2.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn Hà Tĩnh
2.2.2. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Thực hiện chính sách đối với ngƣời lao động nông thôn tham gia học nghề, ngành Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo tổ chức tuyên truyền phổ biến các chính sách của nhà nƣớc đến các cơ sở và ngƣời dân. Đồng thời tham mƣu, chỉ đạo, triển khai đồng bộ các hoạt động, từ công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của ngƣời dân đến nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp đƣợc thực hiện nghiêm túc, khảo sát điều kiện đáp ứng yêu cầu giảng dạy của các cơ sở đào tạo nghề để xây dựng kế hoạch, phân bố chỉ tiêu phù hợp với tình hình của từng đơn vị. Việc thực hiện chính sách đào tạo nghề đối với lao động nông thôn đƣợc phân chia theo từng đối tƣợng và cơ cấu ngành, nghề:
- Phân theo đối tƣợng:
+ Đối tƣợng 1, là lao động nông thôn thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, hộ nghèo, ngƣời tàn tật, ngƣời bị thu hồi đất canh tác. Đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng), với mức tối đa 03 triệu đồng/ ngƣời/ khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ ngày thực học/ ngƣời; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/ ngƣời/ khóa học đối với ngƣời học nghề xa nơi cƣ trú từ 15km trở lên. Số đối tƣợng này có 4.005 ngƣời, chiếm tỷ lệ 36,89%.
+ Đối tƣợng 2 là lao động nông thôn thuộc diện hộ cận nghèo có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo. Đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/ngƣời/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế). Số đối tƣợng này có 1.238 ngƣời, chiếm tỷ lệ 11,4%
+ Đối tƣợng 3 là các đối tƣợng lao động nông thôn khác. Đƣợc hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/ ngƣời/khóa (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế). Số đối tƣợng này có 5.615 ngƣời, chiếm tỷ lệ 51,71%
Lao động nông thôn học nghề đƣợc vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề đƣợc ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề. Sau khi học nghề đƣợc vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm để có thể tự tạo việc làm.
Mỗi lao động nông thôn chỉ đƣợc hỗ trợ học nghề một lần. Những ngƣời đã đƣợc hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nƣớc thì không đƣợc tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án. Riêng những ngƣời đã đƣợc hỗ trợ học nghề nhƣng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhƣng tối đa không quá 03 lần.
- Phân theo cơ cấu ngành, nghề đào tạo:
+ Nhóm nghề nông – lâm – ngƣ nghiệp: 6.146 ngƣời, chiếm tỷ lệ 56,6% + Nhóm nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 4.063 ngƣời, tỷ lệ 37,42% + Nhóm nghề thƣơng mại – dịch vụ: 649 ngƣời, tỷ lệ 5,98%
Ngoài ra, Hà Tĩnh đã thực hiện lồng ghép các chƣơng trình, dự án khác để hỗ trợ lao động nông thôn học nghề theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg với số lƣợng ngƣời học 3.284 ngƣời, trong đó: Dự án IMPP: 87 lớp, với 2.776 học viên, Dự án CB-TRÊ và Dự án Mỏ sắt Thạch Khê tổ chức đào tạo nghề cho 16 lớp, với 508 học viên.