6. Cấu trúc của luận văn
3.3. Vai trò của chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương trong việc
trong việc khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn
Nắm rõ vai trò và hậu quả của tình trạng học sinh THCS bỏ học chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương đã có những biện pháp để khắc phục tình trạng này như:
Thực hiện Chỉ thị 47 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương đã vận động các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn và nhân dân cùng xây dựng các quỹ Khuyến học để hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho từng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại trường. Hàng năm, Hội khuyến học, Hội chữ thập đỏ đều trao học bổng cho những HS đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện ở các trường trên địa bàn.
Thực hiện Chỉ thị 40/ CT –BGDĐT của Bộ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo về phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013. Hầu hết các địa phương đã huy động được các nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất cho các trường, tạo môi trường xanh, sạch đẹp an toàn cho học sinh vui chơi và học tập.
Thực hiện Chỉ thị số 06- CT/ TƯ của Bộ chính trị với cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Học sinh qua học tập về Bác ở các môn học, bản thân có tình cảm thật sự với Bác và hình thành ý chí học tập vì đất nước, vì sự tiến bộ của bản thân.
Thực hiện Kế hoạch số 46/ KH- UBND ngày 10/9/2013 của chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020, tỉnh Hòa Bình. Ở các xã đã tạo được phong trào học tập sâu rộng, xây dựng các Câu lạc bộ khuyến học khuyến tài, tiếng trống học bài ban đêm... đã tạo ra sân chơi cho
các em HS vừa học vừa chơi, từ đó nâng cao nhận thức về vai trò của việc học đối với tương lai của các em.
Trong hương ước của làng/ xóm khi xét gia đình văn hóa đã đưa tiêu chí không có học sinh bỏ học để bình xét. Điều này, đã giúp giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng một cách đáng kể.
Các trường học tổ chức quản lý chặt chẽ sĩ số học sinh qua việc đưa cụ thể chỉ tiêu duy trì sĩ số vào tiêu chuẩn thi đua.
Bên cạnh những thuận lợi trên, việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở Huyện Kỳ Sơn cũng còn không ít khó khăn như:
Nhiều người còn xem nhẹ vấn đề học sinh bỏ học, họ cho rằng học sinh bỏ học chỉ là con số nhỏ; ngay cả một số cán bộ quản lý và giáo viên cũng nghĩ rằng học sinh bỏ học sẽ làm “nhẹ gánh”cho lớp, cho trường vì phần lớn học sinh bỏ học là học sinh yếu kém và chưa ngoan.
Còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hoặc chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học nên cho con em nghỉ học để giải quyết khó khăn trước mắt của gia đình.
Một bộ phận giáo viên hạn chế về năng lực sư phạm, cũng như tâm lý sư phạm đã gây cho học sinh sự bất mãn trong học tập, dẫn đến học yếu và bỏ học.
Một số nơi chính quyền địa phương chưa sâu sát, chưa phối hợp và hỗ trợ kịp thời cho nhà trường trong vấn đề khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
Kết luận chương 3
Giáo dục là con đường giúp cho hầu hết các nước thoát khỏi đói nghèo. Phát triển giáo dục đào tạo được coi là nền tảng và động lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Trong khi đó ở Kỳ Sơn tỉ lệ học sinh THCS bỏ học vẫn còn ở mức cao (năm học 2012 – 2013 là 2,37%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do nhiều nhân tố, gia đình, nhà trường và xã hội. Song điều đáng quan tâm là học sinh THCS bỏ học ở Kỳ Sơn lại do sự tham gia vào quá trình lao động phụ giúp gia đình. Khi các em bước vào tuổi lao động vị thành niên được tiếp xúc với đồng tiền các em thường có tư tưởng muốn khẳng định mình, coi mình là quan trọng. Hơn nữa mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo nên những thay đổi về tâm lý cho các em. Các em sẽ có tư tưởng chán học nên tất yếu sẽ dẫn đến bỏ học. Để khắc phục tình trạng này cần phải có sự phối hợp các giải pháp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN KỲ SƠN,
TỈNH HÒA BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI