Giải pháp cho công tác xây dựng cơ sở vật chất của Nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đào tạo nghiên cứu trường hợp trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm (Trang 97 - 114)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

3.3. Đề xuất giải pháp

3.3.5. Giải pháp cho công tác xây dựng cơ sở vật chất của Nhà trường

Trong thời gian tới, Nhà trường có chiến lược nâng cấp lên thành trường Đại học, đồng thời sẽ mở rộng quy mô đào tạo. Một điều kiện tiên quyết chính là Nhà trường cần phải tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác đào tạo trong tương lai gần

Việc đầu tư cơ sở vật chất phải xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan của xã hội. Chất lượng đào tạo phải gắn liền với khoa học công nghệ, nhất là ngày nay ứng dụng tiến bộ khoa học đổi mới từng ngày, những vật liệu mới ra đời. Để bảo đảm chất lượng đào tạo, nhà trường thực hiện phương châm đầu tư: chuẩn hoá, hiện đại, hiệu quả trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Tại trường cao đẳng Thực phẩm hiện nay, vẫn tồn tại một số hạn chế về cở sở vật chất như thiếu tính đồng bộ trong đầu tư, quản lý phương tiện dạy học chưa hiệu quả, đầu tư trang thiết bị tài liệu học tập chưa đầy đủ.

*) Mục tiêu của giải pháp

- Đảm bảo đủ số lượng phòng học, phòng thực hành thực tập chuyên ngành. - Trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. - Tài liệu, sách và giáo trình các chuyên ngành có đủ số lượng để đảm bảo hoạt động dạy và học của Nhà trường.

*) Nội dung của giải pháp

Thứ nhất: Về vấn đề hiện đại hóa phương tiện, thiết bị phục vụ cho giảng dạy:

Hiện nay, số phòng học lý thuyết và thực hành về cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học. Nhưng về các trang thiết bị phục vụ dạy và học vẫn chưa được đồng bộ.

Nhà trường đã trang bị được hệ thống âm thanh nhưng mới chỉ trang bị được 24 phòng/58 phòng, trong khi đó có những lớp Kế toán với sĩ số rất đông lên tới trên 60 sinh viên lại không có đủ phòng có hệ thống âm li để giảng dạy, vì thế giáo viên rất vất vả, nhất là khi vào hè, trời nóng nực, không có thiết bị hỗ trợ âm thanh nên học sinh ngồi dưới rất khó nghe giảng, các học sinh mất tập trung vì tiếng quạt

trần chạy, tiếng ve kêu... dẫn đến hiệu quả giảng của thầy cô và hiệu quả học tập của trò cũng giảm đi.

Nhà trường trang bị máy chiếu đa năng cùng phông chiếu gắn cố định cho tất cả các phòng học và phòng hội họp, nhưng nhà trường không trang bị máy tính trong phòng học và máy tính xách tay cho các khoa, giáo viên nên hiệu quả sử dụng máy chiếu chưa cao.

Đồng thời cần thiết kế đồng bộ hệ thống âm thanh, phông chiếu tiến tới trang bị máy chiếu ngay tại lớp học, nhằm giảm thiểu thời gian chuẩn bị cho giáo viên khi lên lớp và thành lập đội ngũ bảo quản, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thiết bị này. Đây là giải pháp tương đối tốn kém nhưng không phải không thực hiện được. Trước mắt, nhà trường nên thành lập đội ngũ chuyên phụ trách về mảng thiết bị, phương tiện giảng dạy tránh tình trạng thiết bị hỏng hóc lại đổ lỗi cho giáo viên hoặc khi thiết bị hỏng phải làm đơn xin sửa chữa mất thời gian và phiền hà cho người sử dụng.

Với đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng cao, quy mô đào tạo ngày một tăng thì phương tiện, thiết bị giảng dạy cũng phải đồng bộ hoá

Bảng 3.2: Dự kiến một số trang thiết bị, máy móc cho một phòng học lý thuyết

STT Tên máy móc, thiết bị Số lượng

1 Máy chiếu 01

2 Máy tính bàn hoặc laptop 01

3 Hệ thống âm thanh 01 bộ

4 Hệ thống đèn chiếu sáng 06 bộ

5 Các phương tiện hỗ trợ dạy và học khác (như bảng ghim, thẻ màu, bảng phooc, bảng đen,...)

01 bộ (Mỗi loại)

Hệ thống phòng thực hành, phòng thí nghiệm của Nhà trường gồm có: phòng thực hành điện dân dụng, phòng tin học, phòng thí nghiệm hoá, phòng vi sinh,… Hiện nay, thiết bị thực hành và thí nghiệm còn ít, có những thiết bị đã cũ, lạc hậu và còn nằm quá gần khu học tập lý thuyết. Vì vậy giải pháp trong thời gian tới là:

+ Quy hoạch từng khu các xưởng thực hành theo ngành nghề đào tạo, mỗi khu xưởng đảm bảo các tiêu chuẩn về nhà xưởng công nghiệp.

+ Đầu tư mua sắm thêm hệ thống dụng cụ thí nghiệm, máy vi tính, + Xây dựng thêm phòng Lab học ngoại ngữ

Thứ hai: Về vấn đề đầu tư Tài liệu, sách và giáo trình các chuyên ngành có đủ số lượng, chất lượng để đảm bảo hoạt động dạy và học của Nhà trường.

Trên thực tế, nếu học sinh ở trường chỉ có nghe bài giảng của giáo viên trên lớp, không có tài liệu tham khảo thì kiến thức tiếp nhận được là chưa đầy đủ. Vì vậy vấn đề đặt ra là nhà trường cần tăng cường sách cho học sinh có điều kiện nghiên cứu tham khảo, bổ sung thêm kiến thức mà giáo viên đã truyền đạt trên lớp. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đọc sách và tìm hiểu tài liệu của học sinh và giáo viên, trong thời gian tới Nhà trường cần thực hiện một số công việc sau:

- Bổ sung thêm đầu sách và tài liệu tham khảo mới cho cả giáo viên và học sinh đồng thời thư viện Nhà trường phải kết hợp với giáo viên để kịp thời cập nhật những chế độ chính sách mới về công tác tài chính – kế toán, giáo dục pháp luật, chính trị, tin học ...

- Tài liệu trực tiếp phục vụ cho giảng dạy và học tập của học sinh cần được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Công thương phê duyệt và cho phép xuất bản để đảm bảo tính thuyết phục cao và cũng góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh của Nhà trường.

- Tăng thời gian mở cửa ngoài giờ hành chính để học sinh nội trú của nhà trường có thêm thời gian đến thư viện tra cứu và tìm kiếm tài liệu.

Bảng 3.3: Dự kiến chi phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đến năm 2015

ST T Nội dung Kinh phí (Nghìn Đồng) Nguồn kinh phí 1 Mua sắm máy móc, vật tư, thiết bị thực hành 1.700.000 Nguồn ngân

2 Mua sắm trang thiết bị cho phòng học lý thuyết 2.300.000 sách NN, Nguồn thu sự nghiệp, Trích từ nguồn học phí người học, và các nguồn kinh phí khác 3 Mua sắm tài liệu, sách tham khảo 400.000

4 Mua sắm dụng cụ, đồ dùng phục vụ dạy và học 350.000

Tổng 4.750.000

3.3.6 Hợp tác và nâng cao mối quan hệ giữa Nhà trường với các cơ sở sử dụng lao động

*) Cơ sở của giải pháp

Đào tạo và sử dụng nhân lực có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Trước hết, đó là quan hệ cung - cầu. Trong cơ chế thị trường, nếu quy luật cung - cầu không được tuân thủ, cung vượt quá cầu hoặc ngược lại, đến một chừng mực nào đó, sẽ gây nên khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu về lao động kỹ thuật. Mối quan hệ giữa đào tạo và sản xuất, hay nói cách khác, quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp còn là mối quan hệ nhân - quả, cái này làm tiền đề cho cái kia phát triển.

Từ sự phối hợp này, sẽ giúp nhà trường đào tạo được một đội ngũ sinh viên tốt nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu làm việc của doanh nghiệp trong nền kinh tế, và đó cũng là một yếu tố để đánh giá được chất lượng của một trường đào tạo hướng nghiệp. Tuy nhiên, tại trường cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm vẫn chưa làm tốt điều này, thực tế cho thấy số lượng sinh viên ra trường làm trái ngành nghề còn cao.

Giải pháp này giúp nhà trường trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp tham gia với nhà trường trong việc xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo và tham gia đánh giá chất lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp trình độ đào tạo, hướng nghiệp, tư vấn nghề và giới thiệu việc làm.

*) Nội dung của giải pháp

- Tạo mối quan hệ giữa Nhà trường và các doanh nghiệp sử dụng lao động với mục đích là đào tạo được chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp mong muốn và hơn nữa là tạo cơ sở và môi trường học tập để người học thăm quan các doanh nghiệp, thực tập tại đây và có cơ hội xin việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.

- Mở rộng các trung tâm giới thiệu việc làm: tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học, đăng các thông tin tuyển dụng các doanh nghiệp...

- Tiến hành khảo sát, hệ thống hóa các doanh nghiệp đóng tại địa bàn, khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động hàng năm của các doanh nghiệp để xây dựng chuyên ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức đào tạo.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa Nhà trường, các doanh nghiệp và người học và các cơ quan chủ quan liên quan,... để tìm hiểu mong muốn từ các doanh nghiệp, cùng với đó xin sự tham gia hỗ trợ các bên, cơ quan chủ quản (như Sở GD&ĐT, Sở Công thương, Sở NN&PTNT, UBND, các trung tâm )

- Tổ chức các buổi tham quan tại các cơ sở, doanh nghiệp;

- Tổ chức đào tạo liên kết giữa Nhà trường với các doanh nghiệp như đào tạo theo chuyên đề cho doanh nghiệp có nhu cầu, bồi dưỡng chuyên môn, tay nghề cho lao động tại doanh nghiệp

Kết luận chương 3

Từ những căn cứ khoa học và thực tiễn đánh giá chất lượng đào tạo những năm qua, tác giả xây dựng các nhóm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

của Nhà trường trong thời gian tới, các biện pháp đó cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương định hướng phát triển của Nhà trường trong việc phấn đấu xây dựng Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm trở thành Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm đào tạo đa ngành, đa cấp học.

KẾT LUẬN

Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, nền giáo dục nước nhà nói chung, mỗi cơ sở đào tạo nói riêng đang đứng trước những vận hội và thách thức to lớn, một mặt phải đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho từng ngành, từng địa phương trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, mặt khác bản thân mỗi cơ sở đào tạo cũng phải phát triển để cạnh tranh và hội nhập với nền giáo dục trong khu vực và quốc tế. Trong xu thế đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục nước nhà nói chung, của Trường CĐ CN Thực phẩm nói riêng đã và đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng, có tính cấp bách hơn bao giờ hết. Để góp phần vào mục tiêu đó, nội dung của đề tài ngoài việc nghiên cứu các tài liệu về đào tạo, chất lượng đào tạo đã tập trung đánh giá chất lượng đào tạo dựa trên ý kiến đánh giá của nhiều nhóm đối tượng tham gia vào quá trình đào tạo của Nhà trường như: những nhà quản lý, giáo viên, học sinh đã và đang học tại trường. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường CĐ Công nghiệp Thực phẩm.

Với những nội dung được trình bày trong luận văn, tác giả hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, vì sự phát triển và mục tiêu xây dựng Trường CĐ Công nghiệp Thực phẩm trở thành Trường Đại học trong những năm tới.

Qua luận văn này, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị đối với các cấp quản lý như sau:

* Với Bộ GD&ĐT:

- Cần sớm ban hành các chuẩn mực mới trong công tác kiểm định đánh giá chất lượng đối với các cơ sở đào tạo.

- Mở rộng quyền tự chủ tài chính cho các trường (quyết định mức thu phí, các khoản thu và quyết định đầu tư).

- Tạo môi trường cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo của các trường.

- Quan tâm hơn nữa về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho nhu cầu đào tạo của trường.

- Tạo điều kiện để Nhà trường có các cơ hội giao lưu với các tổ chức, hiệp hội nước ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư theo dự án.

- Tăng chỉ tiêu biên chế cho cán bộ giảng viên của trường.

* Với Nhà trường:

- Tăng cường công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.

- Có những quy định cần thiết hơn nữa yêu cầu giáo viên đi học nâng cao trình độ và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Tranh thủ hơn nữa các nguồn tài trợ của Nhà nước và nước ngoài để tăng cường nguồn lực tài chính của Nhà trường.

- Chủ động thiết lập quan hệ hợp tác với các trường và các doanh nghiệp trong hợp tác đào tạo, giới thiệu việc làm và thu hút các nguồn tài trợ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Cao đẳng, NXB Giáo dục Hà Nội .

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2010),

Chiến lược phát triển giáo dục nước nhà, kinh nghiệm của các quốc gia, NXB

Chính trị Quốc gia Hà Nội.

3. Dương Ngọc Dũng (2008), Chiến lược cạnh tranh theo lí thuyết của Michael Porter, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (1998), Quản trị chiến lược phát triển cạnh tranh, NXB Giáo dục. Hà Nội.

6. Phạm Thành Nghị (2002), Quản lý chiến lược, kế hoạch trong các trường đại học và cao đẳng, NXB Giáo dục Hà Nội.

7. Phạm Thành Nghị (2008), Giáo trình Quản lý chất lượng đào tạo, NXB

thống kê.

8. Michael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia và Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ.

9. Michael E. Porter (2008), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ.

10. Nguyễn Văn Sơn (2007), Tri thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh, NXB Giáo dục Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Trí (2009), Giáo trình giáo dục học nghề, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

12. Dương Phúc Tý (2007), Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp, NXB

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN

Số liệu điều tra: 40 phiếu (Số phiếu phát ra: 40; Số phiếu thu về: 40)

Câu 1: Về trình độ đào tạo qua sư phạm của thầy (cô) dạy chuyên nghiệp: Bậc 1 bậc hai Giáo dục đại học Giáo dục nghề Câu 2: Về khả năng ngoại ngữ của thầy(cô):

1.1Tiếng ngoại ngữ mà thầy (cô) biết và sử dụng:

Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Nga Ngoại ngữ khác Ngoại ngữ khác ( nếu có) là:……….

1.2. Khả năng (trình độ) ngoại ngữ của thầy ( cô): Không biết ngoại ngữ

Đọc, hiểu được tài liệu chuyên môn nước ngoài.

Nghe, nói thành thạo

Nghe, nói khó khăn

Câu 3: Khả năng tin học (sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng) phục vụ công tác chuyên môn giảng dạy của thầy ( cô):

Tốt Khá Bình thường Kém Câu 4: Phương pháp giảng dạy mà thầy (cô) thường hay sử dụng trên lớp:

Phương pháp truyền thống Phương pháp hiện đại Kết hợp 2 phương pháp

Câu 5: Thầy (cô) có hay sử dụng đa phương tiện trong hoạt động giảng dạy không? Thường xuyên Đôi khi Không bình thường Chưa bao giờ

Câu 6: Ngoài giáo trình môn học. thầy( cô) có thường xuyên nghiên cứu tài liệu tham khảo để củng cố, bổ sung vào bài giảng trên lớp của mình không?

Thường xuyên Đôi khi Không bình thường Chưa bao giờ Câu 7: Về công tác nghiên cứu khoa học của thầy (cô):

7.1.Từ khi trở thành giáo viên, thầy (cô) đó từng tham gia nghiên cứu khoa học lần nào chưa:

Chưa lần nào Từ 1 lần trở lên

7.2. Nếu tham gia, kết quả nghiên cứu khoa học của thầy (cô) được xếp loại ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng đào tạo nghiên cứu trường hợp trường cao đẳng công nghiệp thực phẩm (Trang 97 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)