Tình hình huy động vốn của Vietinbank Hà Nam giai đoạn 2018 2020

Một phần của tài liệu Huy động tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nam (Trang 51 - 53)

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % Tổng vốn huy động 5.832 6.127 6.033 295 5,1 -94 -1,5

Phân theo thành phần kinh tế

Tổ chức 1.158 1.139 993 -19 -1,6 -146 -12,8

Dân cư 4.674 4.988 5.040 314 6,7 52 1,0 Phân theo loại tiền tệ

VND 5.130 5.401 5.333 271 5,3 -68 -1,3

USD 702 726 700 24 3,4 -26 -3,6

Phân theo kỳ hạn

Dưới 12 tháng 4.181 4.281 4.244 100 2,4 -37 -0,9

Trên 12 tháng 1.651 1.846 1.789 195 11,8 -57 -3,1

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018 - 2020 Vietinbank Hà Nam

Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Hà Nam

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018 - 2020 Vietinbank Hà Nam

qua của ngân hàng tăng giảm chưa ổn định. Tổng vốn huy động năm 2019 đạt 6.127 tỷ đồng, tăng 295 tỷ đồng tương ứng tăng 5,1% so với năm 2018, đạt 115% so với kế hoạch đề ra. Năm 2020, tổng vốn huy động đạt 6.033 tỷ đồng, giảm 94 tỷ đồng tương ứng giảm 1,5% so với năm 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do cuối năm 2019 và trong năm 2020, những biến động của đại dịch Covid đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động giảm chủ yếu là nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng nhưng với tốc độ chậm.

Tính đến ngày 31/12/2020, cơ cấu nguồn vốn tiếp: nguồn vốn huy động từ tiền gửi trong dân cư, nguồn vốn huy động bằng VND, nguồn vốn huy động kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn. Với nguồn vốn lớn, cơ cấu vốn ổn định đã tạo thế chủ động trong kinh doanh của Chi nhánh, đồng thời đóng góp không nhỏ vào nguồn vốn điều hòa chung của hệ thống Vietinbank.

Để đạt được kết quả này, Chi nhánh đã không ngừng chủ động, linh hoạt nắm bắt tình hình diễn biến của thị trường cũng như hoạt động của khách hàng để triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, các chính sách khách hàng phù hợp, có tính cạnh tranh cao, nhằm duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống và thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới.

Cùng với việc tập trung nghiên cứu áp dụng các sản phẩm tiền gửi đa dạng để thu hút và giữ ổn định nguồn vốn từ doanh nghiệp, Chi nhánh cũng rất chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn trong dân cư bằng việc tăng cường phát triển mạng lưới. Chi nhánh cũng tiếp tục thực hiện kéo dài thời gian làm việc hàng ngày và sáng thứ bảy hàng tuần tại trụ sở chính và phòng giao dịch để có thể đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng lớn của khách hàng, góp phần củng cố và nâng cao uy tín của ngân hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh không ngừng tăng cường thông tin truyền thông các sản phẩm dịch vụ trên các phương tiện truyền thông của các phường, xã, không ngừng đào tạo nâng cao trình độ cũng như đổi mới phong cách giao dịch của cán bộ nhằm tạo hình ảnh đồng nhất, tin cậy và hấp dẫn đối với khách hàng.

Vietinbank Hà Nam đến nay luôn phát triển, tạo dựng hình ảnh vững chắc về một ngân hàng có chất lượng phục vụ uy tín với khách hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác. Chính vì vậy, trước áp lực cạnh tranh khốc liệt của thị trường, chi nhánh vẫn khẳng định được vị thế và tạo được niềm tin với khách hàng.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Do bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương, định hướng kinh doanh của ngân hàng, Vietinbank Hà Nam đã đưa ra các chính sách hợp lý với phương châm: chất lượng, hiệu quả và an toàn là trên hết, lấy hiệu quả của khách hàng là mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Dưới sự chỉ đạo của Vietinbank Việt Nam, Vietinbank Hà Nam đã tập trung sức lực, thời gian cho việc giải quyết nợ quá hạn và đầu tư vốn nhằm tăng dư nợ để đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển.

Cụ thể, tình hình dư nợ của chi nhánh như sau:

Một phần của tài liệu Huy động tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)