2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của Hà Tĩnh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có tọa độ địa lý từ 17 độ 54’ đến 18o
45’ vĩ độ Bắc; 105o đến 106o 30 phút kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển và phía Tây giáp nƣớc bạn Lào.
Diện tích tự nhiên 6055 km2; dân số 1.238.830 ngƣời; có 12 đơn vị hành chính gồm 10 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã; 262 xã, phƣờng, thị trấn. Hà Tĩnh có 127 km quốc lộ 1A đi qua 7 huyện, thị xã, thành phố; 87 km đƣờng Hồ Chí Minh đi qua 3 huyện; 70 km đƣờng sắt Bắc Nam; Quốc lộ 8A chạy sang Lào đi qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km nối liền cảng biển Vũng Áng với nƣớc bạn Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan qua Cửa khẩu Chalo.
Hà Tĩnh nằm ở phía Đông dãy Trƣờng Sơn, có địa hình hẹp ngang và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông, đồi núi chiếm 80% diện tích đất tự nhiên, diện tích vùng đồng bằng nhỏ, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi. Hệ thống sông ngòi phân bổ khá đều, sự đa dạng về địa hình là một nhân tố có vai trò quyết định trong việc hình thành cơ cấu nông, lâm, ngƣ nghiệp theo 4 vùng miền cơ bản.
Vùng rừng núi: thuộc sƣờn phía Đông của dãy Trƣờng Sơn, bao gồm huyện Vũ Quang và phía Tây của huyện Hƣơng Khê, Hƣơng Sơn, có các cửa khẩu và tiểu ngạch nối với nƣớc bạn Lào và thông qua các nƣớc khác theo đƣờng xuyên á.
Vùng đồi núi trung du: nơi đây có nhiều tiềm năng về kinh tế trang trại, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, làm thủy điện và du lịch sinh thái. Rừng có trên 300 loài cây thân gỗ, có nhiều loài gỗ quý, nhiều loài động vật quý hiếm.
Vùng đồng bằng: đây là những vùng quê trù phú, là vựa lúa của tỉnh, có nhiều trung tâm kinh tế, có điều kiện giao lƣu thuận lợi, sản xuất theo hƣớng đô thị hóa.
Vùng ven biển: bờ biển dài 137 km, có 4 cửa sông lớn và nhiều ao hồ, với hơn 60 ha mặt nƣớc thích hợp cho việc nuôi trồng và phát triển ngành nghề chế biến thủy hải sản. Đặc biệt Hà Tĩnh có cảng nƣớc sâu Vũng Áng – Sơn Dƣơng, đây là cảng trung chuyển quốc tế giữ vai trò quan trọng trong quá trình CNH – HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.
Về tài nguyên khoảng sản: nguồn tài nguyên khoảng sản phân bổ khắp các huyện trong tỉnh. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản, đặc biệt có mỏ sắt Thạch Khê với trữ lƣợng 544 triệu tấn đang đầu tƣ khai thác.
Là vùng đất với nhiều danh lam, thẳng cảnh đẹp nhƣ: Núi Hồng – Sông La, biển Thiên Cẩm, Hoàng Sơn Quan, khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, Kẻ Gỗ. Hà Tĩnh có 266 di tích văn hóa đƣợc xếp hạng, trong đó có 72 di tích cấp quốc gia. Có những di tích nổi tiếng nhƣ: chùa Hƣơng Tích, khu di tích lƣu niệm Cố Tổng Bí Thƣ Trần Phú, Hà Huy Tập, khu du tích Đại thi hào Nguyễn Du, khu di tích tâm linh đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, Ngã Ba Đồng Lộc… Di sản văn hóa “Ca Trù” đƣợc Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của Hà Tĩnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm – ngƣ nghiệp, sinh thái, phát triển dịch vụ du lịch khai thác chế biến các loại khoảng sản, là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển kinh tế tại Hà Tĩnh, để Hà Tĩnh sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển.