Phƣơng thức tiến hành CPH NHTMNN Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách nhà nước đối với cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 44 - 68)

2.3. Tiến trình Cổ phần hóa Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc tại Việt Nam

2.3.2 Phƣơng thức tiến hành CPH NHTMNN Việt Nam

Mục tiêu chung của CPH NHTM NN là nhằm làm cho hoạt động của các NHTM NN ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển và hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam, có thể đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO tiến tới xây dựng các NHTM NN thành các tập đoàn tài chính ngân hàng vững mạnh.

Trƣớc hết, CPH là để tăng tiềm lực tài chính, thực hiện mở rộng kinh doanh, đồng thời bảo đảm các tiêu chí an toàn trong hoạt động, trong đó, đặc biệt quan tâm đến bảo đảm an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh về quy mô trƣớc những thách thức.

Thu hút sự tham gia góp vốn của một số cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài là những tập đoàn tài chính, ngân hàng hàng đầu trên thế giới đầu tƣ vào để tận dụng đƣợc nguồn vốn đồng thời đạt đƣợc mục tiêu hiện đại hoá công nghệ, trình

độ quản lý, tiếp cận đƣợc với tiêu chuẩn kinh doanh hiện đại nhằm tăng cƣờng năng lực quản trị điều hành và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn. Đổi mới cơ chế hoạt động, điều hành ngân hàng theo thông lệ quốc tế, từ đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Tối đa hoá lợi ích của Nhà nƣớc là một mục tiêu của CPH các NHTM NN nói chung. Trƣớc hết, cổ phần hoá xong sẽ làm giảm áp lực lên Ngân sách nhà nƣớc do nhu cầu phải cấp bổ sung vốn cho cho các NHTM NN hoạt động. Hơn nữa, ngân sách nhà nƣớc sẽ đƣợc tăng thu từ việc tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng sau cổ phần hoá. Tạo lập cơ chế giám sát hoạt động của các ngân hàng một cách khách quan, chặt chẽ và an toàn, tạo đà cho phát triển hệ thống ngân hàng trong nƣớc đồng thời thúc đẩy sự phát triển và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nƣớc.

Nói chung, mục tiêu sau cổ phần hóa là phải đảm bảo hoạt động ổn định, mạnh hơn và đồng thời phát triển theo hƣớng trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu của Việt Nam. Tập đoàn này sẽ kinh doanh đa dạng nhiều lĩnh vực nhƣ: công ty bảo hiểm nhân thọ, quản lý quỹ đầu tƣ, hoạt dộng tài chính tại nƣớc ngoài, đầu tƣ bất động sản…

Trong bối cảnh hội nhập WTO nhƣ hiện nay, thì việc đƣa ra các mục tiêu trên lại càng cần thiết và phù hợp. Việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã gia tăng sức ép cạnh tranh lên lĩnh vực ngân hàng là một tất yếu, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng lại diễn ra khốc liệt hơn bất kỳ ngành nào vì ngân hàng tài chính vốn vẫn là lĩnh vực đƣợc nhà nƣớc bảo hộ rất nhiều. Chình vì vậy, đƣa ra chủ trƣơng CPH hệ thống NHTM NN là hoàn toàn đúng đắn và xác định đƣợc các mục tiêu cụ thể để đƣa ra lộ trình hành động là rất cần thiết, đòi hỏi các NHTM, NHTM NN nói chung cần phải có

bƣớc đi phù hợp trong quá trình CPH cũng nhƣ sau khi CPH nhằm đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra và nhằm đạt đƣợc các yêu cầu của CPH.

Theo Chỉ thị số 04/2013/CT-TT về đẩy mạnh vững chắc CPH DNNN và NHTM NN, yêu cầu chung đối với CPH NHTM NN là không gây ra bất cứ xáo trộn, bất ổn về các cân đối vĩ mô, chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, không gây ảnh hƣởng đến hoạt động và sự phát triển của các ngành khác và ảnh hƣởng đến lòng tin của nhân dân. Yêu cầu đặt ra cho quá trình CPH là phải đa đạng hoá đƣợc hình thức sở hữu nhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

CPH phải đảm bảo an toàn, không gây biến động lớn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, làm mất ổn định tình hình kinh tế, xã hội, đảm bảo các mục tiêu của CPH cũng nhƣ đảm bảo hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Để thực hiện đƣợc yêu cầu này phải quán triệt và tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong quá trình CPH.

Trong giai đoạn đầu của CPH, nhà nƣớc cần tiếp tục tham gia nắm giữ cổ phần chi phối nhằm đảm bảo sự liên tục và tiếp nối trong hoạt động ngân hàng, không gây ra những biến động lớn trong hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn đầu sau CPH. Đảm bảo vai trò chi phối của Nhà nƣớc, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nƣớc, cổ đông và ngƣời lao động. Đồng thời CPH phải góp phần làm giảm bao cấp tài chính, vốn và bảo hộ của nhà nƣớc đối với hoạt động của ngân hàng, từ đó tạo lập môi trƣờng kinh doanh minh bạch, công khai, bình đẳng.

Ngoài ra, trong quá trình CPH sẽ huy động vốn từ mọi nguồn lực, từ mọi tầng lớp dân cƣ, thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc, thu hút sự tham gia góp vốn của một số cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài là các tập đoàn tài chính, ngân hàng hàng đầu trên thế giới nhằm tận dụng vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý. Tiếp tục giữ vững đƣợc nền vốn và khách hàng hiện có, đồng

thời không ngừng mở rộng quan hệ mới với khách hàng trên cơ sở phát huy những ƣu điểm hiện có, và tận dụng sự tham gia của các nhà đầu tƣ chiến lƣợc để mở rộng quan hệ với các đối tác nƣớc ngoài.

Do hậu quả của nền kinh tế tập trung bao cấp,hoạt động của các NHTMNN gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những yếu kém nhƣ: Quy mô hoạt động nhỏ, lạc hậu về công nghệ,nghèo nàn về dịch vụ ngân hàng, tình hình tài chính không lành mạnh và khả năng cạnh tranh thấp. Điều này thể hiện ở những điểm sau:

Về vốn tự có:

Các NHTMNN chiếm 76% tổng nguồn vốn huy động và 73,5% tổng dƣ nợ cho vay của toàn bộ hệ thổng các tổ chức tín dụng Việt Nam nhƣng lại chỉ đạt tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản rủi ro trung bình là 3,05% (là tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu), trong khi thông lệ quốc tế yêu cầu tối thiểu phải đạt 8%.

Về hoạt động:

Hầu hết các NHTMNN chỉ mới thực hiện những nghiệp vụ truyền thống (huy động và cho vay trực tiếp), các dịch vụ ngân hàng chƣa phát triển, chất lƣợng hoạt động còn yếu kém,nhiều trƣờng hợp cho vay sai nguyên tắc, không thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát khoản cho vay, gây thất thoát vốn.

Để cải thiện tình hình của các NHTMNN, cuối năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại các NHTMNN. Trong đó xác định nội dung cơ cấu lại tài chính các NHTMNN là cấp bổ sung vốn điều lệ cho các NHTMNN để dần đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của quốc tế là 8%, và xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng còn dƣ nợ đến thời điểm ngày 31/12/2011.

Đến nay sau 3 năm triển khai thực hiện, hoạt động cơ cấu lại tài chính các NHTMNN đã đạt đƣợc những kết quả tích cực, góp phần làm lành mạnh

tình hình tài chính của các NHTMNN, củng cố thêm vai trò chủ đạo của các NHTMNN trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, từng bƣớc nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập vào hoạt động tài chính ngân hàng của khu vực và thế giới. Kết quả cơ cấu lại tài chính các NHTMNN đƣợc thể hiện trên các mặt sau đây:

* Năng lực tài chính:

Các NHTMNN đều xác định nhiệm vụ cơ cấu lại tài chính là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

Trong năm 2012, các ngân hàng đã thành lập bộ phận chuyên trách tại trụ sở chính để chỉ đạo, theo dõi tiến độ cơ cấu lại tài chính: thành lập và đƣa vào hoạt động 4 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, trực thuộc bốn NHTMNN để tiếp nhận và xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng.

Vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn:

Vốn tự có của các NHTMNN tăng liên tục trong hai năm 2012, 2013 với tỷ lệ 69% và 42%, đạt mức 17018 tỷ đồng vào cuối năm 2013. Sự gia tăng vốn tự có chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động nhà nƣớc cấp vốn bổ sung điều lệ cho các NHTMNN, chỉ tính riêng trong hai năm 2012 -2013, tổng số vốn điều lệ cấp bổ sung cho 5 NHTMNN lên tới 9.346 tỷ đồng, chiếm khoảng 55% vốn tự có tại thời điểm cuối năm 2013. Mặc dù Chính phủ đã nỗ lực trong việc xử lý nợ và bổ sung vốn điều lệ cho các NHTMNN, song hệ số Vốn tự có/Tổng tài sản có điều chỉnh theo mức độ hệ số rủi ro (hệ số CAR) của các NHTMNN chỉ đạt 4,5%. hệ số này thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu là 8% đƣợc quy định trong Thoả ƣớc Basel (gọi tắt là thoả ƣớc về vốn). Nếu theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế IAS thì 3 Ngân hàng (Công thƣơng, Đầu tƣ và Nông nghiệp) đang có vốn tự có âm do chƣa trích đủ dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu. Mức vốn tự có của các NHTMNN chỉ đạt mức 1/6 so với các Ngân hàng trong khu vực. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng và tài sản bình

quân là 20%/ năm trong các năm 2011-2013 nhƣng hiệu quả lại không tƣơng xứng với quy mô vốn (tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng ở khu vực các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á là 12,15%). Trong khi tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM trong khu vực đạt 13% thì khoảng cách của các NHTM Việt Nam là quá xa so với trong khu vực. Đây chính là khó khăn đầu tiên và nan giải của các NHTMNN trong quá trình tái cơ cấu, gây khó khăn cho các ngân hàng này về khả năng mở rộng tín dụng, đầu tƣ kinh doanh vào những ngành có khả năng sinh lời cao nhƣ chứng khoán, ngoại tệ, cho vay không có bảo đảm…cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Để đảm bảo đủ vốn theo chuẩn mực quốc tế, đến cuối năm 2013 các NHTMNN cần phải bổ sung thêm 13.082 tỷ đồng. Giả sử trong giai đoạn 2009-2010, tổng tài sản có của các NHTMNN tiếp tục tăng trung bình 25%/năm, trong khi đó nguồn vốn tự có chỉ tăng 6% (chỉ nguồn tích luỹ nội bộ, do ngân sách nhà nƣớc không cấp thêm), thì đến cuối năm 2010, hệ số CAR của các NHTMNN chỉ còn khoảng 1,4% và để đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế thì các NHTMNN cần phải bổ sung then một lƣợng vốn tự có vào khoảng 117.940 tỷ đồng. Nhƣ vậy nếu không tìm đƣợc giải pháp thì các NHTMNN sẽ lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng để có thể đảm bảo an toàn hoạt động và phát triển bền vững.

Bảng 2.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của 4 NHTMNN ( 6/2013)

Ngân hàng Tỷ lệ (%)

Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam 4,43%

Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam 4,7%

Nhân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam 5,25% Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 6,17% (nguồn:NHNN)

Theo thông lệ quốc tế, một ngân hàng tốt trên thế giới thƣờng có ROA trung bình là 1%, và ROE là 15%. Nhƣ vậy khả năng sinh lời hiện nay của các NHTMNN là rất thấp so với các ngân hàng tốt trên thế giới. Trong giai đoạn 2010-2013, chỉ số ROA của các NHTMNN chỉ đạt khoảng 0,38% trong khi đó chỉ số ROE lại có khuynh hƣớng giảm liên tục trong giai đoạn 2010 - 2013, từ mức 15,85% năm 2001 xuống còn 6,54% năm 2013. Nguyên nhân khả năng sinh lời thấp là do tỷ lệ nợ không sinh lời (NPL) quá lớn. Ngoài ra do nhu cầu cạnh tranh, các NHTMNN chú trọng phát triển mạng lƣới, đẩy chi phí lên, trong khi chênh lệch lãi suất huy động và cho vay có xu hƣớng giảm. Một lý do nữa là do dịch vụ và sản phẩm của các NHTMNN vẫn cón nghèo nàn, những dịch vụ mới nhƣ đƣợc quy định trong Hiệp định Thƣơng mại Việt – Mỹ vẫn chƣa phát triển, chƣa tạo đƣợc nhiều nguồn thu từ các dịch vụ phi tín dụng

Nhờ những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện đại, nên tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN giảm liên tục trong những năm qua. Tính đến 31/12/2013, nợ xấu của các NHTMNN theo tiêu chuẩn Việt Nam là 5,01%, thấp hơn nhiều so với các năm trƣớc. Đây có thể coi là thành công của các NHTMNN trong việc xử lý và ngăn ngừa nợ xấu (NPL) trong các NHTMNN vẫn còn rất lớn. Vì vậy các NHTMNN cần tập trung quản lý rủi ro tín dụng, trƣớc hết là áp dụng các quy trình quản lý tín dụng thận trọng đã đƣợc đặt ra trong các sổ tay tín dụng mà các NHTMNN đã xây dựng.

Nhƣ vậy, qua 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu đến năm 2013, các NHTMNN đã có những bƣớc phát triển nhanh về quy mô, tổng tài sản tăng liên tục với tốc độ cao, mạng lƣới chi nhánh và văn phòng mở rộng khắp cả nƣớc. Tuy nhiên, trƣớc xu hƣớng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu sắc, các NHTMNN đang phải đƣơng đầu với nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất hiện nay là năng lực quản lý điều hành

vẫn còn yếu kém, cản trở sự phát triển nhanh và bền vững của ngân hàng. Thứ hai, sản phẩm dịch vụ vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và nhiệm vụ đặt ra đối với ngân hàng. Cuối cùng, quy mô vốn tự có nhỏ cũng đang là thách thức lớn trong điều kiện tăng trƣởng tài sản cao, và yêu cầu về vốn ngày càng chặt chẽ để đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Về nguồn nhân lực

Nhân lực của các ngân hàng Việt Nam hiện nay khoảng 60.000 ngƣời, trong đó VCB khoảng 4.000 ngƣời, ICB khoảng 13.000 ngƣời, Agribank khoảng 28.000 ngƣời. Một hiện tƣợng chung là gần 90% nhân lực ở các NHTMNN là từ đội ngũ lao động do lịch sử để lại. Phần đông trong số họ ít đƣợc đào tạo về kiến thức kinh tế thị trƣờng, độ tuổi trung bình cao (trung bình khoảng 40), chƣa có nhiều kinh nghiệm về kinh doanh và quản lý cũng nhƣ trình độ về ngoại ngữ, tin học. Tỷ lệ lao động gián tiếp ở các NHTMNN là khá cao, có ngân hàng lên tới khoảng 30%, phân bổ ở các công việc lễ tân, kế toán, ngân quỹ, lái xe, bảo vệ…Tỷ lệ đào tạo và đào tạo lại, tuy rất đƣợc các ngân hàng quan tâm, song con số này cũng chƣa tăng đƣợc nhiều (tỷ lệ đào tạo ở trình độ đại học đạt khoảng 40%) trong khi ở Thái Lan con số này là 70%. Chế độ đãi ngộ và thu nhập chƣa tƣơng xứng với lao động cũng là một nguyên nhân gây chảy máu chất xám ở các NHTMNN trong những năm qua, càng tạo ra khoảng cách lớn về nguồn nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng giữa các NHTMNN và các NHTM khác. Cùng với việc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng thì sự dôi dƣ về lao động tất yếu sẽ xảy ra. Nhƣng các NHTMNN không đƣợc coi là những doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động, các giám đốc không có quyền sa thải lao động, ngƣời lao động thuộc biên chế nhà nƣớc. Với chi phí cao, hiệu quả kinh doanh thấp, trình độ nhân lực chậm đổi mới, rõ ràng là áp lực về lực lƣợng lao động ở các

NHTMNN là rất lớn và cũng không dễ giải quyết. Tuy nhiên, các NHTMNN phải cải cách quyết liệt đối với nhân lực của mình, mà giải pháp tốt nhất ở đây là thực hiện CPH các NHTMNN.

Về cơ cấu tổ chức

Các NHTM đều tổ chức CPH thành 2 cấp: trụ sở chính và chi nhánh. Tại trụ sở chính, các NHTMNN đều kết cấu chung với Hội đồng quản trị, ban giám đốc điều hành và các khối (ban) hoặc phòng trực thuộc. Cơ cấu này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách nhà nước đối với cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước (Trang 44 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)