Một số quan điểm giải quyết vấn đề học sinh bỏ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở kinh tế xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 86 - 90)

6. Cấu trúc của luận văn

4.1. Một số quan điểm giải quyết vấn đề học sinh bỏ học

4.1.1. Căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước về khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. tình trạng học sinh bỏ học.

Dân tộc Việt Nam đã cùng với nhân loại bước vào kỷ nguyên tri thức. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng ta chủ trương:

“Muốn tiến hành Công nghiệp hóa, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp

hành Trung ương Đảng khoá VIII). Muốn thực hiện thành công chủ trương của Đảng và Nhà nước thì Ngành Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện tốt nhiệm vụ củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương và mục tiêu

đến năm 2010 đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục. Thực chất “Huy động tối

đa số trẻ trong độ tuổi đi học, vận động học sinh bỏ học đi học trở lại. phụ đạo học sinh yếu, tăng cường đội ngũ giáo viên” (Chỉ thị số 47/2008/CT-

BGD-ĐT).

Bỏ học là vấn đề rất phức tạp, cho nên khắc phục tình trạng bỏ học là công việc đầy khó khăn và vất vả. Khắc phục tình trạng này là vấn đề đặt ra cho toàn xã hội, đòi hỏi phải có sự kết hợp tổng hợp sức mạnh của tất cả các

lực lượng “Phải huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp

nước” như tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 ngày 14/01/1993 của Ban chấp

hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII.

4.1.2. Căn cứ vào chủ trương của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc xây dựng trường THCS thân thiện, học sinh tích cực. dựng trường THCS thân thiện, học sinh tích cực.

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 nêu rõ: đến năm 2020 có 99% trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học và THCS. Đến năm 2020, 100% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục 9 năm đúng độ tuổi.

Mục đích của GD&ĐT là đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân tương lai của đất nước, có nhân cách và trí tuệ, có sức khoẻ và kỹ năng sống, đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Muốn có được những con người như vậy, cần có một môi trường giáo dục thân thiện và tích cực để đẩy mạnh thi đua dạy tốt, học tốt. Chính vì thế, vào ngày 22/7/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD-ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cụ thể trong năm học 2008 - 2009, tập trung giải quyết 3 vấn đề: mỗi nhà trường đều có nhà vệ sinh và bố trí người dọn dẹp thường xuyên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của học sinh và cán bộ giáo viên; mỗi trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông đều nhận chăm sóc một di tích văn hoá lịch sử cách mạng; mỗi nhà trường đều đưa trò chơi dân gian hoặc hoạt động vui chơi tích cực khác vào trường học. Qua đó, giáo dục các em lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, kỹ năng sống, thái độ sống thích hợp và tích cực. Môi trường học tập thân thiện học sinh tích cực, với mục đích thiết thực là làm cho học sinh cảm nhận được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, làm cho các em yêu ngôi trường của mình, yêu việc học tập để đi đến kết quả là giảm tỷ lệ học sinh bỏ học vì chán đến trường.

4.1.3. Các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Kỳ Sơn về việc phòng chống tình trạng học sinh bỏ học.

Ngày 18 tháng 01 năm 2002, HĐND tỉnh khoá XIII- Kỳ họp thứ 6 đã ra Nghị quyết số 29-NQ/2002/HĐND13 về thực hiện mục tiêu phổ cập GDTHCS từ năm 2001 đến năm 2003. Thể hiện quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nhằm đẩy mạnh mặt bằng dân trí đến hết bậc THCS cho thanh, thiếu niên tỉnh Hoà Bình trong những năm đầu thế kỷ 21.

Tỉnh uỷ Hoà Bình đã có Chỉ thị số 15/CT-TU ngày 12/3/2002 về việc tang cường công tác lãnh đạo, đẩy nhanh tiến độ phổ cập GDTHCS. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể tổ chức quần chúng vừa trực tiếp quản lý chỉ đạo vừa là ngƣời vận động, tổ chức giác ngộ cho thanh thiếu niên và ngƣời lao động đi học và học tốt trình độ THCS theo nhiều lo ại hình trường lớp.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2006 - 2010) đã đề ra phƣơng hƣớng, mục tiêu và giải pháp của

Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã nêu rõ: ''Đẩy mạnh xã hội hoá các

hoạt động văn hoá, xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục thể thao; tiếp tục thực hiện có kết quả công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm; phát triển các hoạt động văn hoá; nâng cao chất lượng báo chí, phát thanh - truyền hình''. Đại hội đã chỉ rõ

giáo dục - đào tạo: tiếp tục thực hiện Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg của

Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non; chương trình hành động số 374/CTr/TU của Tỉnh uỷ thực hiện chỉ thị số 40- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về ''Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” , tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, hướng tới xây dựng một xã hội học tập; phấn đấu đến năm 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn, dạy đủ các

môn theo chương trình quy định; hoàn thành đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc hội. Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục. Quan tâm phát triển các trung tâm giáo dục thường xuyên; mở rộng hệ thống các trường trung học đáp ứng nhu cầu học tập và thực hiện phổ cập giáo dục trung học. Củng cố, phát triển và tăng cường đầu tư cho các trường DTNT trong tỉnh...

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hoà Bình đã có Kế hoạch số 25-KH/TU ngày 17/9/2007 triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị ''về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập''. Trong kế hoạch đã nêu: ''Phát động các phong trào: Xây dựng gia đình hiếu học, cộng đồng, dòng họ, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị khuyến học…'' , ''...Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các TTHTCĐ ở xã, phƣờng, thị trấn. Phát triển nhiều loại hình học tập đa dạng, phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân ở địa phương trong tỉnh. Vận động nhân dân tích cực học tập nâng cao dân trí, nghề nghiệp, chuyên môn nhằm nâng cao năng lực sản xuất, chất lƣợng cuộc sống. Gắn việc phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài với các phong trào làm kinh tế giỏi, xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở...''

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình có Kế hoạch số 545/KH-UBND ngày 10/04/2008 tổ chức thực hiện quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 8/5/2005 của thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt đề án ''xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010'' trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Thực hiện Kế hoạch số 46/ KH- UBND ngày 10/9/2013 của chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020, tỉnh Hòa Bình. Ở các xã đã tạo được phong trào học tập sâu rộng, xây dựng các Câu lạc bộ khuyến học khuyến tài, tiếng trống học bài ban đêm... đã tạo ra sân chơi cho

các em HS vừa học vừa chơi, từ đó nâng cao nhận thức về vai trò của việc học đối với tương lai của các em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở kinh tế xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)