Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 33 - 35)

Thứ nhất: Thƣờng xuyên chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các địa phƣơng, cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân về vai trò vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phƣơng, đơn vị. Triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 29/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nông thôn.

Thứ hai: Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần quan tâm đến việc nghiên cứu thực tiễn, đề ra các chủ trƣơng, chính sách phù hợp và đầu tƣ thích đáng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, giáo viên phục vụ cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Phải xem đó là việc làm thƣờng xuyên liên tục để góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống ngƣời dân. Cần xây dựng kế hoạch hoặc lập chƣơng trình hành động cụ thể, đƣa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào nghị quyết của cấp ủy, chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, từng giai đoạn của địa phƣơng, đơn vị.

Thứ ba: Thƣờng xuyên quan tâm đổi mới nội dung, phƣơng pháp đào tạo phù hợp với thực tiễn; chú trọng xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đổi mới nội dung và phát triển chƣơng trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trƣờng lao động, thƣờng xuyên cập nhật kỹ thuật công nghệ mới. Thu hút các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sƣ, ngƣời lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông – lâm – ngƣ, nông dân sản xuất giỏi tham gia tham gia xây dựng chƣơng trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn.

Thứ tư: Tổ chức điều tra, khảo sát, nắm bắt thông tin nhu cầu học nghề cũng nhƣ nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để từ đó tiến hành tƣ vấn và đào tạo nghề phù hợp cho ngƣời lao động để đảm bảo ngƣời lao động có việc làm sau đào tạo. Bên cạnh đó, dự báo nhu cầu, xác định danh mục đào tạo nghề cho ngƣời lao động; chủ động liên kết với các trƣờng dạy nghề trong và ngoài tỉnh để mở các lớp dạy nghề phù hợp với địa phƣơng... đáp ứng yêu cầu thị trƣờng lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HÀ TĨNH TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu ĐẠI học QUỐC GIA hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)