Khối
Năm học Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
2009 - 2010 19 15 12 36
2010 - 2011 3 14 14 29
2011 - 2012 13 15 12 24
Tổng cộng 35 44 38 89
(Nguồn: Tính toán dựa trên điều tra thực tế năm 2013)
Từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2012 – 2013 số học sinh hao hụt nhiều nhất là ở khối lớp 9 với 89 học sinh. Số học sinh hao hụt ít nhất là khối lớp 6 với 35 học sinh. Tốc độ hao hụt của học sinh qua 3 năm học được biểu diễn qua đồ thị sau (Biểu 3.2):
Biểu 3.2: Tổng số HS hao hụt từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2011 - 2012 0 12 24 36 48 60 72 84 96
Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
Qua đồ thị 3.2, chúng ta nhận thấy, mức độ học sinh hao hụt ít nhất ở khối 6, 7, 8 và học sinh hao hụt có mức đột biến ở khối lớp 9, tăng gấp đôi so với các khối lớp khác. Đây cũng là vấn đề mà hợp quy luật tâm sinh lý của học sinh THCS. Ở lứa tuổi của học sinh khối lớp 9 là giai đoạn quá độ từ trẻ em sang người lớn, là giai đoạn tuổi dậy thì của cả nam lẫn nữ và là quãng đời diễn ra nhiều biến cố đặc biệt. Phần lớn các em học sinh khối lớp 9 là lứa tuổi lao động vị thành niên, nên trong những điều kiện khó khăn về kinh tế gia đình, các em đã có thể tham gia lao động để ăng thu nhập cho gia đình và cải thiện chất lượng cuộc sống của gia đình. Nhưng đây cũng không hẳn là nguyên nhân chính chi phối tình trạng bỏ học của học sinh khối lớp 9, mà đó chỉ là một bộ phận những gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế mới buộc các em phải bỏ học để giúp gia đình. Bên cạnh đó, có những gia đình không cho các em nghỉ học nhưng các em cũng tự ý nghỉ học, vì khi các em đã tiếp xúc với đồng tiền các em sẽ có tư tưởng chán học và muốn khẳng định mình và đặc biệt là muốn mọi người coi trọng mình nên các em thường có
tâm lý phóng đại khả năng của mình, cộng với tính đua đòi theo bạn bè nhưng không có đủ tiền đã đẩy học sinh lớp 9 đến con đường bỏ học để kiếm tiền giúp đỡ gia đình và đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Mặt khác, ở tuổi của học sinh lớp 9, các em có nhu cầu được giao tiếp với bạn bè cùng lứa. Sự bất hoà trong quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi, sự thiếu bạn hoặc tình bạn bị phá vỡ đều dễ gây ra những xúc cảm nặng nề, được đánh giá như một bi kịch cá nhân. Điều đó có thể các em sẽ bị phê phán bởi xã hội, gia đình, nhà trường và bạn bè, làm cho các em cảm thấy cô đơn và không được cảm thông, chia sẻ. Tất cả những tình huống đó có thể đẩy các em đi tìm những người bạn ngoài lớp học, ngoài nhà trường và một số em bị lôi kéo vào những “băng đảng”, những tệ nạn xã hội… và cuối cùng là đến con đường bỏ học.
Lứa tuổi của học sinh lớp 9 chính là lứa tuổi khó khăn điển hình của học sinh THCS, nhiều nhà tâm lý đã dùng những thuật ngữ như: “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”, “tuổi không thể giáo dục”… để chỉ lứa tuổi này.Ở lứa tuổi này, các em thường không nghe lời cha mẹ, thầy cô, các em thường gây gổ, đánh nhau, bỏ học… để chứng tỏ mình là quan trọng. Tuy nhiên giai đoạn khó khăn này sẽ sớm trở lại vị trí cân bằng, nếu gia đình và nhà trường có thể giải quyết được bằng con đường giáo dục đúng đắn. Nghĩa là, một mặt người lớn phải hiểu được những thay đổi cơ bản của lứa tuổi này, thông cảm với những biểu hiện khác lạ của các em và có biện pháp giáo dục phù hợp.
Học sinh ở khối lớp 6, 7, 8 ít hao hụt hơn, vì ở tuổi này các em còn quá nhỏ để phụ giúp việc nhà, còn quá nhỏ để ra ngoài xã hội, để bị tác động bởi những tiêu cực từ người lớn và bạn bè xấu. Hơn nữa, các em còn quá nhỏ để tỏ ra bất mãn với môi trường xung quanh và đặc biệt đối với nhà trường, quan trọng hơn hết là các em chưa bước sâu vào ngưỡng cửa “dậy thì”. Cho nên, những học sinh hao hụt ở lứa tuổi này có thể do lưu ban vì sự chuyển đổi môi
trường học tập gây “sốc” cho các em, có thể vì giao thông không thuận tiện khi các em chuyển sang trường học mới, cộng thêm quan niệm học chỉ để biết chữ đã đẩy các em đến con đường bỏ học ở tuổi quá nhỏ. Học sinh lớp 8, mặc vẫn là đối tượng có thể giúp gia đình làm kinh tế, nhưng trong tư tưởng của gia đình và bản thân học sinh đều có ý nghĩa là cố gắng học hết cấp THCS, điều đã tạo động lực để các em tiếp tục đi học.
Thông qua số lượng học sinh tốt nghiệp THCS chung ta có thể biết được kết học tập của HS THCS trên địa bàn huyện (Bảng 3.3).