Những cơ hội và thách thức của Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đào tạo nghiên cứu trường hợp trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm (Trang 86 - 88)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

3.2. Những cơ hội và thách thức của Trường

3.2.1. Những cơ hội

Trước tình hình kinh tế đất nước phát triển trong xu hướng Quốc tế chuyển sang nền kinh tế tri thức đòi hỏi nguồn nhân lực phải chuyên nghiệp và có hàm lượng chất xám cao. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nước nào phát triển nhanh và bền vững đều phải xem giáo dục là quốc sách và muốn phát triển kinh tế đều phát triển giáo dục ưu tiên đầu tư cho con người. Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 của Bộ GD & ĐT trình Chính Phủ ban hành vào ngày 13/06/2012 là giải pháp rất tích cực thể hiện quyết tâm phát triển đất nước, phải phát triển Giáo dục - phát triển con người.

Tính đến nay, sau 7 năm gia nhập WTO, chúng ta đang chơi ở một sân chơi kinh tế không biên giới, các rào cản về kinh tế sẽ được rỡ bỏ. Như vậy nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao sẽ tăng lên. Đây là một cơ hội để mở rộng quy mô đào tạo.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Chiến lược cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục

Cũng tại chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành theo quyết định số: 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 về giáo dục Cao đẳng, Đại học "Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 - 400.

Cùng với việc hình thành các khu công nghiệp là nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo, có tay nghề đáp ứng yêu cầu sản xuất làm chủ máy móc thiết bị công nghệ là rất lớn, tạo cơ hội cho sự phát triển của nhà trường .

Xu hướng đa dạng hoá ngành nghề đào tạo cũng đã phần nào mở ra cho Nhà trường nhiều cơ hội để khẳng định mình trong những ngành nghề đào tạo mới.

Ngoài ra, kể từ khi được nâng cấp lên thành trường Cao đẳng, vị thế của Nhà trường cũng nâng lên tầm cao mới, điều đó mở ra cho Nhà trường cơ hội thu hút học sinh tới học , giúp mở rộng quy mô đào tạo của Nhà trường.

Với tất cả những cơ hội trên, có thể khẳng định Nhà trường đang có rất nhiều cơ hội để phát triển, tuy nhiên, cơ hội trên cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức đối với tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên của Trường CĐCN Thực phẩm.

3.2.2. Những thách thức

- Hiện nay khi Việt Nam đã chính thức ra nhập WTO thì xu hướng toàn cầu hóa giáo dục diễn ra rất mau lẹ, các trường học quốc tế hoặc có quy mô quốc tế đã đầu tư vào Việt Nam như: Rmit, Trường Quốc tế Sài Gòn… Với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên đã chuẩn hóa, học sinh học theo học các trường quốc tế không những được học về các kiến thức chuyên môn, mà còn được trau đồi về khả năng giao tiếp ngoại ngữ, được tiếp xúc gần hơn với những nền tri thức văn minh, tiên tiến trên thế giới, đó cũng là những thách thức to lớn đặt ra cho giáo dục cao đẳng, đại học chuyên nghiệp của Việt Nam.

- Thách thức trong việc cạnh tranh khối lượng tuyển sinh, chất lượng tuyển sinh với các trường đào tạo cùng ngành nghề trên địa bàn thành phố Việt Trì và các trường Cao đẳng, Đại học lớn trong cả nước.

- Do tư tưởng trọng bằng cấp trong xã hội nên hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học họ đều hướng tới các trường đại học, cao đẳng ở những thành phố lớn như: Hà nội, Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Hải phòng, Cần Thơ, Vinh nên phạm vi tuyển sinh của Nhà trường rất hạn hẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đào tạo nghiên cứu trường hợp trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)