động nông thôn, chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành. Tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn các nghề có triển vọng, tiến hành thí điểm các mô hình dạy nghề, nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả trên diện rộng. Khôi phục và phát

triển các làng nghề truyền thống có hiệu quả để tổ chức dạy nghề gắn với việc làm tại chỗ.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Xã hội hóa dạy nghề theo hƣớng khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sƣ, thợ lành nghề tại các doanh nghiệp tham gia thành lập các cơ sở dạy nghề và tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn. Có cơ chế, chính sách huy động xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề bán chuyên trách và kiêm chức ở địa phƣơng, đồng thời huy động những ngƣời sản xuất giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân tích cực tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Tăng cƣờng xúc tiến các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực dạy nghề, ƣu tiên các dự án hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực đào tạo, đầu tƣ cơ sở vật chất, phát triển chƣơng trình học liệu, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)