Làm gãy không gian giữa hai điểm (BREAK)

Một phần của tài liệu Giáo trình autocad chuyên ngành (Nghề hàn - Cao Đẳng) phần 1 (Trang 81)

Bài 4 : Tạo và chỉnh sửa một đối tượng

5.3. Làm gãy không gian giữa hai điểm (BREAK)

Lệnh Break giống như lệnh Trim cũng được dùng để cắt một phần đối tượng nhưng không cần đối tượng làm mặt phẳng cắt.

Truy xuất lệnh bằng các cách sau: - Trên thanh công c ụ:

- Menu: Modify \ Break

- Nhập vào từ dòng Command: Break hoặc Br Command: Br ↲ + Select object: chọn đối tượng để cắt

+ Enter second point (or F for first point): chọn điểm thứ hai giới hạn phần được xóa. Nếu chọn đối tượng bằng một điểm, điểm đó được mặc định là điểm thứ nhất giới hạn phần được xóa.

Nếu trả lời F thìAutoCad s ẽ yêu cầu xác định lại điểm thứ nhất và điểm thứ hai giới hạn phần xóa.

Enter first point: chọn điểm cắt thứ nhất Enter second point: chọn điểm cắt thứ hai

Điểm thứ hai không nhất thiết phải nằm trên đối tượng, khi đó AutoCad sẽ lấy điểm trên đối tượng gần điểm thứ hai nhất.

81

Khi đối tượng là một đường tròn thìl ệnh Break sẽ xóa từ điểm thứ nhất tới điểm thứ hai theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Để thực hiện lệnh trên command ta gọi BREAK (lệnh tắt BR) hoặc vào Modify >> Break

Trên command xuất hiện :

- BREAK Select object : Chọn đối tượng để thực hiện lệnh ( điểm click

trên đối tượng là điểm thứ nhất )

- BREAK Specify second break point or [First point] : Chọn điểm thứ hai để thực hiện xén đối tượng

Nếu ta chọn tham số F (First point)

- BREAK Specify first break point : Chọn lại điểm thứ nhất - BREAK Specify second break point : Chọn điểm thứ hai

Trong trường hợp điểm thứ nhất và điểm thứ hai trùng nhau thì đối tượng bị chia làm hai tại điểm chọn

Có một cách khác để chia đối tượng làm hai là :

- BREAK Specify second break point : Lúc chọn điểm thứ hai ta gõ ” @ ”

82

Đối với các hình cơ bản khép kín thì vùng xén từ điểm thứ nhất đến điểm thứ hai, sẽ đi theo chiều kim đồng hồ

Riêng hình CIRCLE sẽ ngược chiều kim đồng hồ

5.4. Joining để nối vào một đối tượng(JOIN)

Lệnh Join – lệnh J nối liền các đường nét trong Cad

Lệnh Join – lệnh J nối liền các đường nét trong Cad. Giúp người dùng nối các đoạn thằng là đường line.. kết dính lại với nhau,

Cách sử dụng lệnh: Gõ j => enter => chọn 2 đường line trên cùng 1 đường thẳng => enter.

83

Lệnh Join có 2 cách sử dụng và ứng dụng 2 cách khác nhau rõ rệt

Cách 1:

Gõ J => enter => chọn cách đối tượng cần join => enter Ở cách này bạn có thể nói 2 đường thẳng đứt khúc với nhau

Cách 2:

Chọn tất cả đối tượng muốn join => Gõ J => Enter

Ở cách này bạn KHÔNG thể nối 2 đường thẳng đứt khúc

5.5. Trộn đường cong curve blending nối hai điểm mở bằng vòng cung mềm (BLEND)

Blend Cuvers – Ble – gần giống với Fillet nhưng nó cho phép nối các đường thằng, đường cong với nhau bằng một đường cong tự do.

84

1. Gõ nhập lệnh tắt BLE (Blend Cuves) 2. Click chọn 2 đối tượng cần nối

Chọn 2 đối tượng cần nối với nhau rồi nhấn phím cách

5.6. Tạo và chèn một khối block 5.6.1. Tạo block

Lệnh tắt là B.

Nhập lệnh B => Enter

Cửa sổ Block Definition hiện lên.

Thẻ Name: Nhập tên của block mà bạn muốn tạo Thẻ Base point: Điểm chèn gốc

Lựa chọn Pick point để Pick trực tiếp lên đối tượng để lựa chọn điểm chèn gốc Thẻ Objects: Đối tượng

Lựa chọn Select Object: Để lựa chọn đối tượng bằng cách quét chọn đối tượng Thẻ Behavior:Lựa chọn Annotative: Lựa chọn Block hỗ trợ sang Layout. Lựa chọn Allow exploding: Cho phép phá khối Bock khi cần

Thẻ Setting:

Mục Bock Unit: Lựa chọn đơn vị cho Block

Mục Open in block editor: Cho phép mở cửa sửa đối tượng Block.

Trong Autocad còn có loại Block khác gọi là Block attribute. Tính chất

và cách thức tạo Block attribute khác với kiểu Block mà bạn được hướng dẫn

85

5.6.2. Chèn Block

Có hai cách sử dụng lệnh Insert. Sử dụng thẻ insert trong thẻ Ribbon

Nhập lệnh insert trên màn hình làm việc của autocad.

Cách 1:

Sử dụng thẻ insert trong khung Ribbon.

Tại tab Insert trong thẻ Ribbon bạn click chọn biểu tượng Insert như hình dưới.

Khi click vào mũi tên sổ xuống của biểu tượng Insert, chúng ta sẻ mở một cửa sổ chứa tất cả những block chúng ta đã tạo cùng với những block chúng ta đã import vào bản vẽ đó.

86

Để lựa chọn và chèn Block đó vào bản vẽ, bạn chỉ cần click chuột trái chọn block bạn muốn chọn sau đó kéo ra bản vẽ và click để định vị tọa độ vị trí của block trong bản vẽ. Khia bạn click chọn tọa độ vị trí của block thì điểm Insert point của block sẽ là điểm được định vị. Để biết rõ về điểm Insert point bạn nên xem lại bài hướng dẫn tạo Block.

Cách 2:

Nhập lệnh insert trên màn hình làm việc của autocad. Nhập lệnh Insert để gọi hộp thoại Insert.

Ins => Enter

Cửa sổ Insert hiện lên.

Để lựa chọn đối tượng Block chúng ta click vào mũi tên sổ xuống trong thẻ Name

Tại thẻ Scan:

Các mục X, Y, Z là phương của hệ trục tạo độ. Những lựa chọn này cho phép chúng ta định vị trí của đối tượng Block sang bên phải hoặc bên trái của trục X, Y, Z của hệ trục bằng cách nhập vào giá trị 1 hoặc -1. Ví dụ: Tại trục X, Nếu nhập vào giá trị là 1 thì Block sẽ nằm về bên phải trục X, nếu nhập vào giá trị là -1 thì block sẽ nằm về bên trái trục X. Tương tự với các trục Y và Z.

Tại thẻ Rotation:

Muc Angle: Cho ta định góc quay của đối tượng Block.

Ví dụ: Nếu chúng ta muốn chèn Block quay một góc + hoặc – 90 độ so với góc quay của Block muốn chèn thì chúng ta nhập giá trị đó vào mục Angle.

Trong hình ảnh trên, Block được chèn với giá trị X là -1 và Angle là 90. Bạn nên xem thêm bài hướng dẫn chèn Block nâng cao để tìm hiều cách chèn Block theo dãy hoặc theo hàng.

87

5.7. FILLET và CHAMFER

5.7.1. Lệnh FILLET bo trong mép đối tượng

Lệnh Fillet giúp ta vẽ nối tiếp hai đoạn thẳng (hay đoạn thẳng với cung tròn hoặc cả hai đều là cung tròn) bởi một cung tròn theo bán kính mà ta định sẵn. Truy xuất lệnh bằng các cách sau:

- Trên thanh công c ụ: - Menu: Modify \ Fillet

- Nhập vào từ dòng Command: Fillet hoặc F Command: F ↲

+ Current settings: Mode = TRIM, Radius = 0.0000 (các tham số hiện tại của CAD) Polyline/Radius/Trim/<Select first object>:

+ <Select first object>: mặc định là chọn đoạn thẳng thứ nhất để fillet, tiếp đó AutoCAD sẽ đưa tiếp dòng lệnh:

+ Select second object: chọn đoạn thẳng thứ hai để fillet

Polyline: nếu đoạn thẳng ta cần bỏ cung thuộc polyline, chọn tuỳ chọn này AutoCAD sẽ tự động bỏ tất cả các đoạn thẳng nối tiếp nhau trong polyline bởi các cung có bán kính định trước.

Radius: gõ R để định lại bán kính cung tròn. Khi giá tr ị R = 0, lệnh Fillet được dùng như là lệnh Trim (nếu 2 đối tượng giao nhau và có phần thừa của hai đoạn thẳng), khi ta click vào hai đoạn thẳng thìph ần ta click sẽ được giữ lại và phần kia sẽ bị cắt (nếu Trim được chọn, ngược lại vẫn giữ nguyên); đặc biệt khi hai đoạn thẳng cần hiệu chỉnh song song, chúng sẽ nối nhau bởi nửa đường tròn có đường kính là kho ảng cách giữa hai đoạn thẳng đó.

5.7.1.1. Cách gọi lệnh FILLET trong CAD lệnhtạođường bo góc trong CAD

Muốn tạo đường bo góc trong CAD ta có các cách sau: - Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh FILLET hoặc F

- Cách 2: vào menu Modify trên thanh công cụ, chọn FILLET

Ý nghĩa:

- Lệnh FILLET dùng để tạo bo góc (vẽ nối tiếp) bởi cung tròn giữa hai đối tượng: - Arcs, circles, elliptical arcs, lines, polylines, rays, splines, or xlines bằng một cung tròn có bán kính (radius) xác định.

88

5.7.1.2. đồ cách thực hiên tạođường bo góc trong CAD

Chú ý:

Sự thay đổi bán kính cung tròn dùng để bo góc hai đối tượng sẽ ảnh hưởng đến những lần bo góc tiếp theo, ta không cần phải nhập lại bán kính nếu như bán kính cung tròn để bo góc những lần tiếp theo có cùng bán kính ta nhập lúc đầu.

Nếu ta nhập giá trị bán kính cung tròn bo góc (cung vẽ nối tiếp) quá lớn

hoặc quá nhỏ so với khoảng cách giữa hai đối tượng cần Fillet thì AutoCAD sẽ không thực hiện lệnh Fillet được.

89

Khi Radius = 0.0000 nếu ta thực hiện lệnh Fillet thì AutoCAD sẽ xén hoặc

kéo dài các đối tượng được chọn đểFillet. Nhưng đối với cung tròn thì không xảy ra.

Ta có thể vẽ cung tròn nối tiếp 2 đối tượng song song mà không cần phải nhập bán kính cung tròn bo góc. Bán kính cung tròn bo góc mà AutoCAD chọn là ½ khoảng cách giữa hai đối tượng song song.

5.7.1.3. Các lựachọnlệnhtạođường bo góc trong CAD

a. Radius: Lựa chọn này dùng để thiết lập bán kính của cung tròn bo góc.

Gíá trị bán kính mà bạn nhập vào sẽ trở thành giá trị bán kính cho các lần thực hiện hiện lệnh Fillet Ta có thể thay đổi giá trị này mà không ảnh hưởng đến bán kính của các cung bo góc trước đó.

Command: FILLET (F) – Enter

Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: R – Enter

Specify fillet radius <0.0000>: Nhập bán kính – Enter

b. Polyline: Lựa chọn này dùng để bo góc các đỉnh của Polyline trong mặt phẳng 2D. AutoCAD sẽ bo góc các phân đoạn giao nhau tại mỗi đỉnh của

90

Nếu trong Polyline có phân đoạn cung tròn Polyline thì khi thực hiện lệnh Fillet với lựa chọn Polyline thi AutoCADsẽ xóa phân đoạn cung tròn đó và thay bằng cung tròn Fillet.

Khi thực hiện lệnh này ta phải thiết lập giá trị bán kính bo góc trước khi sử dụng lựa chọn

Nếu Polyline đó bao gồm những phân đoạn quá ngắn so với bán kính cung

bo góc thì những phân đoạn đó sẽ không được bo góc.

Command: FILLET (F) – Enter

Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: R ¿.

Specify fillet radius <0.0000>: Nhập bán kính (= 5) ¿.

Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: P ¿.

Select 2D polyline: Kích chọn Polyline cần bo góc.

c. Trim / No Trim: Khi thực hiệnh lệnh Fillet thì chế độ (Mode =

TRIM) được mặc định.

Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: T – Enter

Enter Trim mode option [Trim/No trim] <Trim>:

Khi ta nhập N – Enter (chọn No Trim) thì AutoCAD sẽ không xén phần thừa của các cạnh sau khi Fillet (Hình 5c).

Khi ta nhập T – Enter (chọn Trim) thì AutoCAD sẽ xén phần thừa của các cạnh sau khi Fillet.

91

d. Multiple: Lựa chọn này cho phép ta bo góc một hoặc nhiều đối tượng

Polyline hoặc không phải là Polyline với cùng một thông số bán kính cung bo

góc mà không cần phài gọi lại lệnh.

Khi thực hiện lệnh này ta phải thiết lập các giá trị bán kính cung bo góc trước khi sử dụng lựa chọn Multiple.

Command: FILLET (F) – Enter

Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: R – Enter

Specify fillet radius <0.0000>: 5 – Enter

Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: U – Enter

Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: Kích chọn đối

tượng L1 (Hình 6b).

Select second object: Kích chọn đối tượng L2 (Hình 6b).

Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: Kích chọn đối

tượng L3 (Hình 6b).

Select second object: Kích chọn đối tượng L4 (Hình 6b).

Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: Kích chọn tiếp đối

92

5.7.1.4.Ví dụ

-Dùng lệnh FILLE để hiệu chỉnh hình (Hình 7a) sau với bán kính cung bo góc là R = 5 và không xén (No Trim) phần thừa sau khi bo góc.

- Command: FILLET (F) – Enter

+ Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: R Enter

+ Specify fillet radius <0.0000>: 5– Enter

+ Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: T– Enter

+ Enter Trim mode option [Trim/No trim] <Trim>: N Enter

+ Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: U Enter

+ Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: Kích chọn đối tượng L1 (Hình 7b).

+ Select second object: Kích chọnđốitượng L2 (Hình 7b).

+ Select first object or [Polyline/Radius/Trim/mUltiple]: Kích chọn đối tượng L1 (Hình 7b).

+ Select second object: Kích chọnđốitượng L3 (Hình 7b).

93

5.7.2. Lệnh CHAMFER vát mép đốitượng

Lệnh Chamfer dùng để tạo một đoạn xiên giữa hai đoạn thẳng hay nói khác đi là vát mép hai đoạn thẳng. Truy xuất lệnh bằng các cách sau:

- Trên thanh công c ụ: - Menu: Modify \ chamfer

- Nhập vào từ dòng Command: Chamfer Command: CHA ↲

+ (TRIM mode) Current chamfer Dist1 = 10.0000, Dist2 = 10.0000 Polyline/Distance/Angle/Trim/Method/<Select first line>: Chọn 1 phương thức

+ <Select first line>: mặc định là chọn đoạn thứ nhất

Select second line: chọn đoạn thứ hai

+ Distance: dùng l ựa chọn này để nhập giá trị hai khoảng cách (từ điểm giao

nhau của hai đoạn thẳng cần Chamfer đến hai điểm nối của đường xiên với hai đoạn thẳng).

+ Angle: lựa chọn này cho phép ta nhập giá trị khoảng cách thứ nhất và

góc của đường vát mép hợp với đường thứ nhất.

5.7.2.1. Cách gọi lệnh CHAMFER trong CAD lệnh tạo đường vát góc trong CAD

Muốn tạo đường vát góc trong CAD ta có các cách sau: - Cách 1: từ bàn phím nhập lệnh CHAMFER hoặc CHA

- Cách 2: vào menu Modify trên thanh công cụ, chọn CHAMFER

Ý nghĩa: Lệnh Trim dùng để xén một đoạn đối tượng được giới hạn bởi các đối tượng được chọn làm cạnh biên.

94

5.7.2.3. Chú ý:

Nếu ta nhập giá trị khoảng cách góc vát quá lớn hoặc quá bé so với các cạnh cần Chamfer thì AutoCADsẽ không thực hiện lệnh Chamfer được.

Khi Dist1 = 0.0000, Dist2 = 0.0000 nếu ta thực hiện lệnh vát góc thì đối

tượng được ta chọn để vát góc sẽ kéo dài và giao nhau (Hình 2).

5.7.2.4. Các lựachọn

a. Distance: Lựa chọn này dùng để thiết lập khoảng cách cạnh thứ nhất và

cạnh thứ hai của góc vát tính từ điểm giao nhau của hai đối tượng được chọn để vát góc (Hình 3b).

95

Specify first chamfer distance <0.0000>: Nhập khoảng cách thứ nhất – Enter

Specify second chamfer distance <12.0000>: Nhập khoảng cách thứ hai – Enter

Select first line or [Polyline/Distance/Angle/Trim/Method/mUltiple]: Kích

chọn cạnh thứ nhất cần vát góc (Hình 3b).

Select second line: Kích chọn cạnh thứ hai cần vát góc (Hình 3b).

b. Angle: Lựa chọn này cho phép ta nhập giá trị khoảng cách thứ nhất và

nhập góc của đường vát góc thứ hai hợp bởi đường thứ nhất ta chọn.

Select first line or [Polyline/Distance/Angle/Trim/Method/mUltiple]: A – Enter

Specify chamfer length on the first line <0.0000>: Nhập chiều dài cạnh thứ nhất – Enter

Specify chamfer angle from the first line <0>: Nhập giá trị góc – Enter

Select first line or [Polyline/Distance/Angle/Trim/Method/mUltiple]: Kích

chọn cạnh thứ nhất cần vát góc..

Select second line: Kích chọn cạnh thứ hai cần vát góc.

c. Polyline: Lựa chọn này dùng để vát góc các đỉnh của Polyline trong mặt phẳng 2D. AutoCAD sẽ vát góc các phân đoạn giao nhau tại mỗi đỉnh của Góc vát đó trở thành phận đoạn mới của Polyline.

96

Khi thực hiện lệnh này ta phải thiết lập các giá trị khoảng cách góc vát trước khi sử dụng lựa chọn

Nếu Polyline đó bao gồm những phân đoạn quá ngắn so với khoảng cách

vát góc thì những phân đoạn đó sẽ không được vát góc.

Command: CHAMFER (CHA) ¿.

(TRIM mode) Current chamfer Dist1 = 0.0000, Dist2 = 0.0000

Select first line or [Polyline/Distance/Angle/Trim/Method/mUltiple]: P ¿.

Select 2D polyline: Kích chọn Polyline cần vát góc.

d. Method: Với lựa chọn này AutoCAD sẽ cho phép nhập hai khoảng

cách (Distance) hoặc nhập khoảng cách và nhập góc (Angle) để tạo góc vát.

Select first line or [Polyline/Distance/Angle/Trim/Method/mUltiple]: M – Enter

Enter trim method [Distance/Angle] <Distance>:

e. Trim/No Trim: Khi thực hiện lệnh Chamfer thì chế độ (TRIM

mode) được mặc định.

Select first line or [Polyline/Distance/Angle/Trim/Method/mUltiple]: T – Enter

Enter Trim mode option [Trim/No trim] <Trim>:

Khi nhập N – Enter (chọn No Trim) thì AutoCAD sẽ không xén phần thừa của các cạnh sau khi Chamfer.

Khi nhập T Enter (chọn Trim) thì AutoCAD sẽ xén phần thừa của các cạnh sau khi Chamfer.

97

f. Multiple: Lựa chọn này cho phép ta vát góc một hoặc nhiều đối tượng

Polyline hoặc không phải là Polyline với cùng một thông số góc vát mà không

cần phải gọi lại lệnh.

Khi thực hiện lệnh này ta phải thiết lập các giá trị khoảng cách góc vát trước khi sử dụng lựa chọn mUltiple.

Một phần của tài liệu Giáo trình autocad chuyên ngành (Nghề hàn - Cao Đẳng) phần 1 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)