6. Cấu trúc của luận văn
2.1. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử sử
Đây là phương pháp luận đặc trưng trong các công trình nghiên cứu khoa học đặc biệt là khoa học xã hội, làm cơ sở trong nghiên cứu của toàn bộ luận văn. Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề học sinh bỏ học ở huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hòa Bình. Để có được kết quả nghiên cứu khách quan, luận văn đã tuân thủ yêu cầu của phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Đặc biệt, khi tác giả cố gắng xem xét tình trạng bỏ học của học sinh THCS ở Kỳ Sơn trong mối liên hệ nhân quả với các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, gắn liền giữa điều kiện xã hội với gia đình, nhà trường cũng như bản thân học sinh. Việc phân tích cũng cố gắng bám sát với điều kiện lịch sử - cụ thể của huyện Kỳ Sơn hiện nay.
2.1.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học gắn liền với phương pháp logic và lịch sử pháp logic và lịch sử
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế chính trị. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn phát hiện nhiều vấn đề thực tiễn đôi khi chưa phản ảnh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Do đó, phải sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để đi sâu vào yếu tố bản chất nhất trong các yếu tố quyết định tình trạng đi học/ bỏ học của học sinh. Từ đó, đưa ra được các giải pháp để khắc phục tình trạng bỏ học của HS THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn nói riêng và tình trạng bỏ học của học sinh nói chung một cách hiệu quả nhân.
Phương pháp trừu tượng hoá khoa học cũng đòi hỏi gắn liền với phương pháp kết hợp logic và lịch sử bởi trong những bối cảnh lịch sử khác nhau, tùy nguyên nhân bỏ học khác nhau mà đưa ra các giải pháp cho phù hợp trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
2.1.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Luận văn sử dụng phương pháp này trong toàn bộ quá trình nghiên cứu để phân tích rõ cơ sở kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.
Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để thẩm định, giải quyết những vấn đề gai góc, những vấn đề còn tranh cãi, chưa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học. Phân tích tổng hợp giúp chúng ta nhận ra những lỗ hổng của các nghiên cứu trước, những lĩnh vực nào cần nghiên cứu hoặc chứng minh thêm.
Thông thường phân tích tổng hợp là hai quá trình của một vấn đề, chúng không thể tách rời nhau mà hợp lại để bổ trợ cho nhau. Phân tích là việc phân chia từng yếu tố cấu thành của môi trường đầu tư ra thành những bộ phận thành phần để đánh giá một cách chi tiết có những tác nhân ảnh hưởng tới tình trạng bỏ học của HS. Phân tích là giai đoạn cần thiết của bất cứ một quá trình nghiên cứu nào. Tổng hợp là việc xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng như những quy luật tác động qua lại
giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của HS. Tổng hợp có được nhờ kết quả phân tích, sau đó kết hợp lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất. Với phương pháp phân tích tổng hợp chúng ta có cơ hội để xem xét những nghiên cứu nào đã được tiến hành để giải các vấn đề có liên quan tới tình trạng bỏ học của HS, kết quả của nghiên cứu đó như thế nào, hệ thống các tiêu chí xác định các nguyên nhân bỏ học mà các kết quả nghiên cứu trước đây có được. Trên cơ sở phân tích tổng hợp đó để phát hiện những lỗ hổng trong nghiên cứu của đề tài. Để phân tích tổng hợp đạt kết quả cao, vấn đề quan trọng nhất là lựa chọn dữ liệu để nghiên cứu và phân tích.
Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu phân tích làm rõ các vấn đề liên quan tới tình trạng bỏ học của học sinh giai đoạn từ 2009 đến 2013, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện hơn nữa tình trạng bỏ học của HS THCS của huyện Kỳ Sơn trong thời gian tới.
2.1.4. Các phương pháp nghiên cứu khác
Ngoài ba phương pháp chủ yếu trên, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp mô hình hóa, thống kê và so sánh… để có được bức tranh tổng hợp về cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng HS THCS bỏ học.