2.3. Tiến trình Cổ phần hóa Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc tại Việt Nam
2.3.1 Xác định mục tiêu của CPH NHTMNN Việt Nam
2.3.1.1 Tăng tiềm lực tài chính
Hiện tại năm NHTMNN có số vốn thuộc sở hữu nhà nƣớc khoảng trên 15.500 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 1 tỷ USD), bình quân 3.100 tỷ đồng cho một ngân hàng . Số vốn này thật là nhỏ bé nếu đem so sánh chúng với tình hình thực tế sau:
Các ngân hàng Quốc tế mà Việt Nam đang và sẽ cạnh tranh, hội nhập có số vốn gấp nhiều lần so với các NHTMNN hiện nay.
Mức tăng dƣ nợ tín dụng cao làm cho hệ số đủ vốn giảm xuống nhanh chóng.
Nhu cầu vay vốn của một khách hàng lớn: hiện tại một khách hàng lớn chỉ vay đƣợc của Agribank tối đa là 780 tỷ (15% x 5.200 tỷ), vay của MHB là 105 tỷ (15% x 700 tỷ), của mỗi ngân hàng khác từ 450 đến 600 tỷ.
Nhu cầu phát triển công nghệ và mở rộng mạng lƣới kinh doanh, đầu tƣ tài sản cố định: tỷ lệ khống chế tối đa sử dụng vốn tự có cho nhu cầu này là 50%, trong khi một máy ATM có giá bình quân 30.000 USD, 1 trụ sở mới xây dựng phải tốn hàng chục tỷ đồng.
Trong số vốn gọi là tự có ở trên thì có tới 50% là vốn danh nghĩa, vì chúng đƣợc hình thành từ trái phiếu đặc biệt. Loại trái phiếu này chỉ biến dần thành vốn mỗi năm có 30% (khoảng 260 tỷ) do cách trả lãi trái phiếu đặc biệt của Bộ tài chính. Xét trên giác độ an toàn thì các NHTMNN đang hoạt động trong tình trạng không an toàn chút nào.
Các NHTMNN khó có hi vọng đƣợc tăng vốn thực sự bằng nguồn từ ngân sách nhà nƣớc do tình trạng ngân sách Việt Nam và cũng không nên trông mong ở việc đƣợc cấp nhiều hơn bằng trái phiếu đặc biệt. Con đƣờng CPH các NHTMNN trong giai đoạn hiện nay trƣớc hết là để tăng cƣờng năng lực tài chính của các ngân hàng bằng cách tăng cƣờng vốn tự có, và sau đó là để nâng cao sức cạnh tranh của các NHTMNN trƣớc yêu cầu hội nhập quốc tế.
CPH ngân hàng sẽ cho phép huy động một khối lƣợng vốn rất lớn trong và ngoài nƣớc để tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này, ngoài ra đây còn là biện pháp nhằm đa dạng hoá các loại hình sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán, tạo nên hệ thống các NHTM cổ phần hoạt động năng động hơn, minh bạch hơn do đòi hỏi tất yếu của thị trƣờng.
2.3.1.2 Tăng tính cạnh tranh, hiệu quả và giảm độc quyền
Tính cạnh tranh còn thấp và tình trạng độc quyền vẫn còn là do các NHTMNN còn chịu nhiều sự chỉ huy trực tiếp phi thị trƣờng của Chính phủ. Mặt khác sự bảo hộ dƣới nhiều dạng khác nhau cũng làm giảm tính bình đẳng trong hoạt động và tính hiệu quả trong kinh doanh. Chỉ đơn giản là việc khoanh nợ, xoá nợ, cho dù có thay đổi cách quản lý thế nào thì các NHTMNN cũng khó có cơ hội tự định đoạt. Hoặc việc đầu tƣ của nhà nƣớc dƣới dạng vốn cấp, trƣớc đây nhà nƣớc có thu 6% tiền sử dụng vốn (nếu lỗ thì thôi), nay không thu, nhƣng việc phân phối lợi nhuận lại gần nhƣ chỉ do nhà nƣớc quyết định (vì chế độ DNNN) nên không kích thích ngƣời kinh doanh.
Mô hình công ty cổ phần sẽ là mô hình hoạt động hiệu quả do gắn lợi ích thực sự của những ngƣời đầu tƣ với ngân hàng và vai trò làm chủ của ngƣời lao động khi tham gia mua cổ phần, tăng cƣờng khả năng giám sát của xã hội. CPH các NHTM sẽ cho phép các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chuyển giao kinh nghiệm quản lý, công nghệ, sản phẩm mới vào
ngân hàng mà họ có cổ phần, do vậy làm tăng cƣờng năng lực quản lý, quản trị, điều hành, đặc biệt là nâng cao vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ, tiếp cận đƣợc công nghệ, sản phẩm mới.
CPH sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của khối các NHTM, và do vậy cho cả nền kinh tế. Các ngân hàng sẽ hoạt động bình đẳng hơn, cạnh tranh hiệu quả hơn và mọi ngƣời đều đƣợc hƣởng lợi ích từ việc CPH mang lại nhƣ có thể đƣợc gửi tiền và vay tiền với lãi suất cạnh tranh, ngƣời sử dụng dịch vụ sẽ đƣợc lợi hơn về chất lƣợng sản phẩm tăng cao với giá rẻ hơn…
2.3.1.3Tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước
Nhà nƣớc hiện đầu tƣ vào các NHTMNN dƣới hình thức cấp vốn 100%. Số vốn này so với nhu cầu hoạt động ngân hàng thì không lớn nhƣng đối với NSNN thì cũng không thể coi là nhỏ. Số vốn này hoàn toàn không có áp lực nào về cổ tức mà tuỳ thuộc vào lợi nhuận và lợi nhuận ròng khi phân phối dƣới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập bổ sung.
Trong trƣờng hợp NHTMNN trở thành công ty cổ phần, nhà nƣớc cũng trở thành nhà đầu tƣ, có quyền đầu tƣ thêm nếu ngân hàng làm ăn có lãi hoặc có thể rút vốn dƣới hình thức nhƣợng lại cổ phần nếu cần. Điều đó vừa tạo ra cho nhà nƣớc một cơ hội kinh doanh thực sự (tất nhiên có thể có định hƣớng) và cũng đòi hỏi ngân hàng phải làm ăn thực sự có hiệu quả.
2.3.1.4 Cải thiện mạnh mẽ năng lực quản trị, điều hành NHTMNN.
Cơ chế quản trị, điều hành của các NHTMNN hiện nay, dù muốn hay không cũng phải theo một mô hình duy nhất của một loại hình DNNN là Tổng công ty nhà nƣớc. Dù biện luận thế nào cũng không thể đồng nhất các NHTMNN với các Tổng công ty khác đƣợc, vì ngân hàng là một thể thống nhất với đặc trƣng là hệ thống các chi nhánh (cho dù có số ít các công ty con đi chăng nữa) nhƣ hệ thống mạch máu liên thông, quản lý kinh doanh nhạy bén tững ngày giờ.
Sự chỉ huy thống nhất là đƣơng nhiên, nhƣng cơ chế vận hành bộ máy tổ chức, con ngƣời, công nghệ…phải xuất phát từ chính nhu cầu của các ngân hàng chứ không thể từ ý nghĩ chủ quan của cấp trên quyết định đƣợc. Không thể nào một Hội đồng quản trị chỉ có trên danh nghĩa nhƣng không có thực quyền lại có thể điều hành một Tổng giám đốc mà ngƣời đặt họ lên ngôi không phải là Hội đồng quản trị. Chính sự thay đổi những ngƣời đại diện chủ sở hữu thực sự mới có đủ khả năng làm thay đổi nhanh nhạy cung cách quản trị này. Sự thành công của biết bao ngân hàng trên thế giới mà họ thƣờng gọi là ngân hàng tƣ nhân đã minh chứng điều này.
Bốn vấn đề trên đây gợi lên cái đƣợc của việc các NHTMNN,song để chúng trở thành hiện thực thì phải tính tới cả điều kiện, cung cách cũng nhƣ tiến trình CPH để cái đƣợc không quá ít và cái mất không quá nhiều.