Những biểu hiện của học sinh có nguy cơ bỏ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở kinh tế xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 78 - 80)

TT Những dấu hiệu Số lượng Tỷ lệ %

1 Nghỉ học nhiều ngày không có lý do 35 58,33 2 Đi học không chép bài, biểu hiện chán nản,

mệt mỏi

13

21,67

3 Không nghe lời thầy cô 2 3,33

4 Tâm sự về khả năng bỏ học 2 3,33

5 Dấu hiệu khác: trốn tiết, ngủ trong lớp... 8 13,33

(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013)

Để ngăn ngừa tình trạng HS bỏ học đối với giáo viên cần phải nắm rõ tâm lý và các dấu hiệu khiến HS có nguy cơ bỏ học để từ đó tuyên truyền, vận động HS quay trở lại trường kịp thời. Đặc biệt khi thấy dấu hiệu học sinh nghỉ học nhiều ngày không có lý do, giáo viên cần phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao HS nghỉ học dài ngày và từ đó có biện pháp giúp đỡ HS quay lại trường tiếp tục đi học, vì đây là dấu hiệu cơ bản nhất để phát hiện kịp thời những học sinh bỏ học (chiếm 58,33%).

3.2.3. Nhân tố từ phía gia đình

Tổng hợp ý kiến của 50 phụ huynh học sinh có con trong độ tuổi THCS, chúng ta thấy nguyên nhân cản trở việc học tập của các em là do nhận thức về vai trò của quá trình học tập và trình độ học vấn của cha mẹ thấp nên ảnh hưởng đến tâm lý học tập của con cái.

Bảng 3.12: Nguyên nhân học sinh bỏ học nhìn từ phụ huynh học sinh

TT Nguyên nhân bỏ học Số lượng Tỷ lệ %

1 Trình độ học vấn của bố mẹ 10 20,00

2 Mức thu nhập thấp 11 22,00

3 Gia đình đông con 3 6,00

4 Phải tham gia lao động phụ

giúp gia đình 19 38,00

5 Gia đình không hòa thuận 1 2,00

6 Giao thông không thuận lợi 0 0,00

7 Mức học phí 0 0,00

8 Phong tục tập quán 0 0,00

9 Học xong không có việc làm 3 6,00

10 Lý do khác: ham chơi, yêu

sớm, bị bạn rủ rê... 3 6,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013)

Như vậy yếu tố trẻ em phải tham gia lao động phụ giúp gia đình sớm là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh, chiếm 38%, tiếp đến là do trình độ của bố mẹ hạn chế và mức thu nhập của gia đình cũng là những yếu tố chi phối tình trạng bỏ học của học sinh. Còn những khó khăn do điều kiện tự nhiên như hệ thống đường giao thông đi lại học tập của học sinh và mức học phí không phải là nguyên nhân của tình trạng này. Chính sách của Đảng và Nhà nước là miễn giảm học phí cho con em dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng 135, con em gia đình chính sách và mức

Bảng 3.13: Những khó khăn của gia đình khi cho con đi học

TT Những khó khăn Số lượng Tỷ lệ %

1 Gia đình neo đơn 10 20,00

2 Không đủ kiến thức để dạy con 32 64,00

3 Mức đóng góp của trường 5 10,00

4 Những khó khăn khác: điều kiện kinh tế

gia đình... 3 6,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013)

Hiện nay Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho những gia đình khó khăn để xóa đói giảm nghèo, mức thu nhập của các gia đình đã tăng lên đáng kể đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân. Khi điều kiện kinh tế gia đình không còn là trở ngại đối với việc học của trẻ em và mức học phí coi như là không đáng kể thì khó khăn lớn nhất đối với cá gia đình có con đi học là tâm lý không đủ kiến thức để dạy con (64%). Điều đó, đã không tạo được động lực để giúp các em phấn đấu học tập, làm cho hành trang cuộc sống của các em bị hạn chế bởi trình độ học vấn. Đây là báo động về tình trạng nguồn nhân lực kém chất lượng trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở kinh tế xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện kỳ sơn, tỉnh hòa bình (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)