II. Đánh giá cho điểm:
c. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào, bởi vì, con người trực tiếp điều hành và tham gia vào quá trình sản xuất. Máy móc, thiết bị dù có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tự mình vận hành mà không cần đến bàn tay, khối óc của con người. Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố chính để đánh giá sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Theo “ Kim Chỉ Nam” này, Công ty thương mại Hoàng Giang luôn coi trọng nguồn nhân lực và đặt con người lên vị trí trung tâm hướng tới xây dựng môi trường làm việc gắn kết, chuyên nghiệp và nhân văn.
Nguồn nhân lực luôn là nhân tố có tính chất quyết định đến sức mạnh, năng lực cạnh tranh và sự phát trển bền vững. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực. Tình hình mới yêu cầu lao động trong ngành phải đổi mới để thích nghi, nâng cao kỹ thuật để có thể cạnh tranh và phát triển, nhất là máy móc tự động hoá ngày càng được nhiều công ty, doanh nghiệp …. đưa vào sử dụng nhiều hơn. Việc chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị sẽ tạo nền móng vững chắc giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, do đó xu hướng đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được Công ty TNHH Thương mại Hoàng Giang hết sức chú trọng đến.
Công ty TNHH Thương mại Hoàng Giang đầu tư con người qua 3 hình thức: Thứ nhất, đầu tư ứng tuyển vị trí mới: Doanh nghiệp dần dần áp dụng KH-CN ngày càng tiên tiến hiện đại nên sẽ cần thêm một nhân viên kỹ thuật có kiến thức am
trường hợp bị trục trặc kỹ thuật sẽ dễ dàng giải quyết hơn.
Thứ hai, đầu tư đào tạo bổ sung: Do Khoa học công nghệ ngày càng phát triển cùng với sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu theo đó có sự biến động của thị trường ngành nghề …. Dẫn đến, những kỹ năng công việc cũ không còn phù hợp nữa nên Doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo lại cho họ kiến thức mới, kỹ năng mới để có thể nâng cao theo kịp CN 4.0 đảm nhận được công việc.
Thứ ba, đào tạo nâng cao: Trang bị thêm cho họ kiến thức và kinh nghiệm để họ có cơ hội phát triển đảm nhiệm vị trí cao hơn trong thời gian tới. Hình thức đào tạo này có thể do tổ chức mở rộng quy mô hoạt động, cần đào tạo thêm đội ngũ cán bộ quản lý hoặc nhu cầu nâng cao tay nghề của người lao động. Thường được áp dụng với những người đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ hiện tại của mình.
Hằng năm, Công ty luôn dành cho công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một khoản kinh phí nhất định, tùy vào kế hoạch và nhu cầu của Công ty trong từng thời điểm cụ thể; đồng thời với việc tiến hành đào tạo tại chỗ thông qua hình thức kèm cặp, chỉ dẫn kinh nghiệm của cán bộ lâu năm cho cán bộ trẻ thì Công ty cũng tiến hành gửi cán bộ nhân viên tham gia các lớp đào tạo trung và ngắn hạn để họ kịp thời tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất.
Phát triển nguồn nhân lực mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp lẫn người lao động
+ Với doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực mang lại những lợi ích sau:
Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và chất lượng thực hiện công việc.
Giảm bớt nhân lực và tài chính cho quá trình giám sát vì người lao động được
đào tạo sẽ có khả năng tự giám sát.
Nâng cao tính ổn định và sự năng động của tổ chức
Duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng tiến bộ KH-KT và quản lý vào hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Nếu việc phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp hiệu quả có thể thu hút và
lòng hơn với công việc.
+ Với người lao động, phát triển nguồn nhân lực mang lại những lợi ích sau:
Tạo sự gắn bó, mối liên kết giữa người lao động với doanh nghiệp.
Giúp người lao động chuyên nghiệp hơn khi thực hiện công việc.
Giúp người lao động dễ dàng thích ứng hơn với công việc hiện tại và tương lai.
Phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.
Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người lao động.
Giải pháp hiệu quả cho phát triển nguồn nhân lực
Tạo động lực cho nhân viên: Khen ngợi, ghi nhận và hỗ trợ cho công việc khó
khăn và thành công của tất cả nhân viên, ngay cả khi nhân viên mới làm được một khoảng thời gian ngắn nhằm tạo ra một môi trường làm việc năng động và hiệu quả.
Đối đãi công bằng: Nhiều nhân viên rất coi trọng sự công bằng trong lương
thưởng của Công ty, điều này được thể hiện đầu tiên trong tiền lương của nhân viên. Doanh nghiệp phải đưa ra mức lương để trả thêm phí làm thêm giờ mà nhân viên cho là hợp lý dựa trên khả năng của cá nhân.
Phát triển người quản lý thành cố vấn chuyên môn cho các nhân viên:
Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ rất khó kiểm soát chặt chẽ hoạt động phát triển nguồn lực nhân sự, những nổ lực của nhân viên. Vì vậy, quản lý là người giúp bạn theo dõi và đánh giá đúng mức độ tiến bộ của từng nhân viên trong lộ trình thăng tiến của cá nhân. Đồng thời, họ cũng là người thúc đẩy và tạo động lực trực tiếp cho nhân viên.