Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tài chính dịch vụ môi trường rừng tại lâm đồng (Trang 71 - 75)

- Phân bổ nguồn thu(ch

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Chi trả dịch vụ mơi trường rừng là một cơ chế tài chính mới và Lâm Đồng là một trong 2 tỉnh thực hiện thí điểm, qua gần 2 năm thực hiện thí điểm và chuyển sang thực hiện rộng rãi trên phạm vi cả nước từ năm 2011. Trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính dịch vụ mơi trường rừng tại Tỉnh lâm Đồng khơng thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Cĩ thể khái quát các hạn chế này qua các nội dung chủ yếu sau :

Thứ nhất, mức thu tiền chi trả dịch vụ mơi trường rừng: Đối với các nhà máy sản xuất điện là 20 đồng/Kwh thực sự chưa thuyết cao đối với bên phải chi trả do chủ yếu dựa vào quy định của Chính phủ, nên bước đầu triển khai thu đối với tỉnh Lâm Đồng cũng gặp rất nhiều khĩ khăn. Một số nhà máy thủy điện tư nhân cịn cố tình tránh né và khơng thực hiện việc kê khai và nộp tiền chi trả dịch vụ mơi trường rừng.

Thứ hai, phân bổ nguồn thu DVMTR: Trích lập chi phí cho hoạt động

Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng tối đa là 10% trên tổng số thu do Ủy ban nhân tỉnh quy định; Trong quá trình triển khai ban đầu Tỉnh Lâm Đồng đã trích theo mức tối đa ; Kinh phí quản lý của các đơn vị chủ rừng được trích 10% trên số cịn lại sau khi đã trừ chi phí hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện trong thời gian qua tại Lâm Đồng thì hàng năm kinh phí này đều khơng sử dụng hết; Đồng thời các quy định về chi cho 2 khoản chi này này đều chưa được các Bộ, ngành quy định cụ thể.

Thứ ba, phân bổ tiền chi trả DVMTR đối với bên phải chi trả: Tiền

thu dịch vụ mơi trường rừng được hạch tốn vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp (đưa vào giá thành sản phẩm) , nên thực sự chưa kích thích phát triển của Doanh nghiệp và lịng nhiệt tình của người được chi trả . Vì Doanh

nghiệp thì đâu phải mất thêm chi phí nào, nĩ đã được tính thêm chi phí để cấu thành giá thành đầu ra của sản phẩm và cuối cùng là người tiêu dùng ( trong đĩ cĩ cả người được chi trả để tạo ra dịch vụ ) phải gánh chịu khoản chi phí thêm này so với trước đây chưa cĩ cơ chế chi trả dịch vụ mơi trường rừng này.

Thứ tư, ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR: Các Bộ, ngành cĩ liên quan chậm ban hành kịp thời hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ mơi trường rừng nĩi chung và của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng như : Phương thức quản lý, mơ hình tài chính, chế độ kế tốn …

Thứ năm, việc rà sốt diện tích rừng để chi trả DVMTR: Việc rà sốt

diện tích rừng để chi trả DVMTR đã giao, cho thuê hoặc khốn bảo vệ cho các đối tượng trong thời gian qua để làm cơ sở xác định các đối tượng được chi trả tiền dịch vụ chậm. Vì trong nhiều năm qua việc giao đất, giao rừng, khốn bảo vệ rừng ở các địa phương mới chỉ thực hiện xác định về vị trí, diện tích lơ rừng được giao hoặc khốn bảo vệ rừng, chưa xác định trạng thái rừng; cĩ nơi diện tích rừng giao chồng chéo giữa các chủ rừng, ranh giới khơng rõ ràng trên thực địa, diện tích sai lệch, nên khi rà sốt phải tiến hành đo đếm, đánh giá lại tình trạng rừng, mất nhiều thời gian và cơng sức.

Thứ sáu, chưa cơng khai được diện tích, khu vực chi trả: Việc cơng

khai diện tích rừng phải chi trả DVMTR đến các đối tượng phải chi trả để bên phải chi trả kiểm tra, theo dõi phần diện tích rừng mình được cung ứng DVMTR; đồng thời tăng cường, phối hợp cùng bên được chi trả để kiểm sốt, giám sát bảo vệ diện tích rừng khu vực cung ứng dịch vụ của bên phải chi trả.

Thứ bảy, áp dụng hệ số K vào đơn giá chi trả giao khốn bảo vệ rừng: Quy định hệ số K về nguyên tắc là đúng với bản chất của chi trả

DVMTR, nhưng qua gần 4 năm thực hiện tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa đưa hệ số K vào sử dụng, do khơng nắm được chất lượng rừng tới từng đối tượng được chi trả tiền cụ thể.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, cơ chế chi trả DVMTR lần đầu tiên triển khai tại Việt Nam và Lâm Đồng là một trong 2 tỉnh thực hiện thí điểm, nên cần phải cĩ thời gian nghiên cứu và cần cĩ thực tiễn về vấn đề này, thì các Bộ, ngành và cơ quan quản lý nước mới đưa ra được mơ hình cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ mơi trường phù hợp với đặc thù của nguồn thu này để quản lý và sử dụng một cách cĩ hiệu quả đạt được mục đích đã đề ra.

Thứ hai, nguồn kinh phí ban đầu cịn hạn chế để tổ chức triển khai việc rà sốt diện tích rừng đã giao, cho thuê hoặc khốn cho các đối tượng để làm cơ sở xác định các đối tượng được nhận tiền chi trả dịch vụ mơi trường rừng, nên dẫn đến việc chi trả cịn gặp nhiều lúng túng và chậm .

Thứ ba, Tiền thu từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, sản xuất và cung cấp nước sạch khơng lớn nhưng khĩ xác định lưu vực và người cung ứng dịch vụ này nên việc thanh tốn tiền dịch vụ mơi trường rừng cịn gặp khĩ khăn.

Thứ tư, Việc áp dụng hệ số K đã được điều tra trong khảo sát chủ rừng, các thảo luận nhĩm tập trung, và tham vấn với cán bộ các sở của tỉnh. Ý kiến của họ là hầu hết các hộ bảo vệ rừng là người thiểu số, cĩ trình độ học vấn quá thấp để hiểu về các loại rừng và giá trị của từng khu rừng. Việc áp dụng hệ số K sẽ dẫn đến các mức chi trả khốn bảo vệ rừng khác nhau giữa các hộ sống trong cùng xã và vì vậy sẽ cĩ thể tạo ra vấn đề xã hội trong cộng đồng, gây phức tạp trong thực hiện. Họ đề nghị sử dụng cách đơn giản nhất trước mắt là giá trị K bằng 1 cho tất cả diện tích rừng được chi trả. Tiến hành các

nghiên cứu cần thiết để áp dụng hệ số K trong một thời điểm thích hợp trong thời gian tới.

TĨM TẮT CHƢƠNG 2

Trên cơ sở phân tích đánh giá kết qủa thực hiện cơ chế tài chính dịch vụ mơi trường trong thời gian thí điểm chính sách chi trả DVMTR và gần 2 năm triển khai thực hiện chính thức chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng tại Tỉnh Lâm Đồng; đối chiếu với các quy định về cơ chế, đối tượng phải chi trả, phân bổ nguồn thu và quản lý, sử dụng nguồn thu chi trả DVMTR từ đĩ phân tích những hạn chế của cơ chế, quá trình triển khai thực hiện và tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. Đĩ chính là cơ sở để đưa ra những giải pháp trong chương 3 nhằm hồn thiện cơ chế tài chính dịch vụ mơi trường rừng tại tỉnh Lâm Đồng .

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế tài chính dịch vụ môi trường rừng tại lâm đồng (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)