CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
3.3. Đề xuất giải pháp
3.3.2. Giải pháp nâng cao công tác quản lý sinh viên của trường
Sinh viên là chủ thể của quá trình dạy học và là đối tượng chính cần quan tâm trong mỗi Nhà trường. Công tác quản lý học sinh sinh viên trong mỗi Nhà trường có ảnh hưởng lớn tới thái độ, tinh thần học tập và phấn đấu của mỗi học sinh sinh viên. Trường cao đẳng Thực phẩm hiện nay có công tác quản lý học sinh, sinh viên chưa hiệu quả, mới chỉ dừng ở góc độ điểm danh, kiểm soát sỹ số, chưa có biện pháp hữu hiệu để hình thành ý thức tự giác cho học sinh, sinh viên, mà vẫn thể hiện sự quản thúc, bắt buộc.
*) Mục tiêu của giải pháp:
- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong học tập, rèn luyện đạo đức cho người học. Đồng thời giáo dục công tác chính trị tư tưởng cho người học
- Thay đổi hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh sinh viên - Đổi mới phương pháp đánh giá thi đua giữa các lớp
- Tăng cường tính tự chủ cho sinh viên học trên lớp và giao quyền quản lý giờ học cho giáo viên bộ môn.
- Tăng cường các hình thức thi đua khen thưởng đối với người học
*) Nội dung của giải pháp:
Hiện nay Nhà trường đã và đang tổ chức thi đua và bình xét kết quả thi đua hàng tuần cho toàn thể các lớp học trong trường, nhờ có công tác thi đua mà ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên đã được nâng cao đáng kể, tuy nhiên, các tiêu chí áp dụng tính điểm thi đua còn mang nặng tính hình thức, chưa có sự phân biệt đáng kể giữa các lỗi, hơn nữa, cán bộ trực tiếp theo dõi thi đua trong khối sinh viên lại quá máy móc nên ảnh hưởng không nhỏ tới tính tự chủ của mỗi sinh viên. Để công tác thi đua phát huy đúng tác dụng của nó, Nhà trường cần áp dụng các biện pháp trên và dựa vào đó xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Cụ thể:
- Nhà trường nên duy trì và thường xuyên tổ chức các tuần học tập công dân đầu mỗi năm học để phổ biến, tuyên truyền nội quy, quy chế trong học tập, tu dưỡng đạo đức và các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vào các đợt kỷ niệm, ngày lễ lớn
của đất nước, tổ chức hoạt động mít tinh ôn lại những trang lịch sử vẻ vang, giúp người học ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
- Đồng thời, Nhà trường cần xây dựng lại thang điểm cho phiếu đánh giá kết quả thi đua cá nhân, tập thể lớp. Tổ chức hội đồng bình xét thi đua để tạo sự công bằng, động lực và khuyến khích cá nhân và tập thể lớp rèn luyện, thi đua đạt thành tích cao.
- Đối với lỗi liên quan đến “nếp sống văn minh” thì Nhà trường nên dùng biện pháp giáo dục thuyết phục là chính thay vì xử lý giống như các lỗi khác.
+ Nếu trong tuần một sinh viên vi phạm nhiều lỗi thì hình thức phạt chỉ nên căn cứ vào lỗi nặng nhất nếu không sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng có những sinh viên cả tuần đều phải đi lao động làm ảnh hưởng tới thời gian học tập trên lớp khiến lực học của học sinh đã yếu lại càng yếu hơn.
+ Mỗi lỗi vi phạm chỉ xử lý một hình thức thay vì xử lý trùng ghép như hiện nay. + Đối với học sinh thực hiện tốt, Nhà trường cần có biện pháp khuyến khích phù hợp để tạo động lực phấn đấu cho các em bằng cách cộng trực tiếp điểm vào điểm trung bình chung các môn học.
+ Đối với các lớp không đảm bảo điểm thi đua trong tháng, Nhà trường cần có biện xử lý phù hợp bằng cách đưa tập thể lớp đi lao động thay vì việc trừ điểm thi đua của giáo viên chủ nhiệm như hiện nay.
+ Phối hợp với công an địa bàn, tổ dân phố nơi người học học tập hay cư trú để quản lý sinh viên trong thời gian ngoài giờ học để giám sát người học về việc chấp hành nội quy, pháp luật một cách tốt nhất
+ Nhà trường giao quyền quản lý giờ học cho giáo viên bộ môn thì sẽ dễ dàng áp dụng được phương pháp dạy học mới và hoàn toàn có thể phát huy tư duy sáng tạo của sinh viên.
- Tăng cường khen thưởng đến cá nhân, tập thể lớp có thành tích bằng cách : tuyên dương, trao học bổng khuyến khích, tặng thưởng vào mỗi đợt thi đua, kết thúc năm học,...