Giải pháp về đổi mới chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đào tạo nghiên cứu trường hợp trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm (Trang 89 - 91)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

3.3. Đề xuất giải pháp

3.3.1. Giải pháp về đổi mới chương trình đào tạo

*) Cơ sở lựa chọn giải pháp:

Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là phải đào tạo được đội ngũ nhân lực đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và của thị trường lao động thường xuyên biến đổi của đất nước là đào tạo một đội ngũ lao động có nhiều phẩm chất lãnh đạo với kiếm thức toàn diện.

Hạn chế về xây dựng chương trình đào tạo của trường cao đẳng Thực phẩm đó là chương trình đào tạo thiết kế theo kinh nghiệm cũ, nặng tính lý thuyết, phần tự học, tự nghiên cứu của người học còn ít. Kỹ năng công việc chuyên môn còn quá ít, thiếu các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình, thảo luận. Do vậy, nội dung chương trình đào tạo các ngành phải thường xuyên được phát triển và cập nhật, hiện đại hóa cho phù hợp với nhu cầu về trình độ lao động của doanh nghiệp.

*) Mục tiêu của giải pháp:

Nâng cao hiệu quả chương trình đào tạo, giáo dục ý thức tự giác, tích cực trong học tập, rèn luyện đạo đức cho người học ; đồng thời giáo dục công tác tư tưởng chính trị cho người học.

Giải pháp này nhằm mục tiêu giúp nhà trường thực sự đáp ứng được yêu cầu của cơ sở sản xuất- kinh doanh và sinh viên tốt nghiệp mới có cơ hội tìm được việc làm.

*) Nội dung của giải pháp

- Rà soát lại chương trình đào tạo hiện có, xác định ngành đào tạo chủ lực, nòng cốt của Trường để tập trung đầu tư.

+Nhà trường nên tập trung đầu tư vào 2 ngành nghề truyền thống là Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ Hóa học có bề dày kinh nghiệm đào tạo 47 năm qua để biến thành thế mạnh, lợi thế khác biệt của Trường so với các Trường khác.

Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến năm 2020, tổng nhu cầu nhân lực sẽ tăng hơn 12 triệu người so với năm 2011. Đáng chú ý, nguồn nhân lực mà nền kinh tế quốc dân cần chủ yếu là nhân lực đã qua đào tạo. Nhu cầu lớn nhất thuộc về khối ngành công nghiệp - xây dựng với hơn 8 triệu người, khối ngành dịch

vụ tăng thêm hơn 3 triệu người, khối ngành nông - lâm - ngư nghiệp sẽ cần khoảng 3,2 triệu nhân lực. Trong đó, cần nhiều nhất là các chuyên ngành quy hoạch đất đai; công nghệ chế biến thực phẩm; công nghệ sau thu hoạch; kỹ thuật nuôi trồng và khai thác thủy - hải sản; dịch vụ thú y... Ngành công nghệ thực phẩm là ngành nghề đầu tiên được xây dựng từ khi mới thành lập Trường, với bề dày kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ GV giàu kinh nghiệm, Nhà trường cần phát huy và đầu tư.

Ngoài ra, theo xu hướng chung của thế giới, công nghệ sinh học được dự đoán là một trong những ngành công nghệ phát triển của tương lai bên cạnh phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng nguyên tử, vũ trụ... Đây là những ngành Việt Nam cũng có thế mạnh phát triển và phát triển dài hơi; và bản thân Trường CĐ CNTP đã có bề dày đào tạo ngành công nghệ sinh học từ những ngày mới thành lập cho đến nay.

+Đối với các ngành thuộc khối ngành kinh tế như: kế toán, tài chính ngân hàng sau một thời gian tăng trưởng nóng, những năm gần đây đã bị bão hòa, có hiện tượng cắt giảm và tái cơ cấu lại lao động. Các chuyên gia dự đoán rằng nhu cầu việc làm trong khối ngành nghề này giảm mạnh, khoảng 50% việc làm vào năm 2020. Nhưng về dài hạn, đây vẫn là ngành rất quan trọng và là xương sống của nền kinh tế. Do đó, trong tương lai, Nhà trường nên duy trì ngành nghề với qui mô vừa phải, đầu tư phát triển về “chất” thay vì phát triển về lượng như trong những năm vừa qua.

+Xây dựng trung tâm May.

Năm 2007, do tình hình tuyển sinh của ngành Công nghiệp kỹ thuật may – thiết kế thời trang không đảm bảo, Nhà trường đã đóng cửa ngành này. Nhưng hiện nay, theo dự báo nhu cầu nhân lực trong giai đoạn sắp tới và tình hình thực tế trên địa bàn thành phố Việt Trì nói riêng, tỉnh Phú thọ nói chung, nhu cầu nhân lực ngành dệt may tăng cao phục vụ cho các công ty may gia công xuất khẩu trong các khu công nghiệp. Với máy móc, cơ sở vật chất của ngành Công nghiệp kỹ thuật may – thiết kế trước đây đã có, Nhà trường nên tận dụng xây dựng trung tâm May đào tạo lao động cung cấp cho các khu công nghiệp. Đây là ngành nghề cần nhiều lao động phổ thông, yêu cầu về trình độ và tay nghề không cao. Do đó, Nhà trường nên mở các khóa đào

tạo công nhân kỹ thuật may ngắn hạn đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Việt Trì nói riêng, tỉnh Phú Thọ nói chung và các vùng lân cận khác thay vì đào tạo các khóa học dài hạn như trước đây. Ngành công nghiệp may Nhà trường đã có kinh nghiệm giảng dạy trước đó, trong khi nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này có xu hướng gia tăng. Đây là lợi thế mà Nhà trường cần khai thác để đa dạng hóa ngành nghề đào tạo.

- Gắn đào tạo với sản xuất, với các doanh nghiệp:

+ Nhà trường cần lôi cuốn các doanh nghiệp cùng tham gia trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình và viết sách giáo khoa cho các khóa đào tạo của trường. Đặc biệt là xây dựng chương trình các khóa học riêng biệt theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp (đào tạo theo nhu cầu khách hàng).

+ Liên kết đào tạo giữa Nhà trường với doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể, các doanh nghiệp có thể tham gia với Nhà trường một số khâu trong quá trình đào tạo như: tổ chức cho học sinh thực hành chuyên sâu tại các vị trí lao động thực tế của doanh nghiệp; tuyển hoặc mời các cán bộ, chuyên viên giỏi tham gia giảng dạy ở trường với những tiết giảng thực tế.

+ Tổ chức hội nghị trao đổi ý kiến giữa giáo viên, người học và doanh nghiệp, các chuyên gia trong và ngoài lĩnh vực đào tạo. Thảo luận lấy ý kiến, đóng góp những giải pháp xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế.

- Mềm hóa về nội dung, chương trình đào tạo bằng cách xây dựng chương trình đào tạo theo mô đun học phần, tiến tới đào tạo theo tín chỉ học phần. Với mục đích tạo điều kiện cho người học chủ động trong kế hoạch học tập, chương trình đào tạo có tính liên thông lên bậc học cao hơn.

- Xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tăng tỷ lệ tiết học thực hành, giảm tiết học lý thuyết giúp người học rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và có cơ hội tìm hiểu thực tiễn và rèn luyện kỹ năng đáp ứng với yêu cầu công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đào tạo nghiên cứu trường hợp trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)