1.2. Kinh nghiệm CPH NHTMNN ở một số Quốc gia trên thế giới
1.2.3 Bài học cho Việt Namvề CPH NHTMNN
Lựa chọn ngân hàng CPH đầu tiên
Theo kinh nghiệm của một số nƣớc thành công trong tiến trình CPH các NHTM NN nhƣ Trung Quốc và các nƣớc Đông Âu, các ngân hàng đƣợc lựa chọn để CPH đầu tiên thƣờng là những ngân hàng tốt nhất trong hệ thống. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến quá trình CPH. Các NHTM NN làm ăn có hiệu quả sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong việc CPH so với những ngân hàng làm ăn thua lỗ.
Việt Nam hiện nay cũng đi theo con đƣờng này, chọn những ngân hàng có hoạt động tốt nhất, nợ xấu ít, có bộ máy gọn nhẹ hơn cả để CPH, đó chính là lý do để Chính phủ chọn Vietcombank và Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) cho chƣơng trình thí điểm CPH các ngân hàng thƣơng mại. Vietcombank đƣợc đánh giá là NHTM NN hoạt động tốt nhất Việt Nam hiện nay với các chỉ tiêu tài chính hiệu quả hơn cũng nhƣ có bộ máy gọn nhẹ hơn so với các 4 NHTM NN lớn khác là Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Incombank), Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Còn MHB là ngân hàng nhà nƣớc mới đƣợc thành lập năm 1997, quy mô hoạt động còn nhỏ, nợ tồn đọng ít.
Củng cố trước CPH
Trƣớc khi tiến hành CPH, tất cả các NHTM NN đều phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng nhằm củng cố năng lực hoạt động kinh doanh cũng nhƣ cải cách bộ máy của mình. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp trong nội bộ ngân hàng cũng nhƣ biện pháp hỗ trợ của Chính phủ trƣớc khi thực hiện CPH để nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản lý, tạo tiền đề tốt cho cả quá trình trƣớc, trong và sau CPH, tránh những rủi ro có thể xảy ra. Xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực tài chính đƣợc coi là vấn đề quan trọng nhất trong việc củng cố trƣớc CPH NHTM NN.
Đối với Việt Nam, việc xử lý nợ xấu và tái cấp vốn cho các NHTM NN chuẩn bị CPH không quá nặng nề nhƣ ở Trung Quốc nhƣng cũng rất cần sự hỗ trợ rất nhiều từ phía Chính phủ. Chính phủ Việt Nam và NHNN Việt Nam đã đƣa ra đề án tái cơ cấu các NHTM, đây là bƣớc chuẩn bị quan trọng cho tiến trình CPH các NHTM NN ở Việt Nam. Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các NHTM NN Việt Nam cần phải nỗ lực trong việc giải quyết nợ xấu, củng cố đội ngũ quản lý cũng nhƣ nâng cao trình độ công nghệ để tạo tiền đề tốt nhất cho quá trình CPH.
Thuê tư vấn CPH.
Việc định giá tài sản của ngân hàng trong quá trình CPH thƣờng gặp rất nhiều khó khăn do những đặc thù hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Thống kê tài sản, đánh giá giá trị bất động sản, định giá các khoản nợ, đánh giá khả năng thu hồi nợ, định giá thƣơng hiệu.. là những việc làm không hề đơn giản, đòi hỏi phải có sự tham gia tƣ vấn của tổ chức tài chính có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực CPH thì mới có thể đẩy nhanh tiến độ CPH đƣợc. Ngoài ra, với việc thuê tƣ vấn trọn gói, các phƣơng án CPH, kế hoạch IPO, niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán cũng nhƣ chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc sẽ đƣợc nhà tƣ vấn CPH đƣa ra một cách cụ thể, giúp cho NHTM NN có thể tiến
hành CPH một nhanh chóng và có tính hiệu quả cao. Nếu nhƣ không có sự tham gia tƣ vấn của các tổ chức tƣ vấn quốc tế có kinh nghiệm thì các ngân hàng cũng nhƣ các cơ quan chủ quan sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có giải quyết đƣợc nội dung các công việc của quá trình CPH và thƣờng gây bế tắc trong tiến trình thực hiện. Chính vì thế, Chính phủ các nƣớc đã đƣa ra chủ trƣơng là phải thuê tƣ vấn CPH trong tiến trình CPH các NHTM NN. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong một thời gian dài, quá trình CPH Vietcombank và MHB bị bế tắc do chƣa có sự tham gia của tƣ vấn CPH. Các nhà tƣ vấn có thể giải quyết những vƣớng mắc hàng năm trời trong quá trình CPH NHTM NN trong 4-5 tháng thực hiện tƣ vấn. Hiện nay, việc lựa chọn và thuê tƣ vấn CPH đƣợc coi là một khâu quan trọng trong tiến hành CPH các NHTM NN. Sau khi Vietcombank, MHB chọn đƣợc tƣ vấn CPH vào đầu năm 2007, vào tháng 7/2012, BIDV và Incombank cũng đã ký hợp đồng tƣ vấn CPH với hai tổ chức tài chính hàng đầu thế giới và đã đệ trình phƣơng án CPH cụ thể lên Thủ tƣớng Chính phủ.
Lựa chọn nhà đầu tư chiến lược
Xem xét tiến trình CPH các NHTM NN đã tiến hành trên thế giới, cho thấy, việc chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc là một trong những nội dung quan trọng của quá trình CPH NHTM NN. Tất cả các ngân hàng đều đƣa ra tiêu chí lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc là: có năng lực tài chính, có khả năng chuyển giao trình độ công nghệ cũng nhƣ trình độ quản lý cho ngân hàng. Cần đƣa ra các cam kết và ràng buộc trách nhiệm của các nhà đầu tƣ chiến lƣợc trong hoạt động của ngân hàng sau khi CPH. Kinh nghiệm từ Ba Lan cho thấy, mô hình tổ chức, công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực…của ING Slaskia đƣợc đáp ứng theo tiêu chuẩn của INGBank (Hà Lan), tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của ING Slaskia ngày một tốt hơn. Các NHTM NN Việt Nam cần có sự cân nhắc trong việc lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc, nhất là nhà đầu tƣ
chiến lƣợc nƣớc ngoài đủ tiêu chuẩn để đảm bảo mục tiêu đặt ra cho quán trình CPH là không chỉ chỉ làm vốn mà còn nâng cao năng lực quản lý cũng nhƣ trình độ công nghệ.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VIỆC CỔ PHẦN HOÁ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI NHÀ NƢỚC