- Phát triển kinh tế xã hội: NHNN đảm bảo ổn định tiền tệ và tăng trưởng kinh tếđể thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Tuy hai mụ c tiêu này là ha
Biểu 2.4 Kết quả thực hiện kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản t ừ năm 2003 đến quý II/
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam
Để xây dựng NHNN Việt Nam trở thành NHTW hiện đại cần thiết lập một cơ chế quản trị, điều hành phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
- Hoàn thiện hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ có hiệu quả theo những chuẩn mực chung
Thực hiện tách biệt chức năng kiểm soát nội bộ và chức năng kiểm toán nội bộđể Vụ Tổng kiểm soát thực hiện hiệu quả hơn chức năng kiểm toán nội bộ, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị, điều hành của Lãnh đạo NHNN, bảo
đảm các yếu tố kiểm toán nội bộ đang thực hiện đúng đắn bởi những người quản lý và điều hành công việc hàng ngày của đơn vị.
- Hình thành tổ chức tư vấn, tham mưu về chỉđạo hoạt động kiểm toán nội bộ NHNN
Tổ chức này có thể hoạt động theo mô hình một Ủy ban kiểm toán hoặc Ban kiểm toán nội bộ giúp cho Hội đồng quản trị NHTW quản lý, điều hành ngân hàng một cách an toàn và có hiệu quả. Ủy ban kiểm soát có nhiệm vụ
chính là:
- Xây dựng mô hình và áp dụng các biện pháp kiểm toán nội bộ; chỉ đạo hoạt động, xem xét các kế hoạch, báo cáo và đánh giá chất lượng kiểm toán nội bộ; quyết định thành lập đoàn kiểm toán để phúc tra kết quả KTNB do Vụ Tổng kiểm soát thực hiện nếu thấy có dấu hiệu vi phạm tính khách quan hoặc khi có khiếu nại về kết luận KTNB.
- Duy trì thông tin giữa các thành viên của Hội đồng NHTW với Ủy bản kiểm toán nội bộ cũng như Kiểm toán Nhà nước;
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng NHTW về việc NHTW đang hoạt
động theo đúng pháp luật và các quy định;
Trên cơ sở đó tổ chức lại hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHNN theo nguyên tắc coi trọng cơ cấu kiểm soát, đặc biệt là xây dựng môi trường kiểm soát lành mạnh, có tác dụng phòng ngừa rủi ro cao. Về hoạt động kiểm toán nội bộ (một phần đặc biệt, rất quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ) với chức năng tư vấn, đánh giá độc lập về tính hiệu quả của các biện pháp
kiểm soát nội bộ khác sẽđược thực hiện bởi Vụ KTNB (hiện nay là Vụ Tổng kiểm soát) thuộc cơ cấu tổ chức của NHTW, bao gồm cả các kiểm toán viên tại chi nhánh, đặc biệt là các chi nhánh khu vực. Vụ KTNB có trách nhiệm báo cáo lên Ủy ban kiểm toán kế hoạch và kết quả kiểm toán. Hoạt động của Vụ KTNB cần tuân theo các nguyên tắc độc lập với hoạt động kiểm soát hàng ngày, tức là độc lập với các biện pháp kiểm soát trong các quy trình nghiệp vụ, đây là nguyên tắc quan trọng nhất cần được chú ý thực hiện.
- Giao cho Vụ Tổng kiểm soát toàn bộ chức năng kiểm tra đối với các
đơn vị trong hệ thống NHNN Việt Nam
Để đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực của kiểm toán, không để xảy ra tình trạng như hiện nay khi một số Vụ, Cục chức năng của NHNN được Thống đốc giao chức năng kiểm tra chuyên ngành đối với các
đơn vị, các Chi nhánh, các nhà máy trực thuộc NHNN như: Vụ Kế toán-Tài chính kiểm tra về chế độ tài chính kế toán toàn hệ thống NHNN; Cục Phát hành và Kho quỹ kiểm tra công tác phát hành và kho quỹ; Vụ Tổ chức cán bộ
kiểm tra công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo. Đồng thời, Vụ Tổng kiểm soát NHNN được giao chức năng kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ toàn hệ
thống NHNN. Cơ chế này đang áp dụng tại NHNN có ưu điểm là các lực lượng kiểm tra, kiểm soát được chuyên sâu theo nghiệp vụ nhưng làm nhẹ đi chức năng của kiểm toán nội bộ NHNN, gây nên sự chồng chéo trong công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ.
Kết quả nghiên cứu của NHTW một số nước cho thấy, ngoài những thủ
tục kiểm tra, kiểm soát ngay trong quy trình của tất cả các nghiệp vụ kiểm toán nội bộ còn thực hiện nội dung kiểm toán từ ngoài quy trình kiểm toán. Trong một số trường hợp cần thiết, kiểm toán nội bộ có thể sử dụng chuyên gia của một số Vụ, Cục chức năng để thực hiện kiểm toán; tất cả các Vụ, Cục chức năng không có chức năng kiểm tra, kiểm toán.