Bảng 3.5: Học sinh bỏ học trong giai đoạn 2009 - 2013 Năm học Năm học Khối Năm học 2009 - 2010 Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011 - 2012 Năm học 2012 - 2013 SL TL SL TL SL TL SL TL Khối 6 6 0,32 5 0,30 7 0,42 3 0,18 Khối 7 23 1,24 19 1,12 11 0,66 7 0,43 Khối 8 16 0,87 16 0,95 9 0,54 19 1,15 Khối 9 14 0,76 11 0,65 14 0,84 10 0,61 Tổng 59 3,19 51 3,01 41 2,45 39 2,37
(Nguồn: Tính toán dựa trên cuộc điều tra thực tế 2013)
Qua bảng 3.5 chúng ta nhận thấy học sinh bỏ học có chiều hướng giảm, năm học 2009 - 2010 tỷ lệ học sinh nghỉ học chiếm 3,19% trong tổng số HS, đến năm học 2012 - 2013 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 2,37% trong tổng số HS. Nhưng số học sinh nghỉ học không giảm đều ở tất cả các trường THCS, tiêu biểu như trường THCS Yên Quang có tỷ lệ HS bỏ học giảm mạnh, Trường THCS Độc Lập có tỷ lệ học sinh bỏ học tăng từ năm học 2009 - 2010 là 2,22% đến năm 2012 - 2013 lên 2,94% so với tổng số học sinh THCS trong toàn huyện, và một số trường THCS khác cũng có mức học sinh bỏ học lên xuống theo các năm học, chỉ có 3 trường đạt chuẩn quốc gia là trường THCS Thị trấn Kỳ Sơn, trường THCS Dân Hạ và THCS Hợp Thành là vẫn giữ được mức học sinh bỏ học dưới 1% còn trườngTHCS Mông Hóa đang phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia nên tỷ lệ học sinh bỏ học cũng giảm ở mức dưới 1% [Phụ lục 1.2] . Tổng số học sinh bỏ học qua các năm học giảm nhưng không giảm đều ở tất cả các khối mà giảm mạnh nhất là ở khối 7 (từ 1,24% xuống còn 0,43%), còn giảm nhẹ đối với khối 6 và khối 9. Riêng khối 8 số học sinh bỏ học trong giai đoạn này tăng gần gấp đôi (từ 0,87% lên 1,15%) [Phụ lục
1.2]. Qua đó cho thấy tình trạng học sinh bỏ học vẫn đang biến động. Đặc biệt là số học sinh bỏ học ở khối 8. Vì ở lứa tuổi này tâm lý các em có nhiều thay đổi, là giai đoạn quá độ từ trẻ em sang người lớn với các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở cả nam và nữ. Hơn nữa, ở lứa tuổi của học sinh lớp 8, các em đã có thể lao động góp phần giải quyết những khó khăn về kinh tế, hoặc gia tăng thu nhập cho gia đình. Chính vì thế, khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế thì sẽ bắt các em bỏ học để giúp gia đình. Trường hợp gia đình không cho các em nghỉ học thì các em tự nghỉ học, vì ở tuổi này các em thường có tâm lý muốn đề cao cái tôi, đánh giá mình cao hơn thực tế và đặc biệt là muốn mọi người xem trọng mình, cộng với tình đua đòi, theo bạn bè nhưng không có đủ tiền đã đẩy học sinh lớp 8 đến con đường bỏ học để kiếm tiền giúp gia đình và đáp ứng những nhu cầu của bản thân.
Mặt khác ở tuổi của học sinh lớp 8, các em có nhu cầu được giao tiếp với bạn bè cùng lứa. Đặc biệt là bắt đầu có nhưng rung động tình cảm với bạn bè khác giới nên khi bị tổn thương tình cảm đều gây nên những xúc động mạnh về tâm lý cho các em, làm cho các em có tâm lý chán nản, thất vọng, cô đơn. Tất cả những điều đó có thể đẩy các em đi tìm những người bạn ngoài lớp học, ngoài nhà trường và một số em bị lôi kéo vào những những tệ nạn xã hội… và cuối cùng là đến con đường bỏ học. Tuy nhiên giai đoạn khó khăn này sẽ sớm trở lại bình thường, nếu gia đình và nhà trường có thể giải quyết được bằng con đường giáo dục đúng đắn, cảm thông và chia sẻ với những biểu hiện khác lạ của các em và có biện pháp giáo dục tư tưởng phù hợp.
Tỷ lệ học sinh bỏ học ở khối lớp 6 và 7 giảm, vì ở tuổi này các em còn quá nhỏ để phụ giúp việc nhà, còn quá nhỏ để ra ngoài xã hội, để bị tác động bởi những tiêu cực từ người lớn và bạn bè xấu. Hơn nữa, tâm lý của các em là mong muốn được đến trường để vui chơi cùng bạn bè cùng trang lứa. Cho nên, những học sinh bỏ học ở lứa tuổi này có thể vì điều kiện hoàn cảnh gia đình hoặc do học kém dẫn đến chán học đã đẩy các em đến con đường bỏ học ở tuổi quá nhỏ.
Học sinh lớp 9, mặc dù vẫn là đối tượng có thể giúp gia đình làm kinh tế, nhưng khi đã lên được lớp 9 thì trong tư tưởng của gia đình và bản thân học sinh đều có ý nghĩa là cố gắng học hết cấp THCS, cố gắng cầm được tấm bằng tốt nghiệp để có thể xin được việc làm, điều đó đã tạo động lực giữ chân các em ở lại trường.
3.2. Những nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh THCS huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hòa Bình của học sinh THCS huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hòa Bình
3.2.1. Nhân tố từ phía xã hội và cộng đồng
Để nâng cao chất lượng dạy và học phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn đã tìm hiểu thực trạng bỏ học của học sinh THCS và chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng này thông qua bảng số liệu sau: Bảng 3.6: Tình hình học sinh bỏ học năm học 2012 - 2013 STT Khối lớp Tổng số HS đầu năm học Tổng số HS cuối năm học Tổng số bỏ học
Chia ra theo các nguyên nhân
Chia theo thành phần Do học yếu Do ý thức kém Do GĐ ít quan tâm Do hoàn cảnh GĐ Do đi học nghề Khác Nữ DT 1 6 438 435 3 0 0 0 2 0 1 2 2 2 7 472 465 7 0 0 4 3 0 0 4 7 3 8 400 373 19 0 2 0 9 2 6 7 16 4 9 382 370 10 0 0 3 3 2 2 8 9 Cộng 1694 1646 39 0 2 7 17 4 9 21 34
* Trong 39 em thống kê bỏ học có: 02 em khối 6 chuyển về Hà Nội; 02 em khối 8 chuyển (01 về Đà Bắc, 01 đi Miền Nam) ; Đi học nghề:04; Bỏ học: 31
Qua bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy: số học sinh bỏ học là 39 học sinh chiếm tỷ lệ 2,37 %; tỷ lệ học sinh nữ bỏ học chiếm trên 50% trong tổng số học sinh nghỉ học; tỷ lệ học sinh người dân tộc bỏ học chiếm 87,2% trong tổng số học sinh bỏ học. Như vậy, tỷ lệ bỏ học của học sinh người dân tộc chiếm khoảng 2,1% trong tổng số học sinh THCS huyện Kỳ Sơn nhưng so với tỷ lệ HS bỏ học thì đây là tỷ lệ rất cao. Mặc dù, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên cho HS người dân tộc thiểu số nhưng nhìn chung người dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn và nhận thức về việc học hành của con em chưa cao. Chính vì thế, học sinh dân tộc thiểu số vẫn tiếp tục bỏ học.
Qua những con số trên, nếu chia số HS bỏ học theo các nguyên nhân thì không còn tình trạng HS bỏ học do học yếu; HS bỏ học do ý thức kém chiếm 0,12% tổng số HS nhưng xét trong tỷ lệ số HS bỏ học chiếm 5,1%; HS bỏ học do gia đình ít quan tâm chiếm 0,543% tổng số HS và 17,95 tổng số HS bỏ học; HS bỏ học do hoàn cảnh gia đình chiếm 1,03% tổng số HS và 43,59% số HS bỏ học; HS bỏ học đi học nghề 0,24% tổng số HS và 10,2% số HS bỏ học; Có 9/39 HS bỏ học do các nguyên nhân khác chiếm 23,08% tổng số HS bỏ học. Như vậy, nguyên nhân chính khiến học sinh nghỉ học là do hoàn cảnh gia đình với 17/39 học sinh bỏ học (43,59%).
Để nhận biết được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của HS THCS trên địa bàn huyện, nhằm có biện pháp khắc phục tình trạng HS bỏ học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến 20 cán bộ địa phương thuộc các xã có tỷ lệ HS bỏ học cao: Yên Quang, Dân Hòa, Phú Minh, Phúc Tiến, Hợp Thịnh.
Đánh giá tần suất quan trọng của các giải pháp ở 4 cấp độ: thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi, không bao giờ
Chúng tôi đã cấp phát 20 phiếu xin ý kiến của các trưởng thôn của 5 xã của huyện Kỳ Sơn có tỷ lệ HS nghỉ học cao. Kết quả tổng hợp được trong các phiếu thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.7: Khảo sát mức độ đánh giá của các giải pháp
TT Các giải pháp Mức độ đánh giá (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 1 Đề cập vấn đề giáo dục trong các cuộc họp dân 1 5% 2 10% 13 65% 4 20% 2 Chính quyền, đoàn thể vận động
HS bỏ học quay lại trường
1 5% 15 75% 4 20% 0 0% 3 Ảnh hưởng của phong tục, tập
quán địa phương tới việc học
0 0% 12 60% 8 40% 0 0% 4 Mức độ tham gia lao động phụ
giúp gia đình của trẻ em
16 80% 2 10% 2 10% 0 0% 5 HS bị bắt nghỉ học ở nhà 0 0% 2 10% 3 15% 15 75%
(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013)
Như vây, thông qua các hoạt động xã hội, đặc biệt là các cuộc họp dân ở các xóm vấn đề giáo dục rất ít được đề cập tới. Các trường hợp HS bỏ học thỉnh thoảng mới nhận được sự động viên quay lại trường của chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể. Hơn nữa,các phong tục, tập quán và hoạt động xã hội ở địa phương thi thoảng cũng gây ảnh hưởng đến việc học của học sinh, do HS muốn tham gia vào các hoạt động đó nên có tư tưởng không muốn đi học. Ở các địa phương nông thôn kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên trẻ em thường phải tham gia lao động để phụ giúp gia đình (chiếm 80% kết quả điều tra). Thậm chí vẫn còn có những gia đình bắt trẻ em phải nghỉ học ở nhà để lao động sản xuất vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn mặc dù tỷ lệ đó không lớn, khoảng 10%.
3.2.2. Nhân tố từ phía nhà trường
Kỳ Sơn là một huyện miền núi của tỉnh, dân số ít và số người dân tộc chiếm 70% tổng số dân trong toàn huyện. Mỗi xã, thị trấn của huyện chỉ có 1 trường THCS (trừ xã Dân Hạ có 1 trường THCS và 1 trường PTCS), trường học nhiều nơi không bám sát dân, có xóm học sinh phải đi học 4 -5 km mới đến trường như ở xóm Chằm Cun, xóm Mùn 6 của xã Yên Quang, xóm Nhả xã Hợp Thành, xóm Trung Thành của xã Hợp Thịnh, Thậm chí có xã học sinh đến trường phải đến 7 - 8 km như xóm Vật Lại, xóm Mom xã Phú Minh, xóm Tôm của xã Hợp Thịnh, xóm Can xã Độc Lập. Đây cũng là một trong những trở ngại đối với việc đi học của HS. Đặc biệt, về mùa mưa, một số xóm phải qua suối, gặp nước lũ không thể đến trường được, ảnh hưởng không nhỏ đến việc bỏ học. Hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện đều có tỷ lệ HS bỏ học từ 2 đến 3% tổng số HS trong toàn trường. Mặc dù tỷ lệ này không phải là lớn. Nhưng nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua quá trình khảo sát, lấy ý kiến của 60 cán bộ, giáo viên công tác tại các trường THCS trên địa bản huyện thì địa bàn xa không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh. Đa số học sinh nghỉ học là con của nông dân.
Bảng 3.8: Nghề nghiệp của bố mẹ và tình trạng bỏ học TT Nghề nghiệp của bố mẹ HS Số lượng Tỷ lệ % TT Nghề nghiệp của bố mẹ HS Số lượng Tỷ lệ %
1 Nông dân 36 60,00
2 Buôn bán 7 11,67
3 Công chức, viên chức 2 3,33
4 Công nhân, thủ công 4 6,67
5 Nghề tự do 11 18,33
Tỷ lệ học sinh bỏ học là con của nông dân chiếm 60 %. Kinh tế của địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và làm nương do vậy cần nhiều nhân lực. Đến mùa vụ thậm chí các gia đình còn phải thuê thêm lao động, việc trẻ em phải tham gia lao động phụ giúp gia đình thường xuyên cũng gây ảnh hưởng đến việc học tập của con cái.Và việc bỏ học là điều không thể tránh khỏi.
Trong giai đoạn hiện nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách xóa đói giảm nghèo, đời sống của nhân dân đã được cải thiện nên tình trạng bỏ học của HS thuộc những hộ có thu nhập thấp đã giảm đi.
Bảng 3.9: Tỷ lệ học sinh bỏ học theo hoàn cảnh gia đình
TT Hoàn cảnh gia đình Số lượng Tỷ lệ %
1 Thu nhập thấp 12 20,00
2 Trung bình 43 71,67
3 Mức khá trở lên 5 8,33
(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013)
Ở Kỳ Sơn, tỷ lệ học sinh nghỉ học thuộc những gia đình có mức thu nhập trung bình chiếm tỷ lệ cao 71,67%. Đây là vấn đề đáng quan tâm vì so với những địa phương khác qua các nghiên cứu như ở Kon Tum, Trà Vinh, Sơn La... thì tỷ lệ học sinh nghỉ học chủ yếu là thuộc thành phần gia đình có mức thu nhập thấp còn ở huyện Kỳ Sơn thì lại không phải điều đó. Phải chăng, đó là xuất phát từ việc so sánh lợi ích của việc học so với chi phí của quá trình đi học của con em mình. Hơn nữa, ở Kỳ Sơn tâm lý coi việc học là không quan trọng vẫn còn ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Nhiều người cho rằng con em họ chỉ cần học vừa phải rồi tiếp tục công việc lao động sản xuất nông nghiệp của gia đình thì đời sống của con em mình vẫn được đảm bảo. Nếu chịu khó lao động, sản xuất thì cũng thoát được khỏi đói nghèo. Theo ý kiến
của các giáo cán bộ giáo viên thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc học sinh bỏ học là do hoàn cảnh gia đình
Bảng 3.10: Nguyên nhân học sinh bỏ học nhìn từ phía cán bộ, giáo viên
TT Nguyên nhân bỏ học Số lượng Tỷ lệ %
1 Học lực kém 2 3,33
2 Bất mãn với thầy cô 0 0,00
3 Mâu thuẫn với bạn bè 1 1,67
4 Tai nạn rủi ro 0 0,00
5 Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn 39 65,00
6 Giao thông không thuận lợi 2 3,33
7 Học xong không tìm được việc làm 0 0,00
8 Gia đình không hòa thuận 5 8,33
9 Bố mẹ không quan tâm 8 13,33
10 Lý do khác: di cư... 3 5,00
(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013)
Nếu học sinh bỏ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn thì trách nhiệm là của xã hội, gia đình, bản thân học sinh và nhà trường; Nếu học sinh bỏ học vì học lực yếu kém thì trách nhiệm phần lớn thuộc về nhà trường, phần còn lại là bản thân học sinh và gia đình học sinh. Trách nhiệm của nhà trường là tạo mọi thuận lợi cho học sinh được học và học được. Nếu các em học yếu kém thì trách nhiệm của nhà trường phải tổ chức phụ đạo, dạy kèm cho HS, hoặc phải đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên sao cho phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh. Hơn nữa, nhà trường còn phải kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh nắm bắt kịp thời tình hình học tập ở nhà, báo cho cha mẹ học sinh biết được tình hình học tập ở trường, chuyển biến tình cảm của các em để kịp thời uốn nắn sửa chữa. Nhưng để khắc phục tình trạng học sinh bỏ
học lại là trách nhiệm của nhà trường. Do vậy cần phải nắm được những dấu hiệu biểu hiện của HS có nguy cơ bỏ học để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Bảng 3.11: Những biểu hiện của học sinh có nguy cơ bỏ học
TT Những dấu hiệu Số lượng Tỷ lệ %
1 Nghỉ học nhiều ngày không có lý do 35 58,33 2 Đi học không chép bài, biểu hiện chán nản,
mệt mỏi
13
21,67
3 Không nghe lời thầy cô 2 3,33
4 Tâm sự về khả năng bỏ học 2 3,33
5 Dấu hiệu khác: trốn tiết, ngủ trong lớp... 8 13,33