Các thuộc tính của một đối tượng

Một phần của tài liệu Giáo trình autocad chuyên ngành (Nghề hàn - Cao Đẳng) phần 1 (Trang 124)

6.1. Lớp LAYER

Trong một bản vẽ có nhiều loại hình vẽ khác nhau vì vậy ta phải tạo ra nhiều lớp để thể hiện cho các loại hình vẽ.

Cách tạolớp

- Trên dòng Command: Ddlmodes hay Layer hay La

- Trên Menu chính: Format \ Layers...

- Sau khi kích động lệnh AutoCAD mở hộp thoại Layer Properties Manger

Layer Properties Manger

Tạo lớpmới

- Từ hộp thoại Layer Properties Manger ta thực hiện như sau:

- Nhấp nút New trong hộp thoại hình s ẽ xuất hiện ô soạn thảo Layer 1 tại cột Name dưới lớp 0.

- Nhập tên lớp mới vào ô soạn thảo. Tên lớp không được dài quá 255 ký tự; ký tự có thể là chữ, số, dấu ... có thể có các khoảng trống giữa các ký tự nhưng không được dùng các ký t ự sau:<, >, /, \, “, ?, *, =.

- Nếu cần tạo nhiều lớp cùng m ột lúc ta nhập các tên lớp cách nhau bởi dấu phẩy (,). AutoCAD tự động sắp xếp theo thứ tự A, B, C, D,...

124

- Muốn xóa 1 lớp đã có ta kích chọn lớp đó và nhấn phím Delete hoặc dấu gạch chéo đỏ, muốn đổi tên thì nhấn F2.

- Khi thực hiện lệnh Layer sẽ xuất hiện hộp thoại Layer Properties Manager.

Khi ta tạo bản vẽ mới thì trên bản vẽ này chỉ có một lớp là lớp 0. Các tính chất được

gán cho lớp 0 là: Màu White (trắng), dạng đường Continuous (liên tục), chiều rộng

nét vẽ là 0,025mm (bản vẽ hệ mét) và kiểu in là Normal. Lớp 0 ta không thể nào xoá

hoặc đổi tên.

Các trạng thái của lớp

Sau khi thực hiện xong một bản vẽ hoặc một đối tượng nào đó ta có thể sử dụng các trạng thái của lớp:

- Tắt, mở Layer (ON/OFF)

Để tắt (OFF), mở (ON) lớp ta nhấn vào biểu tượng hình bóng đèn tròn. Khi tắt một lớp thì bóng đèn chuyển sang màu đen; các đối tượng nằm trên lớp đó không thấy trên màn hình nên không hiệu chỉnh và không in ra được. Nhưng nếu tại dòng nhắc "Select objects" ta dùng lựa chọn All để chọn đối tượng thì có thể hiệu chỉnh được.

Đóng và làm tan băng của lớp (FREEZE/THAW)

Để đóng băng (FREEZE) và làm tan băng (THAW) lớp trên tất cả khung nhìn (Viewports) ta chọn biểu tượng trạng thái FREEZE/THAW. Khi một lớp được đóng băng thì các đối tượng nằm trên lớp này không xuất hiện trên màn hình và ta cũng không thể hiệu chỉnh và cũng không in được các đối tượng trên lớp đó. Lớp hiện hành không thể đóng băng ( Lưu ý: trạng thái này không thể chọn đối tượng lớp đóng băng ngay cả lựa chọn All).

125

Khoá và mở khóa cholớp (LOCK/UNLOCK)

Để khoá (LOCK )và mở khoá (UNLOCK) cho lớp ta chọn biểu tượng trạng thái LOCK/UNLOCK. Đối tượng bị khoá vẫn thấy trên màn hình và in ra được nhưng không hiệu chỉnh được.

Xoá lớp (DELETE)

Để xóa lớp đã tạo, bằng cách: + Chọn lớp cần xóa

+ Nhắp nút Delete

Tuy nhiên trong một số trường hợp lớp được chọn không xoá được mà sẽ có thông báo không xoá được như lớp 0 hoặc các lớp bản vẽ tham khảo ngoài và lớp chứa các đối tượng bản vẽ hiện hành.

Gán và thay đổi màu cholớp

Nếu click vào nút vuông nhỏ chọn màu sẽ xuất hiện hộp thoại Select Corlor và theo hộp thoại này ta có thể gán màu cho lớp sau đó nhấn nút OK để chấp nhận.

126

Theo hộp hội thoại này, ta có thể gán màu nào đó cho lớp mà ta ưng ý. Có tổng cộng 256 màu, nhưng ta nên chọn các màu tiêu chuẩn có số thứ tự từ 1 đến 7 (red, yellow, green, cyan, blue, magenta, white) cho dễ nhớ.

Khi màu của lớp thay đổi thì ch ỉ có các đối tượng nằm trong ByLayer của lớp này mới thay đổi theo màu mới còn các đối tượng nằm trong ByColor vẫn giữ nguyên màu của nó (mặc dù nó v ẫn nằm trong lớp ta vừa thay đổi màu).

Gán dạng đường cho lớp

Chọn lớp cần thay đổi hoặc gán dạng đường. Nhấn vào tên dạng đường của lớp (cột Linetype) khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Select Linetype sau đó chọn dạng đường mong muốn sau đó nhấn nút OK.

127

Ta chọn lớp và nhấn nút Current. Lúc này bên phải dòng Current Layer của hộp thoại Layer Properties Manager sẽ xuất hiện tên lớp hiện hành mà ta vừa chọn. Khi đó các đối tượng mới tạo bằng các lệnh vẽ (line, arc, circle...) sẽ có các tính chất của lớp hiện hành.

Chú ý:

Muốn chọn nhiều lớp cùng một lúc để hiệu chỉnh ta có các phương pháp: Chọn 1 lớp và nhấn phím phải chuột. Chọn Select all để chọn tất cả lớp. Để chọn nhiều lớp không liên tiếp, đầu tiên ta chọn 1 lớp sau đó nhấn đồng thời phím Ctrl và chọn các lớp còn lại.

Để chọn nhiều lớp liên tiếp nhau đầu tiên ta chọn 1 lớp sau đó nhấn đồng thời phím Shift và chọn lớp cuối của nhóm.

Khi chọn 1 lớp, chọn 1 điểm trên khung văn bản và nhấn phải chuột ta có thể hiệu chỉnh lớp được chọn.

Để dễ sử dụng và trao đổi bản vẽ với người khác chúng ta nên tạo lớp có tên, màu, dạng đường thích hợp với người sử dụng khác.

Để sắp xếp các tên lớp theo một thứ tự nào đó ta chọn vào tên cột ở hàng trên cùng bảng danh sách lớp. Lần thứ nhất ta nhấn vào tên cột sẽ sắp xếp lớp theo lựa chọn đó theo thứ tự tăng dần, nếu ta tiếp tục nhấn vào tên cột này một lần nữa sẽ sắp xếp theo thứ tự giảm dần.

Khi ta nhấn vào nút Detail >> sẽ xuất hiện hộp thoại chi tiết hơn. Ta có thể gán màu, dạng đường và thay đổi các trạng thái của lớp theo các nút chọn.

Để thay đổi khoảng cách giữa các cột danh sách các lớp: Name, On,... ta tiến hành như trong các hộp thoại về File. Ta kéo con trỏ đến vị trí giữa các cột, khi đó xuất hiện dấu thập có hai mũi tên nằm ngang và ta chỉ cần kéo dấu này sang trái hoặc sang phải thì độ lớn các cột sẽ thay đổi theo.

6.2. Màu COLOR

Có thể xác định màu đối tượng. Bạn có thể chọn 255 màu, các màu sắc thực trên AutoCAD index (ACI).

Instruction: COLOR (hot key: COL) nút biểu tượng:

- Index color tab: Xác định giá trị thiết lập màu sử dụng danh mục 255 màu AutoCAD (ACI). Xác định màu tại theo bảng màu color bảng pallet:

128

+ AutoCAD color index (ACI): Xác định màu bạn muốn từ màu số 10 đến 249. + Tiêu chuẩn color: Xác định một màu tiêu chuẩn (1~9).

+ Gray shade: Xác định màu số 250~255 bằng xử lý bóng xám.

+ Logical color: layer (L): Theo màu của lớp hiện tại bằng ‘BYLAYER’. + By block(K): Khi chèn bằng ‘BYBLOCK’, theo màu với màu hiện tại khi nó đã được chèn.

- True color tab: Xác định màu như một màu thực (24 bit màu) sử dụng thuộc tính của màu như tông màu, sắc độ chroma, độ sáng luminosity (HSL) mẫu màu hoặc màu đỏ, xanh lá cây và xanh da trời (RGB). Bạn có thể sử dụng hơn 16 triệu màu sắc nếu bạn sử dụng chức năng true color.

+ Xác định tông tone và độ tinh khiết purity của màu tại ‘color spectrum’. Di chuyển ‘color slider’ bên phải để xác định độ sáng màu color brightness.

- Color table tab: Xác định màu sử dụng nhiều bảng màu bên thứ ba và bảng màu người dùng được xác định màu. Hiển thị trang bảng màu đã được chọn, màu của mỗi trang và tên màu color name. Bảng màu chứa tối đa 10 màu sắc có thể được hỗ trợ.

6.3. Kiểu đường thẳng LINE TYPEDạng đường nét (Linetype) Dạng đường nét (Linetype)

129

- Trên Menu chính: Format \ Linetype...

Khi chọn Linetype trên hộp thoại Layer Properties Manager sẽ xuất hiện

trang Linetype như hình dưới đây:

Dạng đường, màu và chiều rộng nét vẽ có thể gán cho lớp hoặc cho các đối tượng. Thông thường khi bắt đầu bản vẽ trên hộp thoại chỉ có một dạng đường duy nhất là Continuous.

Ð ể nhập các dạng đường vào trong bản vẽ, ta chọn nút Load... Khi đó xuất hiện hộp thoại Load or Reload Linetypes. Trên hộp thoại này, ta chọn các dạng đường cần nhập và nhấn phím OK.

130

Sẽ xuất hiện hộp thoại một cách chi tiết nếu ta chọn nút Details >>

- Các nút chọn hộp thoại gồm:

+ Global scale factor: Gán tỉ lệ dạng đường cho tất cả các đối tượng trong bản vẽ.

+ Current objects scale: Gán tỉ lệ dạng đường cho đối tượng đang vẽ.

Gán chiều rộng nét vẽ

Trong hộp thoại tạo lớp ta nhấn vào cột LineWeight của lớp đó sẽ xuất hiện hộp thoại LineWeight. Sau đó, ta chọn độ rộng nét cần gán cho lớp đó cuối cùng nhấn OK.

Các dạng đường nét Nét cơbản

- Nét cơ bản là đường bao thấy của vật thể và có dạng đường Continuous (đường liền). Bề rộng nét vẽ từ 0,5 ... 1,4 mm tuỳ theo độ lớn và mức độ phức

131

tạp của hình biểu diễn. Bề rộng của nét phải thống nhất trên tất cả các hình biểu diễn của cùng một bản vẽ.

Vẽ đường tâm và đườngtrục

- Các đường tâm và đường trục là đường chấm gạch mảnh có độ dài gạch từ 5... 30 mm và khoảng cách giữa chúng là 3... 5 mm. Trong các dạng đường

của file ACAD.LIN ta có thể chọn các dạng đường CENTER, CENTER2, CENTERX2....

Vẽ nét đứt (đườngkhuất)

- Để thể hiện các đường bao khuất ta dùng nét đứt. Nét đứt gồm những nét gạch đứt có cùng độ dài từ 2...8 mm. Khoảng cách giữa các gạch trong nét đứt từ 1..2 mm và phải thống nhất trong cùng bản vẽ. Trong các dạng đường có sẵn

của file ACAD.LIN ta có thể chọn HIDDEN, HIDDEN2, HIDDENX2... làm đường khuất.

Nét liềnmảnh

- Bao gồm các đường gióng, đường kích thước, đường gạch của mặt cắt... Các đường nét này là đường CONTINUOUS có chiều rộng 1/2...1/3 nét cơ bản.

Nét cắt

- Dùng để vẽ vết của mặt phẳng cắt. Đây là dạng đường CONTINUOUS có chiều dài 8 ... 20 mm, bề rộng nét vẽ từ 1 ... 1,5 nét cơ bản.

6.4. Độ dày đường thẳng LINE WEIGHT

+ Lineweight là độ dày mỏng (đậm nhạt) của đường. Đường kích thước, đường chú thích, hatch, ... nên chọn nét nhạt (lineweight = 0.09 -> 0.015) ; đường cơ bản như thép, đường bao mặt cắt, ... nên chọn nét đậm (lineweight = 0.3 -> 0.5) ; khung bản vẽ nên chọn (lineweight = 0.6 -> 0.7).

Lệnh lw hiện hộp thoại Lineweight Settings có Display lineweight (On/Off) và có Adjust Display Scale (10 vạch từ min đến max; chỉnh càng về max thì nét lineweight càng lớn).

Có 3 cách thay đổi lineweight của 1 đối tượng:

- Gán cho đối tượng thuộc layer khác với lineweight khác. Nếu lineweight của đối tượng là BYLAYER và gán cho đối tượng thuộc layer khác thì lineweight của nó là lineweight của lớp đó.

- Thay đổi lineweight của lớp mà đối tượng thuộc lớp đó. Nếu lineweight của đối tượng là BYLAYER thì lineweight của nó là lineweight của lớp chứa

132

nó. Khi thay đổi lineweight của lớp thì tất cả đối tượng thuộc lớp đó được gán lineweight = BYLAYER sẽ cập nhật lineweight tự động.

- Gán lineweight cụ thể (tường minh) để chồng lên lineweight của lớp : bằng cách thay đổi lineweight của đối tượng từ BYLAYER sang lineweight cụ thể

Bằng công cụ Properties có thể thay đổi lineweight của đối tượng từ BYLAYER sang giá trị cụ thể.

+ Thông thường xuất bản vẽ (in ra giấy) bằng cách dùng cửa sổ (theo đường chéo của hình chữ nhật) ở Model Space và Paper Space. In nó hoặc theo màu (ByColor) hoặc theo layer (ByLayer).

- In theo màu nghĩa là ứng với màu gì (color 1 đến color 255) thì in ra nét (lineweight) gì. Đây là cách của phiên bản cũ (R14).

- In theo lớp (ByLayer) nghĩa là những đối tượng mà lineweight của nó là BYLAYER sẽ được in theo lineweight của lớp đó, những đối tượng mà lineweight của nó được gán giá trị cụ thể thì sẽ được in theo giá trị đó, ...

Đối với polyline với global width khác 0, lineweight của nó sẽ không ảnh hưởng, nó in theo giá trị của width (segment width,global width), muốn thay đổi gán global width =0.

Đối với kích thước, nét đậm nhạt phụ thuộc vào properties:

* lineweight liên quan đến lineweight của lớp mà nó thuộc vào lớp đó, * dim line lineweight và ext line lineweight có tính chất chồng thuộc tính, * dimension style của kích thước đó ...

6.5. Điều chỉnh các thuộc tính của một đối tượng (CÁC THUỘC TÍNH, DDMODIFY)

- Chức năng này xác định thông tin của các thuộc tính đối tượng thông qua một bảng thuộc tính property pallet và bạn có thể thay đổi nó.

+ instruction: PROPERTIES, DDMODIFY (hot key: CH,MO,PR,PROPS) nút biểu tượng:

+ Hoặc click đúp một đối tượng hoặc nhấn nút phải chuột và click ‘specific (S)’ tại một shortcut menu.

- Thông tin cụ thể của đối tượng được lựa chọn được hiển thị trên bảng pallet cụ thể. Các hạng mục được hiển thị trên bảng pallet là khác nhau tùy thuộc vào việc không chọn một đối tượng, lựa chọn chỉ một và hơn một.

133

6.5.1. If no object được chọn

Hướng dẫn ‘cụ thể’ đã được thực hiện trong khi no object được chọn, thông tin cụ thể như thiết lập màu color set và loại đường thẳng của một lớp được hiển thị trên một bảng pallet cụ thể.

6.5.2. Trong trường hợp chỉ một đối tượng cụ thể đã được chọn

Loại đối tượng được lựa chọn (ví dụ, đường thẳng, đường tròn, đa giác, v.v...) và các thuộc tính chung (lớp, màu, loại đường thẳng, v.v...) và các thuộc tính hình dạng (đối với một đường thẳng, điểm khởi đầu, tọa độ điểm cuối v.v..., đối với một đường tròn, tâm điểm, bán kính, v.v...) được thể hiện. Tiếp theo là bảng pallet cụ thể theo một đường thẳng đã được chọn.

134

6.5.3. Trong trường hợp hơn hai đối tượng đã được chọn

Chỉ các thuộc tính chung của tất cả đối tượng được thể hiện trên một bộ lựa chọn. Nếu chúng như nhau, chỉ thuộc tính tương ứng được thể hiện nhưng nếu chúng biến đổi, ‘biến đổi’ được hiển thị. Ví dụ, nếu đối tượng ‘line’ và đối tượng ‘circle’ được lựa chọn và các lớp của hai đối tượng là ‘AAA’, hạng mục lớp thể hiện nó là ‘AAA’. Nhưng nếu đường thẳng là ‘AAA’ và một đường tròn là ‘BBB’, nó được thể hiện là ‘biến đổi’.

135

6.6. Bảng thuộc tính nhanh Quick Property (QP)

Các đối tượng trong các bản vẽ mang nhiều tính chất các thuộc tính. Các tính chất đó các thuộc tính được chia thành một thuộc tính property chung như lớp vẽ, màu, loại đường thẳng, độ dày đường thẳng và độ trong suốt transparency và cấu hình figuration property như tọa độ, chiều dài hoặc bán kính. Các chi tiết khác trên các thuộc tính sẽ được thảo luận tại “Các thuộc tính of Object’. Quick property, ‘QP’ cung cấp một chức năng để xác định hoặc thay đổi các thuộc tính của một đối tượng theo thời gian thực.

6.6.1. Quick Property là gì?

Quick Property hiển thị một panel có thể xác định và thay đổi các tính chất của một đối tượng khi người dùng chọn đối tượng. Vì quick property panel hiển thị các tính chất của mỗi loại đối tượng, bạn có thể tìm và tiếp cận chúng một cách dễ dàng. Tất cả đối tượng hoặc các tính chất của chúng được gắp có thể được hiệu chỉnh sử dụng một quick property panel. Cũng vậy bạn có thể lập các nội dung của panel theo các yêu cầu riêng của bạn.

Quick property, ‘QP ‘của một sketch tool là để kiểm soát liệu QP panel sẽ được hiển thị hay không.

Nếu bạn bật nút ‘QP ‘, quick property panel được thể hiện và panel không được hiển thị nếu bạn tắt nó.

6.6.2. Hiểu Quick Property (Hiển thị Change) Chúng ta hãy thử hiểu quick property thông qua thực hành mô hình hóa.

Bật ‘QP’ trong sketch tool của một trạng thái bar.

Chọn một đối tượng (vòng tròn bên trong). Sau đó quick property panel xuất hiện như hình dưới đây. Property panel này xác định các tính chất của đối tượng (vòng tròn) được gắp.

136

Đến đây chúng ta hãy thử tính chất property chính xác. Ở đây chúng ta sẽ nhập chính xác một giá trị bán kính. Nhập giá trị bán kính ‘50’ tại ‘radius’ trên panel.

Sau đó kích thước bán kính thay đổi như hình dưới đây. Chọn các đối tượng đường thẳng theo thứ tự bao gồm một hình kim cương bên trong trong khi đường tròn tiếp tục đã được chọn. Sau đó nó thay đổi thành ‘All (5)’ trên đầu của một panel.

Chọn ‘Red’ tại ‘Color’ của panel. Sau đó màu của đối tượng của một đường tròn và đường thẳng thay đổi thành màu đỏ.

Một phần của tài liệu Giáo trình autocad chuyên ngành (Nghề hàn - Cao Đẳng) phần 1 (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)