Hoàn thiện nội dung và phương pháp kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 91 - 93)

- Phát triển kinh tế xã hội: NHNN đảm bảo ổn định tiền tệ và tăng trưởng kinh tếđể thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Tuy hai mụ c tiêu này là ha

Biểu 2.4 Kết quả thực hiện kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản t ừ năm 2003 đến quý II/

3.2.3. Hoàn thiện nội dung và phương pháp kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động

toán hoạt động

- Kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ NHNN trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung:

+ Đánh giá tình hình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị

thuộc tổ chức bộ máy của NHNN.

+ Đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện các nghiệp vụ

NHNN của các đơn vị và của toàn hệ thống NHNN, như: quá trình thực hiện nhiệm vụ in, đúc, bảo quản tiền và các giấy tờ in có giá; tình hình thực hiện nghiệp vụ phát hành, vận chuyển và thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền; kiểm toán quá trình thực hiện các hoạt động về ngoại hối và quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước; kiểm toán việc tổ chức thực hiện hệ thống thanh toán qua Ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán và dịch vụ Ngân hàng. Kiểm toán các hoạt động thông tin và thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng; kiểm toán quá trình triển khai hoạt động của các dự án Ngân hàng.

+ Kiểm toán các công trình xây dựng cơ bản thuộc hệ thống NHNN, xem xét các mục tiêu sử dụng công trình xây dựng cơ bản có hiệu quả không,

đánh giá và xác nhận tính đầy đủ, chính xác, hợp lý của báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản.

+ Kiểm toán quá trình mua sắm, sử dụng các thiết bị tin học, hiệu quả

sử dụng các chương trình phần mềm hệ thống tin học NHNN; quá trình sử

dụng các thiết bị tin học, các chương trình phần mềm tin học.

+ Kiểm toán việc chấp hành pháp luật, các chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động NHNN. Kiểm toán việc chấp hành các chế độ, chính sách của Thống đốc NHNN.

- Xây dựng thang điểm để đánh giá mức độ hoàn thành, hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụđược giao tại các đơn vị trong toàn hệ thống NHNN

Những nội dung của kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động mang nhiều định tính, rất khó để đánh giá chính xác hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ công tác được giao của các đơn vị, do vậy Vụ cần xây dựng thang

+ Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụđược giao. + Mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ.

+ Hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài ra cần có sự đổi mới về hệ thống câu hỏi kiểm toán, bảng phân tích đánh giá để qua đó đánh giá được tính hiệu quả, hiệu lực của các nghiệp vụ được thực hiện tại các đơn vị thuộc hệ thống NHNN, một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ

NHNN Việt Nam.

Kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ NHNN là một nghiệp vụ

khó nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng vì vậy Lãnh đạo NHNN, lãnh đạo Vụ Tổng kiểm soát cần quan tâm hơn nữa đến loại hình kiểm toán này để

nâng cao hiệu quả của kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động, qua đó nâng cao vị thế của Kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam. Cán bộ làm công tác kiểm toán tuân thủ và hoạt động phải là những cán bộ giỏi, thành thạo về

nghề nghiệp, am hiểu tường tận về các chức năng nhiệm vụ của toàn hệ thống NHNN, thường xuyên được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ đặc biệt là những nghiệp vụ mới của NHTW.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)