Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên của việc tổ chức kiểm toán nhằm tạo ra tất cả các tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hiện kiểm toán. Đây là công việc có ý nghĩa quyết định chất lượng các cuộc kiểm toán. Các tiền đề và điều kiện cụ thể cần tạo ra trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán có rất nhiều đặc biệt trong những loại hình kiểm toán cụ thể, song có thể
tóm tắt về một số công việc chủ yếu sau:
- Xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán cụ thể cho mỗi cuộc kiểm toán. Mục tiêu kiểm toán là đích cần đạt tới đồng thời là thước đo kết quả kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán cụ thể. Mục tiêu chung của kiểm toán phải gắn chặt với mục tiêu, yêu cầu của quản lý.
- Phạm vi kiểm toán: là sự giới hạn về không gian và thời gian của đối tượng kiểm toán. Phạm vi kiểm toán thường được xác định đồng thời với mục tiêu kiểm toán và là một hướng cụ thể hóa mục tiêu này.
- Chuẩn bị nhân sự và các điều kiện vật chất cơ bản: tùy mục tiêu và phạm vi kiểm toán, cần chỉ định Trưởng đoàn thực hiện cuộc kiểm toán này. Yêu cầu chung của việc chỉ định Trưởng đoàn là phải chọn Trưởng đoàn có trình độ tương xứng với mục tiêu và phạm vi kiểm toán và tương xứng với vị
trí, yêu cầu, nội dung và tinh thần của cuộc kiểm toán. Việc bố trí Kiểm toán viên phù hợp với trình độ, năng lực, đảm bảo nguyên tắc độc lập khách quan. Cùng với việc chỉđịnh con người cần chuẩn bị các thiết bị, điều kiện vật chất khác đi kèm như: phương tiện tính toán, kiểm tra, máy tính, văn phòng phẩm,…
- Thu thập thông tin: Ở bước chuẩn bị này, thu thập thông tin chỉ hướng tới việc đưa ra các bước quyết định về kiểm toán mà chưa đặt ra mục đích thu thập bằng chứng kiểm toán cho kết luận kiểm toán. Việc thu thập thông tin có thể từ việc thu thập các văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn liên quan đến
đối tượng kiểm toán, các báo cáo của đối tượng kiểm toán, báo cáo kiểm toán lần trước và các nguồn tài liệu khác.
- Lập kế hoạch kiểm toán chung: cũng như các kế hoạch khác, kế hoạch kiểm toán là quá trình cân đối tích cực giữa nhu cầu và nguồn lực đã có. Căn cứ trên mục tiêu, phạm vi kiểm toán cân đối với các thông tin thu thập để
lượng hóa khối lượng công việc sẽ thực hiện. Trên cơ sở đó sẽ xác định số
người tham gia đoàn kiểm toán, thời gian tiến hành hay phương tiện hỗ trợ cụ
thể.
- Xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể: trên cơ sở kế hoạch tổng quát, cần xây dựng chương trình cụ thể cho từng phần kiểm toán. Xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể, xác định số lượng và thứ tự các bước kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc công việc.