- Phát triển kinh tế xã hội: NHNN đảm bảo ổn định tiền tệ và tăng trưởng kinh tếđể thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Tuy hai mụ c tiêu này là ha
Biểu 2.4 Kết quả thực hiện kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản t ừ năm 2003 đến quý II/
2.2.2.3. Kiểm toán tinh ọc và ngoại hố
a. Kiểm toán tin học
Từ cuối năm 2004 trở về trước, kiểm toán hoạt động tin học luôn được lồng ghép là một nội dung trong quá trình thực hiện kiểm toán tuân thủ và hoạt động. Tuy nhiên, việc kiểm toán này chủ yếu ở mức độđơn giản, chủ yếu về việc kiểm kê, bố
Từ đầu năm 2005 trở lại đây, Vụ Tổng kiểm soát đã chính thức triển khai kiểm toán hoạt động tin học tại các Chi nhánh, Cục Công nghệ tin học Ngân hàng, Chi Cục công nghệ tin học Ngân hàng.
Biểu 2.6. Kết quả thực hiện kiểm toán tin học từ năm 2003 đến quý II/2008
Đơn vị: chi nhánh Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2003 Thực hiện Tăng/ giảm so với năm trước Thực hiện Tăng/ giảm so với năm trước Thực hiện Tăng/ giảm so với năm trước Thực hiện Tăng/ giảm so với năm trước Quý II/08 Tổng số Trong đó 0 0 0 4 +4 5 +1 6 +1 5 Các Vụ, cục 0 0 0 1 +1 1 0 1 0 1 Các chi nhánh 0 0 0 3 +3 4 +1 5 +1 4 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Khác với kiểm toán hoạt động tin học năm 2004 trở về trước, từ năm 2005 trở
lại đây, kiểm toán hoạt động tin học đã có nhiều điểm mới. Việc kiểm toán không chỉ chú ý đến vấn đề bố trí, quản lý sử dụng các thiết bị tin học mà còn kiểm toán cả
vấn đề cán bộ làm công tác tin học, hiệu quả của việc bố trí, sử dụng các thiết bị tin học cũng như sự an toàn của hệ thống tin học. Qua kiểm toán hoạt động tin học của một sốđơn vị trong hệ thống NHNN cho thấy có một sốưu điểm như: một sốđơn vị đã ban hành đầy đủ, nội quy về quản lý, sử dụng hệ thống tin học; mở sổ sách đầy đủ
theo dõi thiết bị tin học; các thiết bị tin học phục vụ cho kế toán được bố trí hợp lý; chữ ký điện tửđược thay đổi theo định kỳ 6 tháng 1 lần; hồ sơ bảo quản cấp phát, thu hồi, tiêu hủy chữ ký điện tửđúng chếđộ; việc sao lưu, bảo quản dữ liệu được thực hiện đúng quy định...
Tuy nhiên, qua kiểm toán cũng cho thấy còn một số tồn tại như: đội ngũ kỹ sư
tin học thực hiện quản lý, vận hành hệ thống tin học tại các đơn vị còn mỏng và yếu tại hầu hết các chi nhánh chưa có cán bộ chuyên trách tin học được đào tạo bài bản
mà chủ yếu kiêm nhiệm và qua đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, do đó khả năng sẵn sàng
đối phó với các sự cố tin học còn hạn chế. Cục Công nghệ tin học chưa tập huấn phương án đối phó sự cố và cũng chưa ban hành Quy trình lưu trữ chứng từđiện tử; một sốđơn vị chưa ban hành nội quy quy định trách nhiệm của cán bộ vận hành máy chủ, cán bộ quản trị mạng; bố trí phòng máy đang chạy chưa độc lập với máy chủ dự
phòng.
Quá trình vận hành còn dùng chung mật khẩu; việc bố trí, sử dụng máy tính, các thiết bị tin học còn chưa hiệu quả; máy tính cài đặt chương trình thông tin báo cáo còn sử dụng chung với mạng internet không bảo đảm bảo mật; đường truyền dữ liệu còn chậm, mạng máy tính nhiều đơn vị còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chậm đổi mới, khả năng rủi ro cao; một số phần mềm nghiệp vụ như kế toán giao dịch, nghiệp vụ
kho quỹ chạy chưa ổn định, hay bị lỗi…
b. Kiểm toán hoạt động ngoại hối
Kiểm toán hoạt động ngoại hối cũng là một một nội dung còn mới nhưng
được đặc biệt quan tâm trong hoạt động kiểm toán của Vụ Tổng kiểm soát hiện nay bởi sự quan trọng và tính rủi ro của nghiệp vụ này. Hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước và kinh doanh ngoại tệ liên quan chủ yếu đến Sở giao dịch và Vụ Quản lý ngoại hối. Khi tiến hành kiểm toán, Vụ Tổng kiểm soát đều tiến hành kiểm toán nội dung này kết hợp với nội dung kiểm toán tuân thủ, hoạt động và kiểm toán báo cáo tài chính tại Sở giao dịch.
Từ năm 2005, Vụ Tổng kiểm soát đã tiến hành theo dõi, giám sát thường xuyên hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, kinh doanh ngoại tệ thông qua việc phân tích, đánh giá các báo cáo xếp hạng đối tác quan hệđại lý, báo cáo tình hình tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài, báo cáo đột xuất. Nội dung giám sát bao gồm giám sát trích Quỹ Dự trữ Ngoại hối theo lệnh của Chính phủ, việc đảm bảo hạn mức Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng, việc tuân thủ cơ cấu và hạn mức đầu tư tại Sở giao
dịch nhà nước… Kết quả giám sát đã góp ý kiến với Sở Giao dịch và kiến nghị
Thống đốc xử lý những nội dung thực hiện chưa phù hợp.
Đồng thời với việc giám sát thường xuyên, Vụ cũng tiến hành các đợt kiểm toán đối với hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước tại Sở Giao dịch. Qua kiểm toán cho thấy, Sở Giao dịch đã làm tốt công tác tham mưu cho Thống đốc trong quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, đảm bảo dự trữ ngoại hối Nhà nước được quản lý an toàn, đáp ứng nhu cầu thanh khoản và sinh lời; tăng cường phối hợp với các đơn vị
liên quan vận hành có hiệu quả hoạt động của thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và nghiệp vụ thị trường mở.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước còn một số tồn tại như: hồ sơ quan hệđại lý và quan hệ tài khoản của nhiều đối tác thiết lập quan hệ đại lý chưa đầy đủ thủ tục theo quy định; một số tỷ lệđầu tư của Quỹ dự trữ ngoại hối, Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng và một số khoản đầu tư vào giấy tờ có giá và kinh doanh ngoại tệ giao ngay còn vượt hạn mức so với quy định của Thống đốc và quy
định của Giám đốc Sở Giao dịch; một số thời điểm cơ cấu dự trữ ngoại hối nhà nước chưa phù hợp; chức năng tham mưu trong việc chuyển đổi các khoản đầu tư, cơ cấu
đầu tư chưa thực hiện thường xuyên; tính kết quả kinh doanh ngoại tệ còn chưa khớp
đúng.