Hiện tượng bỏ học ở học sinh trung học cơ sở và hậu quả của nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở kinh tế xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 29 - 36)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.2. Hiện tượng bỏ học ở học sinh trung học cơ sở và hậu quả của nó

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, trường THCS được thu nhận trẻ từ 11 đến 15 tuổi và có từ lớp 6 đến lớp 9. THCS là cấp học nối liền bậc Tiểu

học và bậc trung học phổ thông. Học sinh ở lứa tuổi THCS với đặc điểm tâm lý cơ bản là đang vươn lên làm người lớn. Đây là đặc điểm khiến cho những người làm công tác giáo dục ở bậc THCS phải có những phẩm chất năng lực riêng biệt. Trường THCS gắn liền với địa bàn dân cư xã (thị trấn) và được sự giúp đỡ tạo điều kiện của chính quyền địa phương.

Biểu 1.1 : Vị trí trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân Trường THCS là cơ sở GD của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường THCS có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, tuổi của học sinh vào lớp sáu THCS từ 11 đến 13 tuổi; học sinh gái được tăng một tuổi so với tuổi quy định. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể học trước tuổi hoặc vượt lớp nếu được Hội đồng giáo dục nhà trường xét đề nghị và được trưởng phòng GD&ĐT, Giám đốc Sở GD&ĐT cho phép. Học sinh dân tộc thiểu số, học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh bị khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh bị thiệt thòi, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào lớp đầu cấp ở tuổi cao hơn tuổi quy định. (Điều 2, Điều lệ trường trung THCS, THPT nhiều cấp, ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Mục tiêu của giáo dục THCS quy định trong Luật giáo dục (2005) là:

"Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của

Mầm non Tiểu học THCS THPT CĐ- ĐH

giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [9].

Nội dung giáo dục THCS là: Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo cho học sinh những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

Tại điều 3, Điều lệ trường THCS, THPT nhiều cấp, nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS được quy định như sau: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục phổ thông. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ nhân viên. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục, phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của nhà nước. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Trường THCS là cầu nối giữa trường tiểu học và trường THPT.Có thể hiểu trường THCS là nơi cung cấp những kiến thức cơ sở làm nền tảng cho học sinh học tiếp THPT hoặc học nghề ở các trường trung cấp nghề... "Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban

đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" [35, 21]

Qua mục tiêu của giáo dục THCS, chứng tỏ học sinh THCS chỉ mới có được những kiến thức, hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp. Nếu các em đi vào cuộc sống với kiến thức và hiểu biết đó, các em nói chung sẽ không thể tìm được một việc làm thích hợp, không thể có cơ hội để nâng cao tay nghề và có thu nhập cao, ổn định. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, việc nâng cao mặt bằng dân trí và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Như vậy, khắc phục tình trạng bỏ học là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của trường THCS. Khắc phục tình trạng bỏ học là nhiệm vụ trước mắt mang tính cấp bách hàng đầu, đồng thời cũng là nhiệm vụ lâu dài đối với giáo dục THCS.

Học sinh bỏ học là những học sinh trong độ tuổi đi học từ cấp tiểu học đến Trung học phổ thông (hay từ 6 đến 18 tuổi), nhưng do điều kiện, hoàn cảnh gia đình và các yếu tố cá nhân hoặc các yếu tố khác tác động nên bỏ học giữa chừng. Nhưng trong luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu những học sinh trong độ tuổi THCS (tức từ 10 đến 16 tuổi).

Học sinh bỏ học đồng nghĩa với việc các em không tiếp tục đi học nữa. Có học sinh bỏ học khi vừa học xong chương trình một lớp nào đó; có học sinh bỏ học khi năm học mới bắt đầu, vào giữa năm học hoặc khi năm học gần kết thúc; có học sinh bỏ học một vài ngày, một vài tiết (bỏ học trong thời gian ngắn) để đi chơi hoặc đi giải quyết vấn đề gì đó rồi trở lại lớp học.

Để thống nhất con số thống kê, người ta quy ước: Học sinh bỏ học là những học sinh có trong danh sách của trường, nhưng đã tự ý nghỉ học quá 45 buổi (cộng dồn), tính đế thời điểm báo cáo (không tính học sinh chuyển trường).

Học sinh bỏ học có thể chia ra làm hai loại là bỏ học “tích cực” và bỏ học “tiêu cực”. Bỏ học “tích cực” nếu học sinh bỏ học để đi học nghề hoặc tiếp tục học bổ túc; bỏ học “tiêu cực” nếu học sinh bỏ học để đi chơi la cà, bám vào cha mẹ, phá phách xóm giềng… Học sinh bỏ học “tiêu cực” có thể là đội quân “trù bị” của những người nghiện ngập ma tuý và tệ nạn xã hội. Dù cho học sinh bỏ học “tích cực” hay “tiêu cực” cũng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nhân lực, đến cộng đồng và xã hội.

Một trong các yêu cầu cơ bản đối với quá trình dạy học nói riêng, quá trình giáo dục nói chung là phải đảm bảo cho mỗi học sinh được học trọn vẹn bậc học. Nhưng thực tế do nhiều nguyên nhân tác động, học sinh bỏ học không hoàn thành được hết bậc học, thậm chí có em bỏ học ngay từ lớp 6. Đây là hiện tượng không bình thường, bởi vì các em còn quá nhỏ, mới hơn mười tuổi, tương lai các em sẽ ra sao? Các em sẽ làm được những gì với mớ kiến thức không trọn vẹn đó. Xét sâu xa hơn, việc bỏ học bất thường sẽ gây xáo trộn về mặt tâm lý của học sinh đang còn đi học, gây hậu quả xấu cho việc phổ cập GD THCS, làm giảm niềm tin của xã hội vào nhà trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tương lai.

Bác Hồ đã khẳng định: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Đúng

vậy, khi học sinh bỏ học tăng sẽ làm tăng thêm số lượng người thất học, mù chữ gây ra nhiều hậu quả cho nền kinh tế và xã hội. Tình trạng bỏ học là một trong những nguyên nhân làm cho nguồn nhân lực kém chất lượng; mặc dù số học sinh bỏ học không nhiều nhưng nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời thì số học sinh bỏ học sẽ ngày càng gia tăng theo các năm, đồng nghĩa với nguồn nhân lực chuyên môn kém, trình độ nhận thức thấp tăng lên qua từng năm và nguồn nhân lực ngày càng kém chất lượng trong khi đòi hỏi của “kỷ nguyên tri thức” ngày càng cao. Do đó, để khắc phục tình trạng này

không chỉ là vấn đề của các cá nhân mà nó đòi hỏi phải có sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn thể xã hội.

Bỏ học của học sinh THCS là trường hợp học sinh bỏ học trước khi hoàn thành bậc THCS trong nhà trường. Mặc dù ở độ tuổi THCS, các em chưa phải là thanh niên, nhưng các em sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành, sẽ là chủ nước nhà. Vậy các em sẽ làm cho nước nhà thịnh hay suy với khối óc trống rỗng, không kiến thức, không kinh nghiệm; các em không hiểu rằng kiến thức tốt, kinh nghiệm phong phú sẽ là cơ hội cho người nghèo bứt phá, vượt lên phía trước để tiếp cận với những cơ hội có thu nhập cao, để cải thiện cuộc sống.

Bỏ học, thất học và mê tín dị đoan thường hay đi cùng nhau. Chính sự hiểu biết nông cạn đã biến những người thất học thành nạn nhân của những vụ lừa đảo, thành công cụ cho kẻ địch lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc ảnh hưởng đến chính trị, trật tự an ninh của xã hội.

Đồng hành cùng gia đình, nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài, góp phần hình thành và ổn định nhân cách cho các em học sinh. Đối với các em, nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, đây là nơi cung cấp kiến thức khoa học nền tảng, là nơi tạo mọi điều kiện để các em có thể phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, nếu không được đến trường hay nói đúng hơn là bỏ học, thì sẽ đem lại những hậu quả khôn lường cho bản thân các em, gia đình và xã hội.

Báo cáo giám sát của Unesco, năm 2008 đã nêu: Việt Nam là một quốc gia có trên một triệu trẻ em trong độ tuổi đi học không đến trường. Đây là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm, nhất là đối với bậc giáo dục THCS. Bởi, nếu bỏ qua giai đoạn này sẽ ảnh hưởng vô cùng hệ trọng tới bản thân trẻ trong tương lai. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến cơ cấu chất lượng thị trường lao động của đất nước. Dù nguyên nhân bỏ học của các trẻ em xuất phát từ nhân tố chủ quan hay khách quan thì hậu quả mà nó gây ra là rất lớn. Trước tiên

bản thân các em sẽ phải gánh chịu, ngay thời điểm hiện tại các em sẽ bị thiếu hụt một nền tảng tri thức cơ bản cần thiết cho sự phát triển của các em, từ sự mặc cảm, tự ty thua kém bạn bè, không có môi trường để rèn luyện đạo đức… dễ dàng đưa các em đến với những thói hư xấu, những hành vi lệch chuẩn. Hoặc trong một tương lai không xa khi các em trưởng thành, xã hội sẽ đón nhận các em như thế nào khi nền kinh tế đang trong xu thế quốc tế hoá, làm sao các em có thể xin được việc làm trong các ngành phi nông nghiệp khi chưa tốt nghiệp THCS. Và lúc đó, các em sẽ thật sự trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với những em có hoàn cảnh kinh tế khá giả, bố mẹ có thể bao bọc hoặc lo cho một công việc nào đó nhưng còn những em có hoàn cảnh khó khăn thì sao? Khi không có công ăn việc làm, khó khăn sẽ chồng chất khó khăn và nếu không có bản lĩnh các em sẽ xa vào các tệ nạn xã hội (như trộm cướp, bài bạc, mại dâm….).

Hơn nữa, tình trạng bỏ học ngày nay sẽ là một dấu hiệu của tình trạng bỏ học trong tương lai do có tính liên thế hệ. Có nghĩa là khi bố mẹ thất học hoặc học vấn thấp thì nhiều khả năng con cái của họ cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự, bởi họ không đủ tri thức để hướng dẫn con cái trong việc học và thu nhập của họ cũng không đủ để trang trải cho việc học của con cái vốn đang ngày càng đắt đỏ hơn.

Có thể nói, hậu quả từ việc bỏ học là rất tệ hại mà chúng ta không thể lường hết được. Nó tác động xấu đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước nói chung và của địa phương có học sinh bỏ học nói riêng. Nó trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội. Thậm chí ở những địa phương có tỷ lệ bỏ học đông sẽ xảy ra tình trạng “khủng hoảng cộng đồng”. Vì một số thanh niên ở địa phương không có trí thức kéo theo không có nghề nghiệp, không có thu nhập, cuộc sống nghèo khó. Do nhận thức hạn chế nên những người này trong tương lai khi lập gia đình rất dễ sinh nhiều con, ảnh hưởng

tới chính sách dân số. Còn sự nghèo khó sẽ dẫn đến con đường tội phạm, làm ăn phi pháp. Và như vậy, xã hội sẽ nằm trong cái vòng “luẩn quẩn” của sự nghèo đói vì học vấn thấp sẽ dẫn tới thu nhập thấp, khi thu nhập thấp thì dẫn tới nghèo đói và nghèo đói thì đầu tư cho việc học hành thấp và như vậy lại trở về với điểm khởi đầu là học vấn thấp. Do đó, tuyệt đối không thể nào xem thường hiện tượng bỏ học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở kinh tế xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)