CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
3.3. Đề xuất giải pháp
3.3.3. Giải pháp cải tiến phương pháp giảng dạy
*) Cơ sở của giải pháp:
Sinh viên là chủ thể của quá trình dạy học. Giáo viên dạy tốt nhưng học sinh không chịu học hay học một cách thụ động thì cũng không mang lại hiệu quả. Nhà trường cần đổi mới dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm mục đích phát huy tối đa được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Áp dụng tốt phương pháp dạy học tích cực sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng đào tạo trong mỗi trường học. Tại trường cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm hiện nay, phương pháp giảng dạy còn một số tồn tại như giáo viên thiếu kinh nghiệm, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác nghiên cứu khoa học còn thụ động, vì thế ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo của nhà trường.
*) Mục tiêu của giải pháp:
Cải tiến phương pháp giảng dạy cung cấp kiến thức để nhận thức rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong các môn học. Điều đó làm tăng khả năng mà thực ra là yêu cầu giảng viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, đồng thời sinh viên sẽ tiếp thu bài học một cách khoa học và hiệu quả, khắc phục được tính thụ động của sinh viên đang tồn tại hiện nay.
*) Nội dung của giải pháp:
Để có thể vận dụng được phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học, Nhà trường nên áp dụng các biện pháp cụ thể sau:
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học mới cho giáo viên. Hàng năm, mời các chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm chia sẻ các phương pháp giảng dạy hiệu quả, sau khi khóa tập huấn kết thúc tập trung các ý kiến và xây dựng thống nhất các phương pháp giảng dạy để áp dụng vào thực tiễn.
- Bên cạnh đó, Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết như có đủ máy vi tính, máy chiếu đa năng, các loại bảng ghim, bảng lật…
- Cần thay đổi chính sách để khuyến khích việc cải tiến phương pháp dạy học, coi đó là một tiêu chí thi đua và có khen thưởng để động viên những giáo viên dạy giỏi.
- Thực hiện các hoạt động quản lý giờ giảng của giáo viên: dự giờ đánh giá tiết học, lấy ý kiến phản hồi của người học về giáo viên,...
- Tăng cường tổ chức thảo luận, làm bài tập nhóm để qua đó giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu và biết cách trình bày, bảo vệ ý kiến của mình, biết suy luận tư duy logic rèn luyện khả năng hợp tác trong học tập. Khuyến khích học sinh viết bài tiểu luận tương ứng với các học phần, để giúp các em làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Đảm bảo hài hoà giữa dạy kiến thức, rèn luyện đạo đức, rèn luyện chuyên môn, chú trọng rèn luyện nghiệp vụ thực tế.