Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đào tạo nghiên cứu trường hợp trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm (Trang 65 - 80)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

2.2.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường Cao

đẳng Công nghiệp Thực phẩm

2.2.5.1. Các yếu tố bên ngoài

a. Các yếu tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước

Chiến lược phát triển giáo dục 2010-2020 ban hành theo quyết định số

201/2010/QĐ-TT ngày 28/12/2010 về giáo dục Cao đẳng, Đại học "Đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ phù hợp với cơ cấu kinh tế-xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá… nâng tỷ lệ sinh viên Cao đẳng và Đại học lên 450SV/1vạn dân vào năm 2015”.

Từ cuối năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định triển khai chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Đến nay, Bộ đã tổ chức 17 Hội nghị quốc gia đào tạo theo nhu cầu xã hội cho các ngành kinh tế xã hội trọng điểm, qua đó hơn 600 thoả thuận, hợp đồng đào tạo giữa các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp, bệnh viện và ngân hàng đã được ký kết với số người được đào tạo là trên 10.000 người. Triển khai và hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cả nước.

Cùng với quyết định phê duyệt phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Vùng Tây Bắc đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020. Nhằm tạo nên liên kết vùng miền, xác định thế mạnh phát triển của từng Tỉnh, Thành phố cùng thúc đẩy phát triển khu vực. Trong đó tỉnh Phú Thọ được xác định là trung tâm Vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Với vị trí cửa ngõ nối liền vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và vùng châu thổ sông Hồng; Phú Thọ là nơi giao lưu của ba con sông lớn: Sông Đà, sông Lô và sông Thao; nằm trên tuyến đường Xuyên á nối Côn Minh (Trung Quốc) với Lào Cai, Hà Nội, Quảng Ninh sắp được xây dựng; có nhiệm vụ: trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, du dịch và dịch vụ toàn miền. Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XV khẳng định: Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp,

các cơ sở y tế phường xã, bệnh viện, đưa Việt trì từ Đô thị loại I lên thành Thành

phố trực thuộc Trung Ương.

Từ nhu cầu thực tiễn khách quan của tỉnh Phú Thọ, các tỉnh lân cận và khu vực phía Bắc về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội thì cần phải có những chính sách khuyến khích mức độ cạnh tranh trong đào tạo, tạo ra môi trường bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lượng, có các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các cơ sở đào tạo, hệ thống đánh giá, kiểm định, các chuẩn mực đánh giá chất lượng đào tạo. Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lương lao động, chính sách đối với giáo viên và viên sinh... Từ những động thái này, rất nhiều các doanh nghiệp nhận thấy triển vọng phát triển của khu vực và Phú Thọ thu hút được sự đầu tư đáng kể trong những năm qua. Đó là cơ hội để sinh viên trong tỉnh nói chung và sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm nói riêng dễ tìm kiếm việc làm. Khi đó, sự tác động của các chính sách này đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo Trường CĐCN Thực phẩm nói chung và ngành Quản trị kinh doanh nói riêng.

b. Các yếu tố về môi trường kinh tế - xã hội

Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO điều này tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề trong đó có giáo dục đào tạo. Sinh viên Việt Nam có nhiều cơ hội du học ngay tại Việt Nam đặc biệt là với bậc đại học và sau đại học. Còn đối với các cơ sở đào tạo của chúng ta thì đây là thách thức lớn khi chưa đủ khả năng cạnh tranh với các nền giáo dục tiên tiến và danh tiếng của các trường lớn trên thế giới.

Kinh tế đất nước phát triển, nhiều dự án lớn của nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam. Cùng với đó là cơ hội việc làm của người dân nói chung và sinh viên trường cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm nói riêng. Nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp mới trên địa bàn tỉnh là nơi làm việc hấp dẫn cho sinh viên sau tốt nghiệp.

Sự ra đời của nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Đại học dân lập, việc mở rộng các cấp đào tạo của các trường đã gây ảnh hưởng không nhỏ trong việc tuyển sinh cho Nhà trường.

Bên cạnh đó, yếu tố kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ cũng chi phối không nhỏ đến định hướng phát triển của Nhà trường.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XV đã ra Nghị quyết về các chỉ tiêu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực có tay nghề đến năm 2015 với cơ cấu lao động là: công nghiệp - xây dựng 45-46%, thương mại - du lịch và dịch vụ 36-37%, nông lâm nghiệp chỉ còn: 18-19%. Ngành Công nghiệp, thương mại-du lịch và dịch vụ: tạo việc làm cho 16-18 nghìn người/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%.

Trong khi đó, tình hình nhân lực chung trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, yếu và thiếu cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng. Cơ hội phát triển của nhà trường đang có nhiều cơ hội, đó là sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, các khu công nghiệp trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái… đã và đang hình thành phát triển, cụ thể như:

- Khu công nghiệp Khai Quang, Khu công nghiệp Quang Minh, Tổng công ty Rượu, bia Việt Nam.

- Khu công nghiệp Bến Gót, Khu công nghiệp Thụy Vân, Khu công nghiệp Đồng Lạc Việt Trì, Khu công nghiệp Tam Nông Phú Thọ.

- Các khu công nghiệp của tỉnh Yên Bái , Tuyên Quang …

Cùng với việc hình thành các khu công nghiệp là nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo.

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo Nhà trường là tất yếu, không những tạo cơ hội cho nhiều người được học mà còn tạo điều kiện nâng cấp và liên thông trình độ đào tạo từ Trung cấp lên Cao đẳng, Đại học và Cao học góp phần làm thay đổi cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.

2.2.5.2. Phân tích các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của Nhà trường

Trên cơ sở nội dung yếu tố ảnh hưởng tới giá chất lượng đào tạo (đã nêu ở chương 1), tác giả tập trung phân tích và đánh giá nhóm yếu tố bên trong ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Nhà trường

Tổ chức cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong trường bao gồm: Phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng quản trị vật tư, Phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, phòng công tác học sinh, qua khảo sát qua phiếu thăm dò ý kiến của lãnh đạo Nhà trường và các cán bộ quản lý phòng, khoa, cán bộ phụ trách các tổ chức đoàn thể đánh giá tiêu chí tổ chức và quản lý thể hiện qua tính đầy đủ, rõ ràng và kịp thời của các tài liệu trong công tác tổ chức và quản lý quá trình đào tạo của Nhà trường trong những năm qua. Kết quả đánh giá thể hiện qua các nhóm chỉ số đánh giá sau:

Bảng 2.32: Tổng hợp đánh giá công tác tổ chức và quản lý.

Nội dung đánh giá

Tỷ lệ (%) Tổng 100% Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt 1. Cơ cấu tổ chức được thực hiện theo quy

định và cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường.

- - 15 55 30

2. Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý các hoạt động của Trường một cách có hiệu quả

- - 10 61 29

3. Trách nhiệm và quyền hạn của tập thể lãnh đạo, cá nhân cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức trong Trường được phân định rõ ràng

- - - 82 18

4. Nhà trường có chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn – trung và dài hạn; có biện pháp giám sát và định kỳ đánh việc thực hiện kế hoạch

- 14 21 50 15

5. Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể quần chúng trong Trường hoạt động có hiệu quả,và tuân thủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ

- 11 19 45 25

Nhìn chung, công tác tổ chức và quản lý của Nhà trường ở mức tốt và rất tốt, cho thấy sự phối hợp và mối liên hệ gần gũi của cán bộ quản lý nhà trường với nhân viên và giáo viên trong trường.

b. Đánh giá công tác tuyển sinh

Hàng năm công tác tuyển sinh của trường được thực hiện theo đúng quy chế của bộ giáo dục và đào tạo, hình thức tuyển sinh là thi tuyển và xét tuyển. Quá trình tuyển sinh được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tính khách quan, đúng quy định.

Hình thức tuyển sinh của Nhà trường: thông qua việc tuyên truyền thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trang website của Nhà trường về tiêu chuẩn, số lượng tuyển sinh qua các năm.

Nhìn chung, đánh giá về hoạt động tuyển sinh của phòng đào tạo về cơ bản hoàn thành chỉ tiêu số lượng tuyển sinh, còn chất lượng tuyển sinh được đánh giá ở mức trung bình.

Bảng 2.33: Số lượng tuyển sinh hệ chính quy từ năm 2009-2013

Năm học Dự kiến Thực tế Tỷ lệ % hoàn thành

2009-2010 1.600 2.203 137,68

2010-2011 1.700 1.837 108,05

2011-2012 1.800 1.885 104,72

2012-2013 1.850 1.877 101.52

( Nguồn: phòng đào tạo) c. Đánh giá về đối tượng đào tạo của trường

* Về chất lượng tuyển sinh đầu vào

Chất lượng đầu vào là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo của các ngành đào tạo. Chất lượng đầu vào tốt thì kết quả đầu ra có xu hướng cao hơn, ngược lại.

Chất lượng tuyển sinh cũng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu của xã hội. Với một số ngành của trường như Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, nhu cầu lao động

của địa phương và khu vực lân cận chưa cao, dẫn đến số lượng tuyển sinh đầu vào ít, không đủ chỉ tiêu nên chất lượng khó được sàng lọc .

Hơn nữa, đối tượng tuyển sinh chủ yếu là ở các huyện của tỉnh nên mặt bằng nhận thức thấp, nguồn tuyển sinh không được rộng chủ yếu là số học sinh học lực trung bình hoặc trung bình khá của tỉnh nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào của trường. Nhìn chung, đánh giá về hoạt động tuyển sinh của phòng đào tạo về cơ bản hoàn thành chỉ tiêu số lượng tuyển sinh, còn chất lượng tuyển sinh chỉ ở mức trung bình.

* Tình hình học tập, rèn luyện của sinh viên

Khi vào trường, Nhà trường tiến hành tổ chức học chính trị đầu khoá nhằm phổ biến đến các em về nội quy, quy chế, về tư cách đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, về hoạt động của các đoàn thể bộ phận trong Nhà trường, cùng với việc giáo dục về an toàn giao thông, học sinh với phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý,… Trong suốt thời gian học tập tại trường, Nhà trường luôn kết hợp chặt chẽ với gia đình các em học sinh để nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

Bảng 2.34: Tổng hợp kết quả rèn luyện học sinh sinh viên từ năm 2009-2012

Năm học Số lượng KẾT QUẢ RÈN LUYỆN Xuất sắc Tốt Khá TB Yếu SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 2009-2010 2.203 124 5,6 476 21,6 1118 50,7 451 20,4 34 2,4 2010-2011 1.837 202 11 703 38,3 754 41 163 8,9 15 0,8 2011-2012 1.885 245 13 966 51,2 634 23 40 12,8 0 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học - Phòng công tác học sinh)

Quá trình tiến hành đánh giá kết quả rèn luyện được thực hiện như sau: trong suốt học kỳ, việc theo dõi ý thức của học sinh được tiến hành phối hợp giữa cán bộ lớp, các học sinh trong lớp, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm và phòng

công tác học sinh. Kết thúc học kỳ, học sinh tự đánh giá quá trình rèn luyện của mình thông qua mẫu đánh giá do phòng công tác học sinh cung cấp. Sau đó cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp đánh giá công khai kết quả rèn luyện của từng học sinh trước tập thể lớp. Kết quả này sẽ được gửi đến phòng công tác học sinh và phòng công tác học sinh chịu trách nhiệm nhập kết quả rèn luyện vào hệ thống mạng nội bộ của trường thông qua phần mềm quản lý giáo dục.

Bảng 2.35: Đánh giá công tác xét điểm rèn luyện của học sinh.

Mức độ Số phiếu Tỷ lệ % Kém 5 5 Trung bình 16 16 Khá 53 53 Tốt 21 21 Rất tốt 5 5 Tổng 100 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Công tác quản lý đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh hầu hết các em đánh giá là khá và tốt, tiêu chí đánh giá phù hợp, phản ánh đúng kết quả rèn luyện của học sinh cả về học tập và ý thức nỗ lực rèn luyện phấn đấu

Bên cạnh đó, hàng năm đoàn thanh niên còn phối hợp với các tổ chức, phòng ban trong và ngoài trường để tiến hành các phong trào thi đấu, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao; kết hợp với công an địa phương nhằm giữ ổn định trật tự trong môi trường sư phạm. Thông qua đó có thể giúp học sinh hiểu được việc chấp hành lối sống theo pháp luật và giúp các em phát huy được năng khiếu của mình, quan trọng hơn giúp các em có ý thức trong các phong trào rèn luyện và hoạt động tập thể.

Bảng 2.36: Đánh giá công tác quản lý học sinh

Mức độ Số phiếu Tỷ lệ % Trung bình 4 10 Khá 12 30 Tốt 15 37.5 Rất tốt 9 22.5 Tổng 40 100

Kết quả đánh giá về công tác quản lý và giáo dục học sinh được qua điều tra từ cán bộ quản lý và giáo viên, nhìn chung được đánh giá tốt

d. Đánh giá công tác xây dựng cơ sở vật chất

Hệ thống cơ sở vật chất là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo, đôi khi nó còn quyết định đến sự thành - bại của một giờ giảng, điều này đặc biệt đúng đối với các môn học thực hành.

Nhận thức được điều này, Nhà trường đã rất chú trọng đến việc đầu tư đổi mới, hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất trong trường. Ngay cả trong những giai đoạn khó khăn, thiếu kinh phí đầu tư, lãnh đạo Nhà trường vẫn mạnh dạn triển khai việc huy động vốn của cán bộ, giáo viên công nhân viên trong trường để bổ sung vào nguồn kinh phí ngân sách cấp, kinh phí thu được từ nguồn thu học phí và nguồn thu khác. Trường đã có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí, ưu tiên đầu tư thiết bị hiện đại cho những ngành nghề đào tạo trọng điểm. Kết quả có được như sau:

Bảng 2.37: Tổng hợp các điều kiện phục vụ đào tạo.

STT Tên hạng mục Số lượng 1 Tổng diện tích 6,7 ha 2 Giảng đường, phòng học 38 3 Phòng thí nghiệm 8 4 Thư viện 1 5 Phòng thực hành 6 6 Phòng máy tính 5 7 Phòng Lab 1

( Nguồn: Phòng Quản trị vật tư)

Ngoài ra:

- Khu ký túc xá cho học sinh: 3.180 m2 - Khu hiệu bộ điều hành: 986 m2 - Nhà hội trường một tầng: 500 m2

- Một sân bóng đá mini, 1 sân bóng chuyền, 1 nhà câu lạc bộ sinh viên. - Nhà khách, phòng y tế, phòng bảo vệ: 270 m2

- Các khoa và các phòng ban quản lý đều được trang bị hệ thống máy vi tính, có kết nối internet, máy chiếu. Tại các phong học lớn, nhà trường lắp đặt thêm hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đào tạo nghiên cứu trường hợp trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm (Trang 65 - 80)