1.000 con.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh. Hà Tĩnh.
2.3.1.Ưu điểm
Thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh đã ban hành các chỉ thị, quyết định và đang phát huy tác dụng mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội rất lớn, góp phần giải quyết công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Các chính sách mới về dạy nghề cho LĐNT đƣợc cụ thể hóa phù hợp với điều kiện của tỉnh.
Công tác quy hoạch mạng lƣới dạy nghề đƣợc quan tâm, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề ngày càng đƣợc tăng cƣờng. Các cấp ủy đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời cụ thế hoá các chỉ thị, nghị quyết về công tác dạy nghề nói chung, dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng. Xây dựng, ban hành chƣơng trình, kế hoạch đào tạo từng giai đoạn, cơ bản phù hợp với từng đối tƣợng nên chất lƣợng đào tạo ngày càng đƣợc nâng lên; đã chú trọng và từng bƣớc đẩy mạnh xã hội hóa để huy động nguồn lực cả xã hội phục vụ cho công tác đào tạo nghề.
Đội ngũ cán bộ làm công tác dạy nghề, đội ngũ giáo viên dạy nghề đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ về mọi mặt; đƣợc hƣớng dẫn kịp thời các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, có lập trƣờng quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề nghiệp, có ý thức vƣơn lên, có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Cùng với sự phát triển về số lƣợng, chất lƣợng dạy nghề ngày càng đƣợc nâng cao. Các cơ sở đào tạo luôn quan tâm mở thêm các ngành nghề
mới đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động, có định hƣớng, có khảo sát tiềm năng và tính bền vững của nghề đào tạo. Triển khai dạy nghề theo cơ chế có hợp đồng đào tạo gắn với giải quyết việc làm; tham gia đấu thầu đào tạo nghề theo cơ chế đặt hàng với Tổng cục dạy nghề một số ngành, nghề mà đơn vị có đủ năng lực. Trƣờng cao đẳng nghề Việt Đức, trƣờng Trung cấp nghề Lý Tự Trọng, trƣờng Trung cấp nghề Hà Tĩnh hợp đồng đào tạo cho hơn 320 lao động cho các DN trên địa bàn, Trƣờng cao đẳng nghề công nghệ hợp đồng đào tạo cho Tổng Công ty thép Việt Nam, Công ty điện lạnh Vinashin Đà Nẵng 170 lao động; Trƣờng Đại học Hà Tĩnh hợp tác quốc tế đào tạo lao động kỹ thuật theo đơn đặt hàng thực hiện dự án Famorsa. Một số trung tâm dạy nghề, trung tâm KT-TH-HN dạy bổ túc văn hóa THPT liên kết dạy các nghề may, kỹ thuật hàn đƣợc các doanh nghiệp tuyển dụng 90 – 95%. Bằng các giải pháp hữu hiệu nên đã có trên 80% học sinh, sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp. Công tác học sinh, sinh viên trong các trƣờng nghề luôn đƣợc chú trọng; hoạt động rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập nghiệp trở thành phong trào thƣờng xuyên trong học sinh, sinh viên học nghề. Tổ chức hội thi tay nghề HSSV hàng năm từ cơ sở đến tỉnh.
Dạy nghề cho lao động nông thôn bƣớc đầu đã trang bị cho nông dân những kiến thức cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi, biết cách phòng trừ và đẩy lùi các loại dịch bệnh thƣờng xảy ra ở địa phƣơng. Ngƣời dân đã biết áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ và thực tiễn sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng giá trị hàng hóa trên một diện tích. Một số học viên sau các lớp học nghề điện dân dụng, cơ khí nông nghiệp đã tự thiết kế, tính toán, lắp đặt mạng điện trong gia đình; biết áp dụng các quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn, tăng tuổi thọ dụng cụ thiết bị sử dụng trong sinh hoạt; biết cách bão dƣỡng, sữa chữa những hƣ hỏng thông thƣờng các loại máy móc, công cụ phục vụ sản xuất. Việc gắn kết giữa dạy nghề với tạo việc làm ngay tại địa phƣơng đã có hiệu quả thiết thực trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn. Nhiều học viên sau khi học nghề
đƣợc tạo việc làm mới với thu nhập ổn định. Kết quả triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đã làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn, góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2009 đến năm 2013, các có sở đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho trên 10 vạn ngƣời, trong đó cao đẳng nghề 7.714 ngƣời, trung cấp nghề 24.354 ngƣời, sơ cấp và dạy nghề dƣới 3 tháng 71.945, so với kế hoạch số lƣợt ngƣời đƣợc đào tạo chỉ đạt 92%. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo nghề còn mở thêm các ngành, nghề phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng lao động, dạy nghề theo hợp đồng đào tạo ngắn hạn, đào tạo gắn với việc triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp lực lƣợng có tay nghề phục vụ các chƣơng trình dự án trên địa bàn.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế a. Hạn chế
Mặc dù nhận thức của các cấp, các ngành về dạy nghề đã có bƣớc chuyển biến tích cực, nhƣng còn không ít các ban, ngành, các địa phƣơng vẫn chƣa nhận thức đúng mức về vai trò của dạy nghề trong việc đào tạo nhân lực kỹ thuật là một trong những nhân tố quyết định thành công và phát triển bền vững kinh tế - xã hội: khi xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và ngành chƣa đề cập đến vấn đề phát triển nhân lực nói chung và đào tạo nghề nói riêng; các địa phƣơng chƣa điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của địa phƣơng, ƣu tiên dành quỹ đất cho các cơ sở dạy nghề tƣ thực.
Cơ chế, chính sách về dạy nghề chƣa theo kịp thị trƣờng, chƣa có chính sách đãi ngộ thoả đáng cho giáo viên dạy nghề, chƣa có cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia dạy nghề; một số chính sách còn thiếu và chƣa đồng bộ.
Các cơ sở dạy nghề còn hạn chế, thiếu đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên. Việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn dàn trải, hiệu quả thấp.
Một số nơi dạy nghề còn coi trọng số lƣợng, chƣa quan tâm đến chất lƣợng, đào tạo chƣa phù hợp với nhu cầu của ngƣời học và ngƣời sử dụng lao động cả về chất lƣợng và cơ cấu ngành nghề. Mặt khác bản thân nhiều ngƣời học cũng chƣa nhận thức đúng quyền lợi và trách nhiệm của mình.
Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của ngƣời lao động trên địa bàn triển khai chƣa thƣờng xuyên, do đó việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề ở một số huyện, thị xã, thành phố còn thụ động, chƣa gắn học nghề với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nên khi tuyển sinh mở lớp phải thay đổi học viên, thay đổi nghề đào tạo gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.
Các cơ sở dạy nghề chƣa thay đổi kịp theo cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động dạy nghề. Chƣa chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Công tác phối kết hợp giữa các cơ sở đào tạo với địa phƣơng trong việc tổ chức việc làm cho ngƣời lao động sau học nghề còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên, bền vững chƣa cao.
Việc chỉ đạo, công tác quản lý Nhà nƣớc về dạy nghề ở các địa phƣơng (cấp huyện, xã) còn nhiều lúng túng, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động dạy nghề trên địa bàn còn hạn chế.
Công tác hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông chƣa thiết lập, chƣa giúp cho học sinh lựa chọn đƣợc con đƣờng học tập tiếp theo sau trung học phổ thông phù hợp với khả năng học tập của mình. Công tác thông tin, tuyên truyền, tƣ vấn về dạy nghề, việc làm còn yếu chƣa làm cho thanh niên hiểu đúng và coi học nghề là một trong những con đƣờng lập nghiệp.
b. Nguyên nhân
Các cấp, các ngành và xã hội nhận thức chƣa đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề trong giải quyết việc làm nâng cao đời sống cho ngƣời dân và góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là những nghề kỹ thuật cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Việc phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc triển khai thực hiện các chính sách dạy nghề chƣa thƣờng xuyên, rõ nét. Một bộ phận ngƣời lao động chƣa xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân trong học nghề, tìm kiếm việc làm.
Hệ thống cơ chế chính sách chƣa đồng bộ, chƣa đủ mạnh để tạo động lực cho đào tạo nghề phát triển. Cơ chế tài chính, cơ chế phân bổ chỉ tiêu kế hoạch còn nhiều bất hợp lý, hiệu quả thấp. Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách đối với ngƣời dạy, ngƣời học, cán bộ quản lý, chính sách đãi ngộ giáo viên, thợ bậc cao chậm đƣợc ban hành.
Do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, một số ít doanh nghiệp điều chỉnh giảm tiến độ đầu tƣ, một số khác đang trong giai đoạn xây dựng, vì vậy nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động còn hạn chế nên một lƣợng lớn học viên sau đào tạo không có việc làm, qua đó tác động đến tâm lý ngƣời lao động làm họ không mặn mà và còn ngại đến tham gia học nghề.
Công tác quản lý nhà nƣớc về dạy nghề ở cấp huyện chƣa có đủ đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác dạy nghề, công tác tƣ vấn, hƣớng dẫn, việc kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề chƣa đáp ứng đƣợc so với nhiệm vụ.
Đa số lao động thanh niên muốn vào các trƣờng cao đẳng, đại học chuyên nghiệp ngoài tỉnh; một bộ phận lao động nông thôn học nghề chƣa xuất phát từ nhu cầu việc làm, dịch chuyển ngành nghề hoặc phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thực trạng đào tạo nghề cho thấy mặc dù trong những năm qua công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng ở Hà Tĩnh đã có bƣớc phát triển, đổi mới và đạt đƣợc một số kết quả, nhƣng vẫn còn nhiều yếu kém, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất về số lƣợng, chất lƣợng cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Vì vậy, công tác đào tạo nghề phải đƣợc đổi mới và phát triển nhằm khắc phục các yếu kém và đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trƣờng trong tỉnh, trong nƣớc và xuất khẩu lao động.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HÀ TĨNH THỜI GIAN TỚI
3.1. Quan điểm và mục tiêuđào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh
3.1.1. Quan điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Đối với Hà Tĩnh, để có nguồn nhân lực chất lƣợng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập và phát triển trƣớc hết cần phải đẩy mạnh giáo dục toàn diện, nâng cao chất lƣợng giáo dục của các trƣờng và các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh, coi đào tạo nghề là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm phát triển nhanh nguồn nhân lực đủ số lƣợng, chất lƣợng đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động cũng nhƣ giải quyết việc làm nâng cao đời sống cho ngƣời dân. Trong đó, chú trọng việc đào tạo, bồi dƣỡng, sắp xếp đội ngũ giáo viên đủ năng lực, trình độ thực hiện cải cách giáo dục, đồng đều giữa các trƣờng, đánh giá đúng chất lƣợng giảng dạy và học tập; xây dựng nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; khuyến khích các thành phần kinh tế - xã hội phát triển các cơ sở dạy nghề tƣ thục, dân lập, để phát triển nhanh mạng lƣới các cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của ngƣời lao động; phát triển mọi hình thức dạy nghề, đặc biệt
trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chế biến, dịch vụ, thông qua việc xã hội hóa công tác dạy nghề; phát triển đào tạo nghề trên cơ sở liên thông, mềm dẻo và linh hoạt liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo nhằm tạo điều kiện, động lực để ngƣời học nghề có cơ hội vƣơn lên.
Cùng với đó, phát triển dạy nghề phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại và cho khu vực lao động nông nghiệp, nông thôn… Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ đào tạo theo năng lực hiện có của cơ sở đào tạo nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của ngƣời lao động nông thôn và yêu cầu của thị trƣờng lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, theo từng ngành, từng địa phƣơng; có định hƣớng giải quyết việc làm, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời lao động sau khi học nghề. Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.
3.1.2. Mục tiêu về đào tạo nghề a. Mục tiêu tổng quát: a. Mục tiêu tổng quát:
Tăng quy mô, mở rộng cơ cấu ngành nghề đào tạo, cơ cấu trình độ đào tạo, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả tạo chuyển biến cơ cấu về dạy nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của thị trƣờng lao động, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh chất lƣợng dạy nghề đạt trình độ tiên tiến của khu vực, có những ngành nghề đạt trình độ tiên tiến của thế giới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của lao động Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng trong quá trình hội nhập quốc tế; đảm bảo công bằng về cơ hội tham gia học nghề của mọi ngƣời trên cơ sở đó
đề xuất định hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề ở Hà Tĩnh trong thời gian tới. Đào tạo nghề cho khoảng 150.000 lao động nông thôn; tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề tối thiếu đạt 80%; chú trọng đào tạo các nghề nông, lâm, thủy hải sản, các nghề thủ công, nghề truyền thống, các nghề có nhu cầu lớn tại các doanh nghiệp, khu kinh tế trọng điểm của tỉnh và xuất khẩu lao động. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của ngƣời lao động nông